30 Bài tập toán 4 nâng cao (2024) có đáp án, chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu 30 Bài tập toán 4 nâng cao môn Toán hay, chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán tốt hơn. Mời các em tham khảo:

30 Bài tập toán 4 nâng cao

I. Bài tập vận dụng

Bài 1. Đầu năm học nhà trường  mua cho khối 4 là 625 vở chia cho ba lớp. Biết 4A có 38 học sinh, lớp 4B có 42 học sinh, lớp 4C có 45 học sinh, mỗi em được mua số vở bằng nhau. Hỏi mỗi lớp mua bao nhiêu vở

Phân tích: Từ số học sinh 3 lớp ta tìm được tổng số học sinh khối 4. Vì mỗi học sinh được số vở bằng nhau nên ta tìm được số vở mỗi học sinh được mua, từ đó ta đi tính số vở mỗi lớp được mua.

Giải:

Số học sinh 3 lớp là: 38 + 42 + 45 = 125 (học sinh)

1 học sinh được mua số vở là: 625 : 125 = 5 (vở)

Lớp 4A được mua: 5 x 38 = 190 (vở)

Lớp 4B được mua: 5 x 42 = 210 (vở)

Lớp 4C được mua: 5 x 45 = 225 (vở)

Bài 2. Cô giáo chia 720 quyển vở cho 3 lớp. Biết 3 lần số vở của lớp 4A bằng hai lần số vở của lớp 4B, 5 lần số vở của lớp 4B bằng 3 lần số vở của lớp 4C. Tìm số vở của mỗi lớp.

Giải:

Theo đề bài ta có nếu biểu thị số vở 4B là 3 phần thì số vở của lớp 4A là 2 phần, số vở của lớp 4C là 5 phần. Ta có sơ đồ:

Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 + 5 = 10 (phần)

Số vở 4A là: 720 : 10 x 2 = 144 (quyển)

Số vở 4B là: 144 : 2 x 3 = 216 (quyển)

Số vở 4C là: 216 : 3 x 5 = 360 (quyển)

 Bài 3. Hai đội thiếu niên tiền phong, đội 1 có 4 phân đội, đội 2 có 5 phân đội. Đội 1 kém đội 2 là 12 bạn. Biết số đội viên mỗi phân đội bằng nhau, tính xem cả hai đội có bao nhiêu đội viên?

Phân tích: Vì đội 2 nhiều hơn đội 1 là 1 phân đội, mà đội 2 nhiều hơn đội 1 là 12 bạn nên số bạn 1 phân đội là 12 bạn. Từ đó ta tính được số đội viên mỗi đội.

Giải:

Số phân đội của đội 2 hơn đội 1 là:

5 – 4 = 1 (phân đội)

Đội 1 kém đội 2 là 12 bạn, vậy 1 phân đội có 12 bạn.

Số đội viên đội 1 là: 12 x 4 = 48 (bạn)

Số đội viên đội 2 là: 12 x 5 = 60 (bạn)

Số đội viên của cả 2 đội là: 48 + 60 = 108 (bạn)

Bai 4. Một cửa hàng bán xà phòng, buổi sáng bán được 5 thùng, buổi chiều bán được 5 hộp. Biết buổi sáng bán nhiều hơn buổi chiều 100 gói và số gói ở mỗi thùng buổi sáng nhiều gấp đôi số gói ở mỗi hộp buổi chiều. Hỏi buổi sáng, buổi chiều bán được bao nhiêu gói xà phòng?

Giải:

Buổi sáng bán nhiều hơn buổi chiều: 5 x 2 – 5 = 5 (hộp buổi chiều)

1 hộp buổi chiều có số gói là: 100 : 5 = 20 (gói)

Số gói bán buổi sáng là: 20 x 5  x 2 = 200 (gói)

Số gói bán buổi chiều là: 20 x 5 = 100 (gói)

Bài 5. Có 4 đoàn xe, đoàn 1 gồm các xe, mỗi xe chở được 15 tạ, đoàn 2 gồm các xe, mỗi xe chở được 2 tấn, đoàn 3 gồm các xe, mỗi xe chở được 25 tạ và đoàn 4 gồm các xe, mỗi xe chở được 3 tấn. Cả bốn đoàn chở được 450 tạ gạo. Tính xem mỗi đoàn chở bao nhiêu tạ gạo, biết số xe của 4 đoàn bằng nhau.

Giải:

2 tấn = 20 tạ

3 tấn = 30 tạ.

