Tính chất giao hoán của phép nhân
Kiến thức cần nhớ
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
Ta có: 7 x 5 = 35
5 x 7 = 35
Vậy: 7 x 5 = 5 x 7
b) So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a x b = b x a
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Câu 1: (a x b) x c = a x (b x c). Đúng hay sai?
Hướng dẫn giải
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Do đó ta có: (a×b)×c=a×(b×c)
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Câu 2: (148 x 4) x 25 = 148 x (4 x 25). Đúng hay sai?
Hướng dẫn giải
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Do đó ta có: (148×4)×25=148×(4×25)
Vậy phép tính đã cho là đúng.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
(a × 125) × 8 = a ×(125 × ) = a ×
Hướng dẫn giải
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
a × b × 125 = (a × b)× = a ×(b × )
Hướng dẫn giải
Ta có: a×b×125=(a×b)×125=a×(b×125)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 125;125.
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
Hướng dẫn giải
Ta có:
135×5×2=135×(5×2)=135×10=1350
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới,
từ trái sang phải là 135; 2; 135; 10; 1350.
Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
Hướng dẫn giải
25×9×4×7=(9×7)×(25×4)=63×100=6300
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới,
từ trái sang phải là 9; 4; 63; 100; 6300
Câu 7: Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
34×5×2 3400
Hướng dẫn giải
Ta có: 34×5×2=34×(5×2)=34×10=340
Mà 340<3400
Do đó: 34×5×2<3400
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là <.
Bài tập tự luyện số 2
Câu 1: Không thực hiện phép tính, nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau :
Phương pháp giải:
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.
a × b = b × a
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
(a × b) × c = a × (b × c)
Hướng dẫn giải
Câu 2: Tính bằng hai cách theo mẫu :
Mẫu : 3 × 5 × 2 = ? Cách 1 : 3 × 5 × 2 = (3 × 5) × 2 = 15 × 2 = 30. Cách 2 : 3 × 5 × 2 = 3 × (5 × 2) = 3 × 10 = 30. |
a) 4 × 5 × 3 b) 5 × 2 × 6
2 × 5 × 4 7 × 4 × 5
Phương pháp giải:
Cách 1: Áp dụng công thức : a × b × c = (a × b) × c.
Cách 2: Áp dụng công thức : a × b × c = a × (b × c).
Hướng dẫn giải
a) 4 × 5 × 3
Cách 1: 4 × 5 × 3 = (4 × 5) × 3 = 20 × 3 = 60
Cách 2: 4 × 5 × 3 = 4 × (5 × 3) = 4 × 15 = 60
2 × 5 × 4
Cách 1: 2 × 5 × 4 = (2 × 5) × 4 = 10 × 4 = 40
Cách 2: 2 × 5 × 4 = 2 × (5 × 4) = 2 × 20 = 40
b) 5 × 2 × 6
Cách 1: 5 × 2 × 6 = (5 × 2) × 6 = 10 × 6 = 60
Cách 2: 5 × 2 × 6 = 5 × (2 × 6) = 5 × 12 = 60
7 × 4 × 5
Cách 1: 7 × 4 × 5 = (7 × 4) × 5 = 28 × 5 = 140
Cách 2: 7 × 4 × 5 = 7 × (4 × 5) = 7 × 20 = 140
Câu 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a) 17 × 5 × 2 b) 2 × 36 × 5
123 × 20 × 5 50 × 71 × 2
50 × 2 × 41 5 × 7 × 4 × 2
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là 10, 100, … lại với nhau.
Hướng dẫn giải
123 x 20 x 5 50 x 71 x 2
= 123 x ( 20 x 5) = (50 x 2) x 71
= 123 x 100 = 12300 = 100 x 71 = 7100
Câu 4: Tính:
a) 28 × 40 b) 450 × 80
15 × 300 510 × 200
Phương pháp giải:
a) Thực hiện phép tính 28 × 4 = 112.
Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 112 ta được 1120.
Ta có : 28 × 40 = 1120.
Các câu khác làm tương tự.
Hướng dẫn giải
a) Thực hiện phép tính 28 × 4 = 112.
Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 112 ta được 1120.
Ta có : 28 × 40 = 1120.
Thực hiện phép tính 15 × 3 = 45.
Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 45 được 4500.
