60 Bài tập về gam
Kiến thức cần nhớ
1 kg = 1 000 g .....
Các dạng bài tập về gam
Dạng 1: Đọc khối lượng của các vật khi cân bằng cân hai đĩa hoặc cân đồng hồ
Phương pháp giải:
Cân hai đĩa đặt quả cân và các vật, cân ở vị trí thăng bằng.
- Quan sát cân và khối lượng của các quả cân trên hai đĩa.
- Nếu các quả cân cùng nằm trên một đĩa, đĩa còn lại đựng vật thì khối lượng của vật đó bằng tổng khối lượng của các quả cân.
Dạng 2: Tính toán với các đơn vị khối lượng
Phương pháp giải:
- Các số trong phép toán có cùng đơn vị đo.
- Thực hiện phép cộng các số.
- Giữ nguyên đơn vị khối lượng ở kết quả.
Dạng 3: Toán đố
Phương pháp giải:
- Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho, yêu cầu của bài toán.
- Xác định các phép toán phù hợp để tìm lời giải cho bài toán.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Dạng 4: So sánh
Phương pháp giải:
- Thực hiện tính giá trị các phép toán của mỗi vế cần so sánh. (Các số cần cùng một đơn vị đo)
- So sánh và điền dấu >; < hoặc = (nếu có)
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Số?
Lời giải:
Quan sát hình vẽ ta thấy cân đang ở vị trí cân bằng nên khối lượng của đồ vật ở đĩa cân bên phải bằng khối lượng đồ vật ở đĩa cân bên trái.
a) Quả cân ở đĩa cân bên trái nặng 500 g nên gói đường cân nặng 500 g.
Em điền vào ô trống số 500.
b) Hai quả cân bên trái có cân nặng là:
100 + 50 = 150 (g)
Do đó, gói mì chính cân nặng 150 g.
Em điền vào ô trống số 150.
c) Hai quả cân bên trái có cân nặng là:
20 + 20 = 40 (g)
Do đó, gói hạt tiêu cân nặng 40 g.
Em điền vào ô trống số 40.
d) Hai quả cân bên trái có cân nặng là:
200 + 200 = 400 (g)
Do đó, gói muối cân nặng 400 g.
Em điền vào ô trống số 400.
Em điền được như hình sau:
Bài 2: Số?
Lời giải:
a) Cân a, kim màu đỏ đang chỉ vào 500 g.
Vậy túi táo cân nặng 500 g.
Em điền vào ô trống số 500.
b) Cân b, kim màu đỏ đang chỉ vào 250 g.
Vậy gói bột mì cân nặng 250 g.
Em điền vào ô trống số 250.
c) Túi táo cân nặng hơn gói bột mì là:
500 – 250 = 250 (g).
Em điền vào ô trống số 250.
Túi táo và gói bột mì cân nặng tất cả là:
500 + 250 = 750 (g).
Em điền vào ô trống số 750.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Tính (theo mẫu).
Lời giải:
Em thực hiện các phép tính được kết quả như sau:
a) 740 g – 360 g = 380 g.
b) 15 g × 4 = 60 g.
Bài 2: Chọn số cân nặng thích hợp cho mỗi con vật.
Lời giải:
Quan sát tranh rồi nối mỗi con vật với cân nặng thích hợp.
+ Con chim bồ câu nhẹ nhất nên con chim bồ câu nặng 200 g.
+ Con gà nặng hơn con chim bồ câu nên con gà nặng 2 kg.
+ Con chó nặng hơn con gà và nhẹ hơn con bò nên con chó nặng 20 kg.
+ Con bò nặng nhất và nặng 200 kg.
Ta nối như sau:
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Ba quả cam cân nặng … g.
b) Hộp sữa cân nặng … g.
c) Gói mì chính cân nặng … g.
d) Gói bột canh cân nặng … g.
Lời giải
a) Ba quả cam cân nặng là:
500 + 50 = 550 (g).