Vì số xe của 4 đoàn bằng nhau nên ta giả sử mỗi đoàn đều có 1 xe thì số tạ gạo chở được là:

15 + 20 + 25 + 30 = 90 (tạ)

Số xe mỗi đoàn là: 450 : 90 = 5 (xe)

Đoàn 1 chở được: 15 x 5 = 75 (tạ)

Đoàn 2 chở được: 20 x 5 = 100 (tạ)

Đoàn 3 chở được: 25 x 5 = 125 (tạ)

Đoàn 4 chở được: 30 x 5 = 150 (tạ)

Bài 6. Trong một đợt kiểm tra, ba lớp 4A, 4B, 4C được tất cả 130 điểm 10. Biết số điểm 10 của lớp 4B gấp đôi số điểm 10 của lớp 4A và gấp rưỡi số điểm 10 của lớp 4C. Tính xem mỗi lớp có bao nhiêu điểm 10.

Giải:

Vì số điểm 10 của lớp 4B gấp đôi số điểm 10 của lớp 4A và gấp rưỡi số điểm 10 của lớp 4C và tổng số điểm 10 là 130 nên ta có sơ đồ : ( biểu thị số điểm 10 của lớp 4B là 6 phần bằng nhau), thì số điểm 10 của lớp 4A là 3 phần và số điểm 10 của lớp 4C là 4 phần như thế.

Số điểm 10 lớp 4A là:

130 : (6 + 4 + 3) x 3 = 30 (điểm)

Số điểm 10 lớp 4B là: 30 x 2 = 60 (điểm)

Số điểm 10 lớp 4C là: 130 – 60 – 30 = 40 (điểm)

Bài 7. Cô giáo mua vở cho học sinh 66 000 đồng, gồm ba loại 200 đồng, 400 đồng và 500 đồng một quyển. Số tiền mua vở mỗi loại đều bằng nhau. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu quyển vở?

Giải:

Vì số tiền mua mỗi loại vở đều bằng nhau nên:

Số tiền mua mỗi loại vở là: 66 000 : 3 = 22 000 (đồng)

Số vở loại 200 đồng là: 22 000 : 200 = 110 (quyển)

Số vở loại 400 đồng là: 22 000 : 400 = 55 (quyển)

Số vở loại 500 đồng là: 22 000 : 500 = 44 (quyển)

Bài 8. Hai công nhân được thưởng 96 000 đồng. Biết 1/3 tiền thưởng của người thứ nhất bằng 1/5 tiền thưởng của người thứ hai. Hỏi mỗi người được thưởng bao nhiêu?

Giải:

Vì 1/3 số tiền thưởng của người thứ nhất bằng 1/5 số tiền thưởng của người thứ hai và tổng số tiền thưởng của 2 người là 96 000 đồng nên ta có sơ đồ:

Số tiền thưởng của người thứ nhất là: 96000 : (3 + 5 ) x 3 = 36 000 (đồng)

Số tiền thưởng của người thứ hai là: 96000 – 36000 = 60000 (đồng)

 

Bài 9. Cho 3 số có tổng bằng 550. Biết số thứ nhất bằng 1/2 số thứ ba, số thứ ba gấp 3 lần số thứ hai. Tìm ba số đó.

Giải:

Vì số thứ nhất bằng 1/2 số thứ 3, số thứ ba gấp 3 lần số thứ 2 nên biểu thị số thứ ba là 6 phần bằng nhau thì số thứ nhất sẽ là 3 phần như thế, số thứ hai sẽ là 2 phần như thế.

Tổng của chúng bằng 550 nên ta có sơ đồ:

Tổng số phần bằng nhau: 3 + 2 + 6 = 11 (phần)

Số thứ 1 là: 550 : 11 x 3 = 150

Số thứ 3 là: 150 x 2 = 300

Số thứ 2 là: 300 : 3 = 100

 

Bài 10. Hai nhà máy A và B có 2550 công nhân. Nếu thêm vào nhà máy B 200 người và giảm đi ở nhà máy A 200 người thì khi đó số công nhân ở nhà máy A sẽ bằng 1/2 số công nhân của nhà máy B. Tìm xem lúc đầu mỗi nhà máy có bao nhiêu công nhân.

Giải:

Thêm vào nhà máy B 200 người, giảm nhà máy A 200 người thì tổng số công nhân hai nhà máy vẫn là 2550 người. Số công nhân ở mỗi nhà máy sau khi đã thay đổi biểu thị theo sơ đồ sau:

Số công nhân ở nhà máy A sau khi giảm 200 người là:

2550 : ( 1 + 2 ) = 850 (người)

Số công nhân lúc đầu ở nhà máy A là:

2550 – 1050 = 1500 (người)

II. Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Đề số 1

  1. Trắc nghiệm

Câu 1: Số nào sau đây chia hết cho cả 3 và 5?