Ta có : 15 × 300 = 4500
b) Thực hiện phép tính 45 × 8 = 360.
Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 360 ta được 36 000.
Ta có : 450 × 80 = 36 000.
Thực hiện phép tính 51 × 2 = 102.
Viết thêm ba chữ số 0 vào bên phải 102 được 102 000.
Ta có : 510 × 200 = 102 000.
Vậy ta có kết quả như sau:
28 × 40 = 1120 450 × 80 = 36 000
15 × 300 = 4500 510 × 200 = 102 000
Câu 5: Giải bài toán sau bằng hai cách
Có 8 ô tô chở hàng. Mỗi ô tô chở 4 kiện hàng. Mỗi kiện hàng chứa 25 ấm điện. Hỏi 8 ô tô đó chở bao nhiêu ấm điện ?
Phương pháp giải:
Cách 1:
- Tìm số kiện hàng 8 ô tô chở được = số kiện hàng 1 ô tô chở được × 8.
- Tìm số ấm điện 8 ô tô chở được = số ấm điện có trong 1 kiện hàng × số kiện hàng 8 ô tô chở được.
Cách 2:
- Tìm số ấm điện mỗi ô tô chở được = số ấm điện có trong 1 kiện hàng × số kiện hàng 1 ô tô chở được.
- Tìm số ấm điện 8 ô tô chở được = số ấm điện mỗi ô tô chở được × 8.
Hướng dẫn giải
Cách 1:
8 ô tô chở số kiện hàng là :
8 × 4 = 32 (kiện hàng)
8 ô tô chở số ấm điện là :
25 × 32 = 800 (ấm điện)
Đáp số: 800 ấm điện.
Cách 2:
Mỗi ô tô chở số ấm điện là:
25 × 4 = 100 (ấm điện)
8 ô tô chở số ấm điện là:
100 × 8 = 800 (ấm điện)
Đáp số: 800 ấm điện.
Bài tập tự luyện số 3
I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Kết quả của phép nhân . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 3800
B.4000
C. 6800
D. 1800
Câu 2: Kết quả của phép tính là:
A. 500
B.400
C. 600
D. 800
Câu 3: Một phòng học có 8 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 2 bàn, mỗi bàn 2 học sinh. Hỏi phòng học đó có bao nhiêu học sinh?
A.27 học sinh
B. 30 học sinh
C.28 học sinh
D. 32 học sinh
Câu 4: Kết quả của phép nhân là:
A. 144
B. 120
C. 121
D. 125
Câu 5: Tính:
A.750
B. 500
C.850
D. 560
Câu 6: Chuyển các tổng sau thành tích:
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Tính:
A. 120
B. 100
C. 10000
D. 11100
Câu 8: Tìm một số có hai chữ số biết rằng nếu viết thêm số 27 vào bên trái số đó ta thu được số mới gấp 31 lần số ban đầu.
A. 82
B. 60
C. 78
D. 90
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Tính bằng hai cách:
Câu 2: Tính bằng cách thuận tiện:
Câu 3: Một bao gạo cân nặng 40kg, một bao ngô cân nặng 50kg. Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?
Câu 4: Một tấm kính hình vuông có cạnh bằng 50cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
Câu 5: Dưới đây là hình ảnh mô tả vị trí ghế ngồi trong một phòng chiếu phim.
Một rạp chiếu phim có 20 phòng chiếu phim, mỗi phòng có 12 dãy ghế (từ A, B, C …., L), mỗi dãy có 18 chỗ ngồi, duy chỉ có dãy L có 16 chỗ ngồi.
a) Một phòng có bao nhiêu chỗ ngồi?
b) Cả rạp chiếu phim có bao nhiêu chỗ ngồi?
Bài tập tự luyện số 4
Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a. 4 x 6 = 6 x ....
207 x 7 = .... x 207
b. 3 x 5 = 5 x ...
2138 x 9 = .... x 2138
Hướng dẫn giải
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân:
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a
4 x 6 = 6 x 4
207 x 7 = 7 x 207
3 x 5 = 5 x 3
2138 x 9 = 9 x 2138
Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. a x ... = ... x a = a
b. a x ... = ... x a = 0
Hướng dẫn giải
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
a x b = b x a
- Số tự nhiên nào nhân với 1 cũng bằng chính nó
- Số tự nhiên nào nhân với 0 cũng bằng 0
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = 0
Câu 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Cho biểu thức: 1357 x 4 = 5428. Vậy, 4 x 1357 = ....
