60 Bài tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 3

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 Toán lớp 3. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 3, giải bài tập Toán lớp 3 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000

Kiến thức cần nhớ

Cách đặt tính và tính theo cột dọc của phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000

Tài liệu VietJack

Cách đặt tính và tính theo cột dọc của phép cộng các số có ba chữ số.

Tài liệu VietJack

Các dạng bài tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000

Dạng 1: Đặt tính và tính

Phương pháp giải:

– Đặt tính với các hàng tương ứng đặt thẳng cột với nhau: Hàng trăm của số này thẳng hàng trăm của số kia, tương tự như vậy với hàng chục và hàng đơn vị.

– Thực hiện phép trừ,cộng từ phải sang trái.

Dạng 2: Tính nhẩm phép cộng,trừ với số tròn trăm

Phương pháp giải:

Thực hiện nhẩm phép trừ,cộng các số tròn trăm bằng cách trừ các chữ số hàng trăm và giữ nguyên hàng chục, hàng đơn vị.

Dạng 3: Toán đố liên quan bài học phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

Phương pháp giải:

– Đọc và phân tích đề: Bài toán cho giá trị của các đại lượng hoặc bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn”

– Tìm cách giải: Muốn so sánh giá trị của các số thì ta thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.

– Trình bày lời giải

– Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.

Bài tập tự luyện (có đáp án)

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1: Tính nhẩm.

Toán lớp 3 trang 9, 10 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) 50 + 40

5 chục + 4 chục = 9 chục nên 50 + 40 = 90.

   90 – 50

9 chục – 5 chục = 4 chục nên 90 – 50 = 40.

   90 – 40

9 chục – 4 chục = 5 chục nên 90 – 40 = 50.

b) 500 + 400

5 trăm + 4 trăm = 9 trăm nên 500 + 400 = 900.

   900 – 500

9 trăm – 5 trăm = 4 trăm nên 900 – 500 = 400

  900 – 400

9 trăm – 4 trăm = 5 trăm nên 900 – 400 = 500.

c) 80 + 20

8 chục + 2 chục = 10 chục hay 1 trăm nên 80 + 20 = 100.

   100 – 80

1 trăm = 10 chục; 10 chục – 8 chục = 2 chục nên 100 – 80 = 20.

   100 – 20

1 trăm = 10 chục; 10 chục – 2 chục = 8 chục nên 100 – 20 = 80.

d) 300 + 700

3 trăm + 7 trăm = 10 trăm hay 1 nghìn nên 300 + 700 = 1000.

  1000 – 700

1 nghìn = 10 trăm; 10 trăm – 7 trăm = 3 trăm nên 1000 – 700 = 300.

  1000 – 300

1 nghìn = 10 trăm; 10 trăm – 3 trăm = 7 trăm nên 1000 – 300 = 700.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (theo mẫu).

Toán lớp 3 trang 9, 10 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 - Kết nối tri thức (ảnh 1) 

48 + 52                  75 + 25                  100 – 26                100 – 45

Lời giải:

Em hãy đặt tính, chú ý các hàng thẳng cột với nhau (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục) sau đó tiến hành cộng (đối với phép tính cộng) hoặc trừ (đối với phép tính trừ) lần lượt từ phải sang trái (từ hàng đơn vị đến hàng chục).

Em tính được kết quả như sau:

Toán lớp 3 trang 9, 10 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3Đặt tính rồi tính.

35 + 48        146 + 29                77 – 59                  394 – 158

Lời giải:

Em hãy đặt tính, chú ý các hàng thẳng cột với nhau (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục) sau đó tiến hành cộng (đối với phép tính cộng) hoặc trừ (đối với phép tính trừ) lần lượt từ phải sang trái (từ hàng đơn vị đến hàng chục).

Em tính được kết quả như sau:

Toán lớp 3 trang 9, 10 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 4Số?

Số hạng

30

18

66

59

130

Số hạng

16

25

28

13

80

Tổng

46

?

?

?

?