A. 54

B. 25

C. 45

D. 50

Câu 2: Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 5/7 số học sinh là học sinh nam. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nữ?

A. 24

B. 11

C. 25

D. 10

Câu 3: Số gồm năm mươi triệu, bảy mươi nghìn và năm mươi viết là:

A. 50 700 050

B. 505 030

C. 50 070 050

D. 50 070 030

Câu 4: Tổng hai số là 25, hiệu hai số là 3. Vậy số bé là:

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

  1. Tự luận

Bài 1: Tính 

(6 x 5 + 7 -37) x (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10)

Bài 2: Tìm Y, biết:

  1. 1200 : 24 -( 17 -Y) = 36       b) 9 x ( Y+ 5 ) = 729

Bài 3: Tìm số nhỏ nhất có bốn chữ số sao cho đem chia số đó cho 675 thì được số dư là số dư lớn nhất.

Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 40m, chiều rộng bằng 2/5 chiều dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh đất đó.

Bài 5: Cho tam giác ABC như hình vẽ, em hãy vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào hình để có được số tam giác nhiều nhất. Kể tên các tam giác đó.

ĐỀ SỐ 2

Bài 1: Tìm một số có 2 chữ số, biêt nếu viết thêm chữ số 0 vào giữa hai chữ số của số đó ta được số mới gấp 6 lần số đã cho.

Bài 2: Hai kho có 280 tấn gạo. Nếu chuyển 30 tấn ở kho thứ nhất sang kho thứ hai thì số gạo ở kho thứ hai nhiều hơn kho thứ nhất 6 tấn. Hỏi mỗi ho có bao nhiêu tấn gạo?

Bài 3: Tổng số học sinh của 3 lớp 4A, 4B, 4C là 111 bạn. Số học sinh giỏi của lớp 4A chiếm 1/3 số học sinh cả lớp; số học sinh giỏi của lớp 4B chiếm 1/4 số học sinh cả lớp; số học sinh giỏi của lớp 4C chiếm 1/5 số học sinh cả lớp. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh, biết số học sinh lớp 4B bằng 4/5 số học sinh lớp 4C và số học sinh giỏi của cả 3 lớp là 28 bạn.

Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 40m. Nếu tăng chiều dài lên hai lần và chiều rộng lên 6 lần thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích hình vuông.

Bài 1:

a, Tìm X, biết: 200 – 18 : ( 40 : X – 1 ) – 28 = 166

b, Tính nhanh:

Bài 2: Em hãy sắp xếp các số sau thành dãy số có quy luật và chỉ rõ quy luật:

3; 8; 608; 68; 23; 203

Bài 3: Bốn bạn Hằng, Huệ, Nga, Lan góp tiền mua chung nhau cầu lông và vợt cầu lông. Hằng góp 8000 đồng, Huệ góp 9000 đồng, Nga góp kém mức trung bình hai bạn trước là 400 đồng. Lan góp kém mức trung bình của cả 4 người là 1100 đồng. Hỏi Nga và Lan mỗi bạn góp bạn góp bao nhiêu tiền?

Bài 4: Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 240m được ngăn theo chiều rộng thành 2 mảnh: một mảnh nhỏ hình vuông để trồng hoa, một mảnh lớn hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng để trồng rau. Tính diện tích của khu vườn hình chữ nhật ban đầu?

ĐỀ SỐ 4

Bài 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng và có diện tích 720m2. Tìm chu vi mảnh vườn đó biết rằng mỗi cạnh của mảnh vườn đều là những số tự nhiên.

Bài 2: Trong 36 bài chính tả, bài viết kém nhất phạm 6 lỗi. Bài viết tốt nhất không phạm lỗi nào. Em hãy chỉ ra rằng có st nhất 6 bài mắc số lỗi bằng nhau.

Bài 3: Tổng của hai số là 308. Thêm một chữ số 0 vao bên phải số bé ta được số lớn. Tìm hai số đó.

Bài 4: Cô giáo chia đều một túi kẹo cho 10 bạn. Bạn thứ nhất được 1 chiếc và 1/11 số kẹo còn lại. Bạn thứ hai được 2 chiếc và 1/11 số kẹo còn lại. Bạn thứ ba được 3 chiếc và 1/11 số kẹo còn lại. Cứ chia như thế cho đến bạn thứ 10 được 10 chiếc và 1/11 số kẹo còn lại. Hỏi túi kẹo có bao nhiêu chiếc?