Hướng dẫn giải
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi:
Do đó: 1357 x 4 = 4 x 1357
Mà 1357 x 4 = 5428 nên 4 x 1357 = 5428
Câu 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
972 x ... = ... x 972 = 972
Hướng dẫn giải
Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó nên 972 x 1 = 972
Mà 972 x1 = 1 x 972
Do đó ta có: 972 x 1 = 1 x 972 = 972
Câu 5. Cho biểu thức: 2389 x 8 ... 8 x 2398. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm?
Hướng dẫn giải
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi
Do đó ta có: 2389 x 8 = 8 x 2389
Lại có: 2389 < 2398 nên 8 x 2389 < 8 x 2398
Câu 6. Một phòng học có 8 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 2 ban, mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi phòng học đó có bao nhiêu học sinh?
Hướng dẫn giải
Phòng học đó có số học sinh là: 8 x 2 x 2 = 8 x 4 = 32 học sinh
Đáp số: 32 học sinh
Câu 7. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
2020 x 0 = ... x 2020 = ...
Hướng dẫn giải
Số nào nhân với 0 đều bằng 0 nên 2020 x 0 = 0
Mà 2020 x 0 = 0 x 2020
Do đó, ta có: 2020 x 0 = 0 x 2020 = 0
Câu 8. Bạn Khuê nói rằng: "c x d = d x c" là đúng hay sai?
Hướng dẫn giải
Bạn Khuê nói như vậy là đúng. Vì, áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì sẽ không thay đổi.
Câu 9. Cho biểu thức: 35511 x 9. Hỏi, theo tính chất giao hoán của phép nhân thì biểu thức nào có giá trị bằng biểu thức đã cho?
Hướng dẫn giải
9 x 35511 là đáp án đúng. Vì 35511 x 9 = 9 x 35511 theo tính chất giao hoán của phép nhân: khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì sẽ không thay đổi
Câu 10. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
175 x 99 x 8 = 8 x 175 x ...
Hướng dẫn giải
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi
Do đó, 175 x 99 x 8 = 8 x 175 x 99
Câu 11. Chọn đáp án đúng:
Trong hình bên có bao nhiêu hình chữ nhật?
A. 5 hình chữ nhật
B. 6 hình chữ nhật
C. 8 hình chữ nhật
D. 9 hình chữ nhật
Đáp án đúng là D
Câu 12. Với 3 họ: Nguyễn, Trần, Lê và 4 tên: Hà, Nam, Bắc, Trung có thể ghép thành bao nhiêu họ tên khác nhau?
Hướng dẫn giải
Có thể ghép thành 12 họ tên khác nhau: nghĩa là ta lấy họ ghép lần lượt với các tên
Ví dụ: Họ Nguyễn: Nguyễn Hà, Nguyễn Nam, Nguyễn Bắc, Nguyễn Trung
Họ Trần: Trần Hà, Trần Nam, Trần Bắc, Trần Trung
Họ Lê: Lê Hà, Lê Nam, Lê Bắc, Lê Trung
Câu 14. Khối lớp Bốn có 318 học sinh, mỗi học sinh mua 8 quyển vở. Khối lớp Năm có 297 học sinh, mỗi học sinh mau 9 quyển vở. Hỏi cả hai khối lớp đó mua tất cả bao nhiêu quyển vở?
Hướng dẫn giải
Khối lớp Bốn mua số vở là: 8 x 318 = 2544 quyển
Khối lớp Năm mua số vở là: 9 x 297 = 2673 quyển
Cả hai khối lớp đó mua số vở là: 2544 + 2673 = 5217 quyển
Câu 15. Một đội xe có 5 xe tải, mỗi xe chở 12 thùng hàng, mỗi thùng hàng có 2 máy bơm. Hỏi đội xe đó chở bao nhiêu máy bơm?
Hướng dẫn giải
Mỗi xe chở số máy bơm là: 2 x 12 = 24 áy
Cả đội chở số máy bơm là: 24 x 5 = 120 máy
Câu 16. Một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút. Hỏi:
a. 7 ngày có bao nhiêu phút?
b. 30 ngày có bao nhiêu phút?