Lời giải:

 Tổng là kết quả của phép tính cộng khi lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. Em thực hiện các phép tính cộng và tìm được kết quả như sau:

Số hạng

30

18

66

59

130

Số hạng

16

25

28

13

80

Tổng

46

43

94

72

210

 

Bài 5: Con trâu cân nặng 650 kg, con nghé cân nặng 150 kg. Hỏi:

a) Con trâu và con nghé cân nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?

b) Con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki-lô-gam?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Muốn biết con trâu và con nghé cân nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam, ta lấy số cân của con trâu cộng với số cân của con nghé.

b) Muốn biết con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki-lô-gam, ta lấy số cân của con trâu trừ đi số con của con nghé.

Bài giải:

a) Con trâu và con nghé cân nặng số ki-lô-gam là:

650 + 150 = 800 (kg)

b) Con trâu nặng hơn con nghé số ki-lô-gam là:

650 – 150 = 500 (kg)

                                         Đáp số: a) 800 ki-lô-gam.

                                                      b) 500 ki-lô-gam.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1: Số?

Số bị trừ

1000

563

210

100

216

Số trừ

200

137

60

26

132

Hiệu

800

?

?

?

?

 

Lời giải:

Hiệu là kết quả của phép tính trừ khi lấy số bị trừ trừ đi số trừ. Muốn tính được hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. Em thực hiện các phép tính trừ và được kết quả như sau:

Số bị trừ

1000

563

210

100

216

Số trừ

200

137

60

26

132

Hiệu

800

426

150

74

84

 

Bài 2: Số?

Toán lớp 3 trang 10 Luyện tập - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Để điền được số trong hình tròn, em thực hiện phép tính cộng, được kết quả là:

305 + 105 = 410.

Vậy em điền số 410 ở trong hình tròn.

Để điền được số trong hình tam giác, em thực hiện phép tính trừ, lấy kết quả vừa tìm được ở trong hình tròn trừ đi 205, được kết quả là:

410 – 205 = 205.

Vậy em điền được số 205 ở trong hình tam giác.

Em điền số như sau:

Toán lớp 3 trang 9, 10 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3:

a) Những chum nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150?

b) Những chum nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?

Toán lớp 3 trang 10 Luyện tập - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Em thực hiện phép tính và tìm được kết quả ở các chum A, B, C, D, E như sau:

Chum A: 135 + 48 = 183.

Chum B: 80 + 27 = 107.

Chum C: 537 – 361 = 176.

Chum D: 25 + 125 = 150.

Chum E: 216 – 109 = 107.

a) Từ kết quả trên, em tìm được các chum có kết quả lớn hơn 150 là: Chum A và Chum C.

b) Từ kết quả trên, em thấy các chum ghi phép tính có kết quả bằng nhau là: Chum B và Chum E.

Bài 4:

Ở một trường học, khối lớp Ba có 142 học sinh, khối lớp Bốn có ít hơn khối lớp Ba 18 học sinh. Hỏi:

a) Khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh?

b) Cả hai khối lớp có bao nhiêu học sinh?

Lời giải

a) Vì khối lớp Bốn có ít hơn khối lớp Ba 18 học sinh nên để tìm được số học sinh khối lớp Bốn, ta lấy số học sinh khối lớp Ba trừ 18.

b) Muốn tìm số học sinh của cả hai khối, ta tính tổng số học sinh 2 khối bằng cách lấy số học sinh khối Ba cộng với số học sinh khối Bốn.

Bài giải

a) Khối lớp Bốn có số học sinh là:

142 – 18 = 124 (học sinh)

b) Cả hai khối có tất cả số học sinh là:

142 + 124 = 266 (học sinh)

                            Đáp số: a) 124 học sinh.

                                         b) 266 học sinh.

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1: Tính nhẩm.

a) 60 + 20 = ……            b) 500 + 300 = ……

    80 – 60 = ……                800 – 500 = …… 

    80 – 20 = ……                800 – 300 = ……

c) 900 + 100 = …….

    1000 – 900 =……

    1000 – 100 = ……

Lời giải:

a) 60 + 20 = 80               b) 500 + 300 = 800                    

    80 – 60 = 20                   800 – 500 = 300                   

    80 – 20 = 60                   800 – 300 = 500                    

c) 900 + 100 = 1000

    1000 – 900 = 100

    1000 – 100 = 900

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

a) 47 + 53             100 – 35      

……………          …………… 

……………          …………… 

……………          …………… 

b) 275 + 18           482 – 247 

……………          …………… 

……………          …………… 

……………          …………… 

Lời giải:

Đặt tính theo cột dọc sao cho các hàng thẳng cột với nhau, sau đó thực hiện phép cộng các số từ phải qua trái.