ĐỀ SỐ 5

Bài 1: Tính nhanh:

Bài 2: Tìm tất cảcác sốcó 3 chữ số sao cho nếu đem mỗi số cộng với 543 thì được sốcó 3 chữ số giống nhau?

Bài 3: Tìm các phân số lớn hơn 1/5 và khác với số tự nhiên, biết rằng nếu lấy mẫu số nhân với 2 và lấy tử số cộng với 2 thì giá trịphân số không thay đổi ?

Bài 4: Linh mua 4 tập giấy và 3 quyển vở hết 5400 đồng. Dương mua 7 tập giấy và 6 quyển vởcùng loại hết 9900 đồng. Tính giá tiền một tập giấy và một quyển vở?

ĐỀ SỐ 6

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

a, 102 x 6 – (343 : 7 + 287)

b, (456 + 146 x 4 - 388) : 4

c, 225 x (129 - 125) : 5

d, (214 + 497) : 3 - 146

Bài 2: Tổng của 5 số chẵn liên tiếp là 70. Tìm 5 số đó?

Bài 3: Cho dãy số: 4, 7, 10, 13, …

a, Dãy số trên được tạo nên dựa trên quy luật nào?

b, Tìm số hạng thứ 10 của dãy số đó?

Bài 4: Tổng số tuổi hiện nay của hai cha con là 50 tuổi. Năm năm sau tuổi cha sẽ gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay?

Bài 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi cái sân hình vuông có canh 120m. Biết rằng nếu giảm chiều dài của thửa ruộng đi 20m và tăng chiều rộng lên 20m thì thửa ruộng trở thành hình vuông. Tính diện tích thửa ruộng đó.

ĐỀ SỐ 7

Bài 1: Tìm X, biết:

a, 420 : (X : 39) = 105

b, 200 – 18 : (372 : 3 : X - 1) – 28 = 166

Bài 2: Tổng của hai số là 818. Tìm hai số biết rằng khi xóa đi chữ số 7 ở bên trái số lớn thì được số bé.

Bài 3: Có một số mà chia cho 11 hay 14 đều dư 9. Thương của số đó khi chia cho 11 lớn hơn thương của số đó khi chia cho 14 là 3. Tìm số đó?

Bài 4: Trong kì thi học sinh giỏi các môn, toàn trường có 186 học sinh tham gia. Hỏi phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số để đánh số báo danh của thí sinh (không tính các chữ số 0 ở trước các số báo danh)

Bài 5: Chiều dài hình chữ nhật tăng lên 2 lần thì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên bao nhiêu lần?

 

--------------------------------------------------------

ĐỀ SỐ 8

Bài 1: Tìm X, biết:

a, 429 : (X + 31) = 11

b, 1615 : (X x 19) = 17

Bài 2: Tính nhanh:

a, (1 + 3 + 5 + 7 + … + 97 + 99) x (45 x 3 – 45 x 2 - 45)

b, 57 x 36 + 114 x 32 – 1999 – 2001

Bài 3: Số trung bình cộng của hai số bằng 45. Biết một trong hai số đó bằng 37. Tìm số kia?

Bài 4: Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn, mỗi đoạn dài 8dm. Một lần cưa hết 5 phút. Hỏi cưa xong cây gỗ mất bao nhiêu thời gian?

Bài 5: Xung quanh bờ một cái ao hình vuông có cạnh là 12m người ta trồng dừa. Hai cây dừa liền nhau cách nhau 6m. Hỏi xung quanh ao có bao nhiêu cây dừa, biết rằng các cây dừa ở mỗi bờ ao được trồng thẳng hàng với nhau?

 

------------------------------------------------------------

ĐỀ SỐ 9

Bài 1: Tính nhanh: 315 x 13 + 315 x 86 + 315

Bài 2: Tình tổng của 16 số chẵn liên tiếp đầu tiên của các số có ba chữ số.

Bài 3: Lan có 10 quyển vở, Hồng có 7 quyển vở, Minh có số quyển vở kém mức trung bình của 3 người là 3 quyển. Tính số vở của Minh?

Bài 4: Cho 2 số trong đó số thứ nhất gấp 2 lần số thứ hai. Nếu số thứ nhất bớt đi 15 và số thứ hai bớt đi 15 thì số thứ nhất gấp ba lần số thứ hai. Tìm hai số đó.

Bài 5: Trên một thửa ruộng hình vuông, người ta đào một cái ao hình vuông, cạnh ao song song với cạnh thửa ruộng và cách đều cạnh thửa ruộng. Chu vi của ao kém chu vi của ruộng là 40m, diện tích còn lại là 420m2. Tính diện tích của ao?