Hướng dẫn giải
a. 7 ngày có số giờ là: 24 x 7 = 168 giờ
7 ngày có số phút là: 60 x 168 = 10080 phút
b. 30 ngày có số giờ là: 24 x 30 = 720 giờ
30 ngày có số phút là: 60 x 720 = 43200 phút
Câu 17. Một kg gạo tẻ giá 4200 đồng, mỗi kg gạo nếp giá 7500 đồng. Hỏi nếu mua 3 kg gạo tẻ và 3kg gạo nếp thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn giải
Số tiền mau 3 kg gạo tẻ là: 4200 x 3 = 12600 đồng
Số tiền mua 3kg gạo nếp là: 7500 x 3 = 22500 đồng
Số tiền mua cả hai loại gạo là: 12600 + 22500 = 35100 đồng
Câu 18. Mỗi cái bút giá 1500 đồng, mỗi quyển vở giá 1200 đồng. Hỏi nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn giải
Số tiền mua 24 cái bút là: 1500 x 24 = 36000 đồng
Số tiền mua 18 quyển vở là: 1200 x 18 = 21600 đồng
Số tiền mua bút và vở là: 36000 + 21600 = 57600 đồng
Câu 19. Khối lớp Bốn xếp thành 16 hàng, mỗi hàng có 11 học sinh. Khối lớp Năm xếp thành 11 hàng, mỗi hàng có 14 học sinh. Hỏi cả hai khối lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh xếp thành hàng?
Hướng dẫn giải
Số học sinh khối lớp Bốn xếp thành 16 hàng là: 11 x 16 = 176 học sinh
Số học sinh khối lớp Năm xếp thành 11 hàng là: 14 x 11 = 154 học sinh
Số học sinh cả hai khối lớp đó xếp thành là: 176 + 154 = 330 học sinh
Câu 20. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Biết: 81836 x 7 x 2 x b = 7 x 81836 x 98 x 2
Vậy giá trị của b là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
Do đó ta có: 7 x 81836 x 98 x 2 = 7 x 81836 x 98 x 2
Từ đó suy ra: b = 98
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Bạn Hòa viết “7 x 4198 = 4198 x 7”. Bạn Hòa viết đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Bài 2: Biết 563 x 6 = 3378. Vậy phép nhân 6 x 563 bằng bao nhiêu?
Bài 3: Điền số thích hợp vào các chỗ chấm sau:
a) 768 x ….. = ….. x 768 = 768
b) 4123 x 7 = ….. x 4123
Bài 4: Khoanh vào đáp án đúng nhất trong các câu sau đây:
a. 156× ... = ... ×156 = 156
A. 1 và 1
B. 156 và 156
C. 156 và 1
D. 1 và 156
b. 125 x 5 = ............. x 125
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
c. Có bao nhiêu cặp biểu thức có giá trị bằng nhau?
5 x 2451
(5 + 2) x 11528
3824 x 8
11528 x 7
(2400 + 51) x 5
(6 + 2) x (3000 + 824)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án bài tập tự luyện số 5
Bài 1:
Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích vẫn không thay đổi (a x b = b x a).
Do đó, 7 x 4198 = 4198 x 7. Vậy bạn Hòa đã phát biểu đúng.
Bài 2:
Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích vẫn không thay đổi.
Vì vậy 563 x 6 = 6 x 563
Mà 563 x 6 = 3378 nên 6 x 563 = 3378.
Bài 3:
- a) Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó, vì vậy: 768 x 1 = 768.
Mà 768 x 1 = 1 x 768.
Do đó ta được: 768 x 1 = 1 x 768 = 768. Vậy chỗ chấm trên các em điền số 1.
- b) Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích vẫn không thay đổi.
Do đó, 4123 x 7 = 7 x 4123. Vậy ta điền số 7 vào chỗ chấm.
Bài 4: 1A 2A 3C
Xem thêm các dạng bài tập Toán chi tiết và hay khác:
50 Bài tập về Dấu hiệu chia hết cho 2 (có đáp án năm 2023)
50 Bài tập về Dấu hiệu chia hết cho 5 (có đáp án năm 2023)
50 Bài tập về Dấu hiệu chia hết cho 9 (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập về Chia một số cho một tích. Chia một tích cho một số (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập về Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 (có đáp án năm 2023)