Các phép tính được thực hiện như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 7 Bài 2 Tiết 1 | Kết nối tri thức

+ 7 cộng 3 bằng 10, viết 0 nhớ 1

+ 4 cộng 5 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10

Vậy 47 + 53 = 100.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 7 Bài 2 Tiết 1 | Kết nối tri thức

+ 5 cộng 8 bằng 13, viết 3 nhớ 1

+ 7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9

+ 2 cộng 0 bằng 2, viết 2

Vậy 275 + 18 = 293.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 7 Bài 2 Tiết 1 | Kết nối tri thức

+ 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1

+ 3 thêm 1 bằng 4, 10 trừ 4 bằng 6, viết 6

Vậy 100 – 35 = 65.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 7 Bài 2 Tiết 1 | Kết nối tri thức

+ 2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1

+ 4 thêm 1 bằng 5, 8 trừ 5 bằng 3, viết 3

+ 4 trừ 2 bằng 2, viết 2

Vậy 482 – 247 = 235.

Bài 3:

Con lợn cân nặng 75 kg, con chó cân nặng 25 kg. Hỏi:

a) Con lợn và con chó cân nặng tất cả bao nhiêu ki – lô – gam?

b) Con chó nhẹ hơn con lợn bao nhiêu ki – lô – gam?

  

Bài giải

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Lời giải:

a) Con lợn và con chó cân nặng tất cả số ki – lô – gam là:

75 + 25 = 100 (kg)

b) Con chó nhẹ hơn con lợn số ki – lô – gam là:

75 – 25 = 50 (kg)

Đáp số: a) 100 kg            

b) 50 kg.

Bài 4: Chọn câu trả lời đúng.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 7 Bài 2 Tiết 1 | Kết nối tri thức

Phép tính ghi ở hình nào có kết quả lớn nhất?

A. Hình tam giác

B. Hình tròn

C. Hình chữ nhật

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tính kết quả của các phép tính và so sánh các kết quả để tìm ra số lớn nhất

Em đặt tính rồi tính

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 7 Bài 2 Tiết 1 | Kết nối tri thức

Vậy 225 + 38 = 263

        281 – 19 = 262

        125 + 161 = 286

Ta thấy: 286 > 263 > 262 (do số 286 có chữ số hàng chục là 8, số 263 và số 262 có chữ số hàng chục là 6).

Trong ba số trên, số lớn nhất là 286, là kết quả của phép tính 125 + 161.

Vậy phép tính ghi ở hình chữ nhật có kết quả lớn nhất.

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Số?

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8 Bài 2 Tiết 2 | Kết nối tri thức

Lời giải:

a) Muốn tìm tổng, ta lấy số hạng cộng với số hạng.

Số hạng 216 308 451
Số hạng 432 327 173
Tổng 648 635 624

b) Muốn tìm hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

Số bị trừ 456 527 634
Số trừ 231 342 208
Hiệu 225 185 426

Bài 2: Số?

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8 Bài 2 Tiết 2 | Kết nối tri thức

Lời giải:

+ Ta có: 34 + 48 = 82

               82 – 27 = 55

Do đó hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 82; 55.

+ Ta có: 100 – 42 = 58

                58 – 33 = 25

Do đó hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 58; 25.

Vậy ta điền vào ô trống như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8 Bài 2 Tiết 2 | Kết nối tri thức

Bài 3: Viết A, B, C, D, E thích hợp vào chỗ chấm.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8 Bài 2 Tiết 2 | Kết nối tri thức

a) Bông hoa …… ghi phép tính có kết quả lớn nhất.

b) Bông hoa …… ghi phép tính có kết quả bé nhất.

c) Hai bông hoa …… và …… ghi hai phép tính có kết quả bằng nhau.

Lời giải:

Thực hiện tính toán để tìm kết quả của các phép tính và tiến hành so sánh:

Đặt tính rồi tính:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8 Bài 2 Tiết 2 | Kết nối tri thức

Khi đó:

+ Bông hoa A: 125 + 35 = 160

+ Bông hoa B: 168 + 103 = 271

+ Bông hoa C: 472 – 317 = 155

+ Bông hoa D: 392 – 125 = 267

+ Bông hoa E: 270 – 110 =160

∙ So sánh các kết quả: 160; 271; 155; 267; 160.