 

--------------------------------------------------------------------

ĐỀ SỐ 10

Bài 1: Tính (1 + 2 + 3 + 4+ … + 99) x (13 x 15 – 12 x 15 - 15)

Bài 2: Nhà em có vừa gà vừa vịt là 100 con. Sau khi mẹ bán bớt đi 15 con vịt và mua về thêm 8 con gà thì số vịt nhiều hơn số gà là 13 con. Hỏi lúc đầu nhà em có bao nhiêu gà? Bao nhiêu vịt?

Bài 3:

a, Tính 1 : 1 + 0 : 2000 + 2000 : 1

b, Tích của hai số là 630. Nếu thêm 4 đơn vị vào số thứ nhất thì tích mới là 798. Tìm hai số đó?

Bài 4: Một giá sách có 2 ngăn. Số sách ngăn dưới gấp ba lần số sách ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lần số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn?

Bài 5: Một hình chữ nhật có chu vi là 120m. Nếu giảm chiều dài đi 1/4 chiều dài và tăng chiều rộng thêm 1/4 chiều dài thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó?

 

 

-----------------------------------------------

Lời giải

Đề số 1

Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

D

C

A

Tự luận

Bài 1:

Vì vế (6 x 5 + 7 -37)= 30 +7 –37 =0

Nên tích đó bằng 0

Bài 2:

a,  1200: 24 -( 17 –Y) = 36

50  -( 17-Y) = 36

17 -Y= 50 -36

17 -Y= 14

Y= 17 -14

Y= 3

b, 9 x ( Y+ 5) = 729

Y+ 5  = 729 : 9

Y + 5 = 81

Y= 81 -5

Y= 76

Bài 3:

Số nhỏ nhất có bốn chữ số sao cho đem chia số đó cho 675 thì thương là 1 và số dư lớn nhất 674 vì 675-1=674

Số phải tìm là 1x 675 +674 = 1349

Đ/S: 1349

Bài 4:

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

40 x \frac{2}{5} = 16(m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật đó là:

40 × 16 = 640(m²)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

(40 + 16) x 2 = 112(m)

Bài 5: Học sinh tự kể tên các tam giác

Đề số 2

Bài 1:

Theo đề bài, ta có :    \overline{a0b} =  6\overline{ab}

Suy ra 100a + b = 6.(10a + b)

100a + b = 60a +6b

100a - 60a = 6b - b

40a = 5b

Vậy a = 1 và b = 8

Bài 2: (Học sinh tự vẽ sơ đồ)

Sau khi chuyển kho thứ nhất có số tấn là:

(316 + 18) : 2 =167 (tấn)

Lúc đầu kho thứ nhất có số thóc là:

167 - 70 = 97 (tấn)

Lúc đầu kho thứ hai có số thóc là:

316 - 97 = 219 (tấn)

Bài 4: 900m2

Đề số 3

Bài 1: a, 200 – 18 : ( 40 : X – 1 ) – 28 = 166

200 – 18 : ( 40 : X – 1 ) = 166 + 28

200 – 18 : ( 40 : X – 1 ) = 194

18 : ( 40 : X – 1 ) = 200 - 194

18 : ( 40 : X – 1 ) = 6

40 : X – 1 = 18 : 6

40 : X – 1 = 3

40 : X = 3 + 1

40 : X = 4

X = 10

b,  

Bài 2: 3; 8 ; 23; 68; 203; 608. Quy luật của dãy số là số sau = số trước x 3 - 1

Bài 3: Trung bình số tiền của Hằng và Huệ là

(8000 + 9000) : 2 = 8500 đồng

Số tiền Nga góp là: 8500 - 400 = 8100 đồng

Trung bình mỗi người góp số tiền là

(8000 + 9000 + 8100 - 1100) : 3 = 8000 đồng

Lan góp số tiền là 8000 - 1100 = 6900 đồng

Bài 4:

Nửa chu vi thửa ruộng đó là:

240 : 2 = 120 (m)

Nếu chiều rộng thửa ruộng là 1 phần thì chiều dài mảnh lớn là: 2 x 1 =2 (phần)

Do vậy chiều dài thửa ruộng đó là 2 + 1 = 3 (phần)

Tổng số phần bằng nhau là 3 + 1 = 4 (phần)

Chiều rộng thửa ruộng đó là: 120 : 4 = 30 (m)

Chiều dài thửa ruộng đó là 30 x 3 = 90 (m)

Diện tích của khu vườn là: 90 x 30 = 270m2

 

Đề số 4

Bài 1: Vì chiều dài gấp 5 lần chiều rộng nên ta có thể chia mảnh vườn thành 5 mảnh hình vuông có cạnh bằng chiều rộng.