Kết luận: Ba quả cam cân nặng 550 g.
b) Hộp sữa cân nặng là:
500 + 100 = 600 (g)
Kết luận: Hộp sữa cân nặng 600 g.
c) Gói mì chính cân nặng là:
100 + 20 = 120 (g)
Kết luận: Gói mì chính cân nặng 120 g.
d) Gói bột canh cân nặng là:
200 + 100 = 300 (g)
Kết luận: Gói bột canh cân nặng 300 g.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Túi táo cân nặng … g.
b) Gói bột mì cân nặng … g.
c) Gói bột mì nhẹ hơn túi táo là: …. g.
Lời giải
a) Túi táo cân nặng 750 g.
b) Gói bột mì cân nặng 500 g.
c) Gói bột mì nhẹ hơn túi táo là:
750 – 500 = 250 (g).
Kết luận: Gói bột mì nhẹ hơn túi táo là: 250 g.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 250 g + 180 g = … g b) 8 g × 9 = … g
430 g – 250 g = … g 72 g : 9 = … g
250 g – 180 g = … g 72 g : 8 = … g
Lời giải
a) → 250 g + 180 g = 430 g
→ 430 g – 250 g = 180 g
→ 250 g – 180 g = 70 g
b) 8 × 9 = 72 → 8 g × 9 = 72 g
72 : 9 = 8 → 72 g : 9 = 8 g
72 : 8 = 9 → 72 g : 8 = 9 g
Bài 4: Trong lọ có 1 kg đường. Mẹ đã lấy ra hai lần, một lần 150 g và một lần 200 g để nấu chè đỗ đen. Hỏi trong lọ còn lại bao nhiêu gam đường?
Lời giải
Đổi: 1 kg = 1 000 g
Số gam đường còn lại trong lọ sau khi lấy ra lần thứ nhất là:
1 000 – 150 = 850 (g)
Số gam đường còn lại trong lọ sau hai lần lấy ra là:
850 – 200 = 650 (g)
Đáp số: 650 gam.
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Số?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức 1 kg = 1 000g.
Lời giải:
Bài 2: Thay.?. bằng kg hay g?
Phương pháp giải:
Quan sát tranh và điền g hay kg cho thích hợp.
Lời giải:
Bài 3: Số?
a) 5 hộp sữa cân nặng .?. g.
b) 1 hộp sữa cân nặng .?. g
Phương pháp giải:
a) Quan sát tranh để tìm cân nặng của 5 hộp sữa
b) Muốn tìm cân nặng 1 hộp sữa ta lấy cân nặng 5 hộp sữa chia cho 5.
Lời giải:
Ta thấy cân nặng của quả cân 1 kg bằng câng nặng của 5 hộp sữa và quả cân 100g.
Đổi 1 kg = 1 000 g.
a) 5 hộp sữa có cân nặng 900 g. (vì 1 000 g – 100 g = 900 g)
b) 1 hộp sữa cân nặng 180 g. (vì 900 g : 5 = 180 g)
Bài 4: Lượng sữa trong hộp cân nặng 380 g. Vỏ hộp sữa cân nặng 52 g. Hỏi cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
Phương pháp giải:
Cân nặng cả hộp sữa = Cân nặng của lượng sữa + Cân nặng vỏ hộp sữa.
Lời giải:
Tóm tắt
Lượng sữa: 380 g
Vỏ hộp: 52 g
Cả hộp sữa: … ?g
Bài giải
Cả hộp sữa cân nặng số gam là:
380 + 52 = 432 (g)
Đáp số: 432 g.
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Viết số đo khối lượng (xem mẫu).
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh rồi xác định cân nặng của mỗi vật có trong hình vẽ.
Lời giải:
Bài 2: Nhận biết các quả cân 100 g, 200 g, 500 g, 1 kg.
Nâng lần lượt các quả cân và đọc số đo trên quả cân.
Phương pháp giải:
Nâng và đọc số đo ở các quả cân.
Lời giải:
Học sinh tự thực hành.
Bài 3: Ước lượng và thực hành cân.
a) Chọn bốn vật, ví dụ: chai nước 1 ; hộp bút, sách Toán 3, cặp sách.
Ước lượng từ vật (nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng 1 kg)
b) Cân rồi ghi chép khối lượng từng vật.
Sắp xếp các vật từ nhẹ đến nặng
Xem thêm các dạng bài tập hay, có đáp án:
50 Bài tập về ki-lô-gam (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 2