Ta thấy: 271 > 267 > 160 > 155.

Trong các số trên, số lớn nhất là 271, tương ứng với kết quả của bông hoa B. 

Do đó bông hoa B ghi phép tính có kết quả lớn nhất.

Trong các số trên, số bé nhất là 155, tương ứng với kết quả của bông hoa C. 

Do đó bông hoa C ghi phép tính có kết quả bé nhất.

Bông hoa A và bông hoa E đều có kết quả bằng 160. 

Do đó hai bông hoa A và E có ghi phép tính có kết quả bằng nhau.

Vậy ta điền vào như sau:

a) Bông hoa B ghi phép tính có kết quả lớn nhất.

b) Bông hoa ghi phép tính có kết quả bé nhất.

c) Hai bông hoa A và E ghi hai phép tính có kết quả bằng nhau.

Bài 4:

Một cửa hàng buổi sáng bán được 100 l nước mắm, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 25 l nước mắm. Hỏi:

a) Buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm?

b) Cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm?

  

Bài giải

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Lời giải:

a) Buổi chiều cửa hàng bán được số lít nước mắm là:

100 – 25 = 75 (l)

b) Cả hai buổi của hàng bán được số lít nước mắm là:

100 + 75 = 175 (l)

Đáp số: a) 75 l       

         b) 175 l

Bài tập tự luyện số 5

Bài 1: Tính nhẩm:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8, 9 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000m | Cánh diều

Lời giải:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8, 9 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000m | Cánh diều

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

49 + 25

……………

……………

……………

63 – 58

……………

……………

……………

37 + 63

……………

……………

……………

637 + 151

……………

……………

……………

524 – 219

……………

……………

……………

362 + 418

……………

……………

……………

Lời giải:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8, 9 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000m | Cánh diềuBài 3: Quyển sách có 148 trang. Minh đã đọc được 75 trang. Hỏi còn bao nhiêu trang sách Minh chưa đọc?

Lời giải:

Tóm tắt

Quyển sách: 148 trang

Đã đọc : 75 trang

Còn lại : ? trang

Bài giải

Số trang sách Minh chưa đọc là:

148 – 75 = 73 (trang)

Đáp số: 73 trang

Bài 4: Ngày thứ nhất đội công nhân làm được 457 m đường, ngày thứ hai đội công nhân đó làm được nhiều hơn ngày thứ nhất 125 m đường. Hỏi ngày thứ hai đội công nhân đó làm được bao nhiêu mét đường?

Lời giải:

Tóm tắt

Ngày thứ nhất: 457 m đường

Ngày thứ hai : Nhiều hơn 125 m

Ngày thứ hai : ? mét đường

Bài giải

Ngày thứ hai đội công nhân đó làm được là:

457 + 125 = 582 (m)

Đáp số: 582 mét đường

Bài 5: Giải các bài toán sau (theo mẫu):

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 8, 9 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000m | Cánh diều

a) Duy cắt được 9 ngôi sao, Hiền cắt được 11 ngôi sao. Hỏi Hiền cắt được nhiều hơn Duy mấy ngôi sao?

b) Chú Tư thả xuống ao 241 con cá chép, 38 con cá rô phi. Hỏi chú Tư đã thả số cá rô phi ít hơn số cá chép bao nhiêu con?

Lời giải:

a)

Hiền cắt được nhiều hơn Duy số ngôi sao là:

11 – 2 = 9 (ngôi sao)

Đáp số: 9 ngôi sao.

b)

Chú Tư đã thả số cá rô phi ít hơn số cá chép là:

241 – 38 = 203 (con)

Đáp số: 203 con cá.

Xem thêm các dạng bài tâp Toán chi tiết và hay khác:

50 Bài tập về Yến, tạ, tấn. Bảng đơn vị đo khối lượng (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập về Giây, thế kỉ (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Phép cộng (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập về Tính chất kết hợp của phép cộng (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về Tính chất giao hoán của phép cộng (có đáp án năm 2023)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!