Diện tích mỗi mảnh hình vuông là: 720 : 5 = 144 m2

Ta có 144 = 12 x 12. Vậy cạnh hình vuông hay chiều rộng của mảnh vườn bằng 12m

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là: 12 x 5 = 60m

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là: (60 + 12) x 2 =144m

Bài 2: Bài mắc từ 6 lỗi đến bài không mắc lỗi có 7 dạng bài.

 36 : 7 = 5 (dư 1)

Bài dư sẽ là bài trùng số lỗi với 1 trong 7 dạng vừa nêu.

Vậy có thể kết luận có ít nhất 6 bài mắc số lỗi bằng nhau.

Bài 3: Tổng 2 số là: 308x2= 616.

Nếu thêm số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

=> Số bé = 1/10 số lớn.

Số bé là: 616:(10+1) x 1= 56

Số lớn là: 616:(10+1)x10= 560.

Bài 4: Gọi tổng số kẹo là x (cái)

Bạn đầu tiên nhận số kẹo là 1+ (x+1)/11 (cái)

Số kẹo còn lại là x-1 - (x-1)/11 = (10x-10)/11

So kẹo bạn thứ hai nhận là 2 + [(10x-10)/11-2]/11 = 2 + (10x-32)/121 (cái)

Do số kẹo mỗi người nhận như nhau nên ta có

1+ (x+1)/11 = 2 + (10x-32)/121

Tính ra được x = 100

Số kẹo người thứ nhất nhận là 1+99/11 = 10 cái

Số kẹo chia đều nên mỗi người nhận 10 cái và có 100 : 10 = 10 bạn

 

Đề số 5

Bài 1:

Bài 2: Các số có ba chữ số giống nhau là 111, 222,…, 999

Các số 111, 222, …,555 loại vì 555 - 543 không được số có 3 chữ số

Còn lại ta có 666 - 543 = 123

777 - 543 = 243

888 - 543 = 345

999 - 543 = 456

Bài 3: Các phân số là 2/1; 2/2; 2/3; 2/4; 2/5; 2/6; 2/7; 2/8; 2/9

Bài 4: Giấy 900 đồng, vở 600 đồng

--------------------------------

 

ĐỀ SỐ 6

Bài 1:

a, 102 x 6 – (343 : 7 + 287)

= 102 x 6 – (49 + 287)

= 102 x 6 – 336

= 612 – 336

= 276

b, (456 + 146 x 4 - 388) : 4

= (456 + 584 - 388) : 4

= (1040 - 388) : 4

= 652 : 4

= 163

c, 225 x (129 - 125) : 5

= 225 x 4 : 5

= 900 : 5

= 180

d, (214 + 497) : 3 – 146

= 711 : 3 – 146

= 237 – 146

= 91

Bài 2: Tổng của 5 số chẵn liên tiếp là 70. Tìm 5 số đó?

Số thứ ba (hay số ở giữa) là 70 : 5 = 14

Số thứ hai là 14 – 2 = 12

Số thứ nhất là 12 – 2 = 10

Số thứ tư là 14 + 2 = 16

Số thứ năm là 16 + 2 = 18

Bài 3:

a, Dãy số trên được tạo theo quy luật số liền sau bằng số liền trước cộng thêm 3 đơn vị.

b, Gọi số thứ nhất là a thì số thứ hai sẽ là a + 3, số thứ 3 là a + 3 + 3 = a + 2 x 3

Vậy số thứ n sẽ có dạng a + (n - 1) x 3

Số thứ 10 của dãy số là số: 4 + (10 - 1) x 3 = 4 + 9 x 3 = 4 + 27 = 31

Bài 4:

Tổng số tuổi của hai cha con 5 năm sau là 50 + 5 x 2 = 60 (tuổi)

Coi tuổi cha là 3 phần bằng nhau thì tuổi con là 1 phần

Tuổi con 5 năm sau là là: 60 : (3 + 1) = 15 (tuổi)

Tuổi của con hiện nay là 15 – 5 = 10 (tuổi)

Tuổi cha hiện nay là 50 – 10 = 40 (tuổi)

Đáp số: cha 40 tuổi, con 10 tuổi

Bài 5:

Nếu giảm chiều dài đi 20m và tăng chiều rộng lên 20m thì thửa ruộng trở thành hình vuông nên lúc đầu chiều dài hơn chiều rộng 20 + 20 = 40m

Nửa chu vi thửa ruộng là: 120 : 2 = 60m

Chiều dài thửa ruộng là: (60 + 40) : 2 = 50m

Chiều rộng thửa ruộng là: 50 – 40 = 10m

Diện tích thửa ruộng là: 10 x 50 = 500m2

ĐỀ SỐ 7

Bài 1:

a, 420 : (X : 39) = 105

X : 39 = 420 : 105

X : 39 = 4

X = 4 x 39

X = 156

b, 200 – 18 : (372 : 3 : X - 1) – 28 = 166

200 – 18 : (372 : 3 : X - 1) = 166 + 28

200 – 18 : (372 : 3 : X - 1) = 194

18 : (372 : 3 : X - 1) = 200 – 194

18 : (372 : 3 : X - 1) = 6

372 : 3 : X – 1 = 18 : 6

372 : 3 : X – 1 = 3

372 : 3 : X = 3 + 1

372 : (3 x X) = 4

3 x X = 372 : 4

3 x X = 93

X = 93 : 3

X = 31

Bài 2:

Xóa chữ số 7 ở bên trái số lớn thì được số bé, số lớn hơn số bé 700 đơn vị

Số lớn là (818 + 700) : 2 = 759

Số bé là 818 – 759 = 59

Đáp số: số lớn 759, số bé 59.

Bài 3:

Trừ số đó đi 9, thì số đó sẽ chia hết cho 11 và 14. Gọi số đó là A, số mới là B, ta có:

B : 11 = 1/11 của B

B : 14 = 1/14 của B

Hai thứ trên chênh lệch nhau là:

1/11 – 1/14 = 3/154 của B

Vậy 3/153 của B là 3

Vậy B là 3: 3/154 = 154

Vậy A là 154 + 9 = 163

Đáp số: 163

Bài 4:

Chú ý: Từ a đến b có (b - a): khoảng các giữa hai số + 1 số

Từ học sinh 1 đến học sinh 9 thì có số số báo danh là: (9 - 1) : 1 + 1 = 9 (số)

Từ học sinh 10 đến học sinh 99 thì có số số báo danh là: (90 - 10) : 1 + 1 = 90 (số)

Từ học sinh 100 đến học sinh 186 thì có số số báo danh là: (186 - 100) : 1 + 1 = 87 (số)

Phải dùng tất cả các số chữ số để đánh số bao danh của các học sinh là:

9 x 1 + 90 x 2 + 87 x 3 = 450 (chữ số)

Đáp số: 450 chữ số.

Bài 5:

Diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần.

 

 

ĐỀ SỐ 8

Bài 1:

a, 429 : (X + 31) = 11

X + 31 = 429 : 11

X + 31 = 39

X = 39 – 31

X = 8

b, 1615 : (X x 19) = 17

X x 19 = 1615 : 17

X x 19 = 95

X = 95 : 19

X = 5

Bài 2:

a, (1 + 3 + 5 + 7 + … + 97 + 99) x (45 x 3 – 45 x 2 - 45)

Vì 45 x 3 – 45 x 2 – 45 = 45 x (3 – 2 - 1) = 45 x 0 = 0

Nên (1 + 3 + 5 + 7 + … + 97 + 99) x (45 x 3 – 45 x 2 - 45)

= (1 + 3 + 5 + 7 + … + 97 + 99) x 0

= 0

b, 57 x 36 + 114 x 32 – 1999 – 2001

= 57 x 36 + 114 x 32 – (1999 + 2001)

= 57 x 36 + 114 x 32 – 4000

= 57 x 36 + 57 x 2 x 32 – 4000

= 57 x 36 + 57 x 64 – 4000

= 57 x (36 + 64) – 4000

= 57 x 100 – 4000

= 5700 – 4000

= 1700

Bài 3:

Tổng hai số là 45 x 2 = 90

Số còn lại là: 90 – 37 = 53

Đáp số: 53

Bài 4:

Đổi 12m = 120dm

Số lần cưa là: 120 : 8 - 1 = 14 (lần)

Thời gian cưa xong cây gỗ là: 5 x 14 = 70 (phút)

Đáp số: 70 phút

Bài 5:

Chu vi cái ao là 12 x 4 = 48m

Số cây khi không tính các góc của cái ao hình vuông là: 48 : 6 = 8 (cây)

Số cây khi tính cả góc của cái ao hình vuông là: 8 + 4 = 12 (cây)

 

ĐỀ SỐ 9

Bài 1:

315 x 13 + 315 x 86 + 315

= 315 x (13 + 86 + 1)

= 315 x 100

= 31500

Bài 2:

Số đầu là 100

Số cuối là 100 + (16 - 1) x 2 = 130

Số số cặp bằng nhau là: 16 : 2 = 8 (cặp)

Tổng là (100 + 130) x 8 = 1840

Đáp số: 1840

Bài 3: Lan có 10 quyển vở, Hồng có 7 quyển vở, Minh có số quyển vở kém mức trung bình của 3 người là 3 quyển. Tính số vở của Minh?

2 lần trung bình cộng số vở của ba bạn là:

10 + 7 - 3 = 14 (quyển vở)

Trung bình cộng số vở của ba bạn là:

14 : 2 = 7 (quyển vở)

Số vở của Minh là:

7 - 3 = 4 (quyển vở)

Đáp số: 4 quyển vở

Bài 4:

Số thứ nhất là 60

Số thứ hai là 30

Bài 5:

Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên một cạnh thửa ruộng hơn một cạnh ao là 40 : 4 = 10m

Do đó cạnh ao cách cạnh thửa ruộng 10m         

Ta có hình vẽ:

Gọi cạnh của thửa ruộng là a, khi đó cạnh của ao là a - 10

Hình còn lại gồm 4 hình chữ nhật, 2 hình chữ nhật bằng nhau có cạnh bằng a và 10, và 2 hình chữ nhật bằng nhau có cạnh bằng a – 10 và 10

Diện tích 2 hình chữ nhật có cạnh bằng a và 10 là a x 10 x 2

Diện tích 2 hình chữ nhật có cạnh bằng a – 10 và 10 là 10 x (a - 10) x 2

Diện tích phần còn lại là a x 10 x 2 + 10 x (a - 10) x 2 = 420

20 x a + 20 x (a - 10) = 420

20 x (a + a - 10) = 420

2 x a – 10 = 420 : 20

2 x a – 10 = 21

2 x a = 21 + 10

2 x a = 31

a = 31: 2

a = 15,5

Vậy cạnh của thửa ruộng là 15,5m, cạnh của ao là 5,5m

Diện tích ao là: 5,5 x 5,5 = 30,25m2

 

 

ĐỀ SỐ 10

Bài 1:

Vì 13 x 15 – 12 x 15 – 15 = 15 x (13 – 12 – 1) = 15 x 0 = 0

Nên (1 + 2 + 3 + 4+ … + 99) x (13 x 15 – 12 x 15 - 15) = (1 + 2 + 3 + 4+ … + 99) x 0 = 0

Bài 2:

Sau khi bán thì tổng số gà và vịt là: 100 – 15 + 8 = 93 (con)

Mà vịt hơn gà là 13 con, vậy số con gà lúc sau là: (93 - 13): 2 = 40 (con)

Vậy số con gà ban đầu là: 40 – 8 = 32 (con)

Vậy số con vịt ban đầu là: 100 – 32 = 68 (con)

Bài 3:

a, 1 : 1 + 0 : 2000 + 2000 : 1

= 1 + 0 + 2000

= 2001

b,

4 lần số thứ hai là: 798 – 630 = 168

Số thứ hai là: 168 : 4 = 42

Số thứ nhất là: 630 : 42 = 15

Đáp số: số thứ nhất 15, số thứ hai 42

Bài 4:

Ban đầu số sách ngăn trên so với tổng số sách là: 1: (3 + 1) = 1/4 (tổng số sách)

Sau khi chuyển 2 quyển sách thì số sách ngăn trên so với tổng số sách là: 1 : (4 + 1) = 1/5 (tổng số sách)

Hai quyển sách có giá trị là: 1/4 – 1/5 = 1/20 (tổng số sách)

Vậy tổng số sách 2 ngăn là: 2 : 1/20 = 40 (quyển)

Số sách ngăn trên là: 40 x 1/4= 10 (quyển)

Số sách ngăn dưới là: 10 x 3 = 30 (quyển)

Đáp số: ngăn trên 10 quyển, ngăn dưới 30 quyển

Bài 5:

Nửa chu vi mảnh đất là: 120 : 2 = 60 (m)

Chiều dài hơn chiều rộng là: 1/4 + 1/4 = 1/2 (chiều dài)

Coi số phần của chiều dài là 2 phần thì chiều rộng là 1 phần

Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 1 = 3 (phần)

Chiều rộng là: 60 : 3 = 20m

Chiều dài là: 60 – 20 = 40m

Diện tích hình chữ nhật là: 20 x 40 = 800m2

Xem thêm các dạng bài tập hay, có đáp án:

30 Bài tập Dạng toán tính nhanh (2024)

50 Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (có đáp án năm 2024

50 Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (có đáp án năm 2024)

50 Bài tập về bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Giải toán về tỉ số phần trăm (có đáp án năm 2024)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!