30 Bài tập đường trung tuyến trong tam giác vuông cân (2024) hay, có đáp án

Bài viết dưới đây giới thiệu tới bạn đọc về: Trung tuyến tam giác vuông cân. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn ôn tập và hoàn thành tốt môn học.

Đường trung tuyến trong tam giác vuông cân  

Lý thuyết

1. Đường trung tuyến hình tam giác là gì?

- Đường trung tuyến trong tam giác là một đường thẳng đi qua trung điểm của cạnh đối diện với góc mà đường trung tuyến bắt đầu.

- Trung điểm của đường trung tuyến chính là điểm chia đoạn thẳng thành hai phần bằng nhau và một tam giác có 3 đường trung tuyến

Ví dụ: Cho tam giác ABC, có D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, AB, BC. Từ đó ta có các đường thẳng BD, AF, CE là các đường trung tuyến của tam giác ABC.

Tài liệu VietJack

2. Tính chất của đường trung tuyến trong tam giác

– Định lý 1: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm gặp nhau của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm của tam giác đó.

– Định lý 2: Vị trí trọng tâm: Trọng tâm của một tam giác cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

– Tính chất 1: Khoảng cách từ trọng tâm đến trung điểm của mỗi cạnh bằng 1/3 độ dài đường trung tuyến tương ứng với cạnh đó

– Tính chất 2: Mỗi trung tuyến chia diện tích của tam giác thành hai phần bằng nhau. Ba trung tuyến chia tam giác thành sáu tam giác nhỏ với diện tích bằng nhau.

Ví dụ: Cho tam giác ABC, có D, E, F lần lượt là trung điểm  của các cạnh AC, AB, BC.

- Gọi G là giao điểm của các đường thẳng BD, AF, CE, suy ra G là trọng tâm của tam giác ABC. Ta có tính chất sau: 

Tài liệu VietJack

3. Tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông cân

- Tam giác vuông cân là một tam giác có một góc vuông với hai cạnh góc vuông bằng nhau và bằng a.

- Trung tuyến trong tam giác vuông cân sẽ nối từ góc vuông đến cạnh đối diện sẽ là một đoạn thẳng vuông góc với cạnh huyền và bằng một phần hai nó.

Hay nói cách khác, cách nhận biết đường trung tuyến của một tam giác vuông cân là từ góc vuông, ứng với cạnh huyền sẽ có các tính chất của đường trung tuyến của tam giác vuông và tam giác cân, tức là nó sẽ có chiều dài bằng 1/2 cạnh huyền, vuông góc với cạnh huyền, và chia góc vuông thành 2 góc có 45o

4. Công thức tính trung tuyến tam giác vuông cân

Tam giác vuông cân là một tam giác có một góc vuông với hai cạnh góc vuông bằng nhau và bằng a. Do đó, trung tuyến trong tam giác vuông cân mà nối từ góc vuông đến cạnh đối diện sẽ là một đoạn thẳng vuông góc với cạnh huyền và bằng một phần hai nó.

Độ dài trung tuyến = (a)/2

Tài liệu VietJack

5. Công thức tính độ dài đường trung tuyến

Công thức tính độ dài đường trung tuyến của cạnh bất kỳ bằng căn bậc 2 của một phần hai tổng bình phương hai cạnh kề trừ một phần tư bình phương cạnh đối.

Tài liệu VietJack

Trong đó: a, b ,c lần lượt là các cạnh trong tam giác

                 ma, mb, mc lần lượt là những đường trung tuyến trong tam giác  

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC có G là trọng tâm tam giác, N là trung điểm AC. Khi đó BG/BN là bao nhiêu.

Hướng dẫn:

Tài liệu VietJack

Vì G là trọng tâm của ΔABC nên BG=23BN

Số thích hợp điền vào chỗ trống là 23

Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau: Biết MG = 3cm. Tính MR, NG

Hướng dẫn:

Tài liệu VietJack

a) Ta có: MR, NS là hai đường trung tuyến của tam giác MNP và chúng cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác MNP

Theo tính chất ba đường trung tuyến của tam giác ta có: MGMR=23MR=32MG=32.3=4,5(cm)

Vậy MR = 4,5cm

b) Theo câu trước ta có G là trọng tâm của tam giác MNP.

Theo tính chất ba đường trung tuyến của tam giác ta có:

Tài liệu VietJack

Ví dụ 3. Tam giác ABC có trung tuyến AM = 9cm và G là trọng tâm. Độ dài đoạn AG là

Hướng dẫn:

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC và AM là đường trung tuyến nên AG=23AM (tính chất ba đường trung tuyến của tam giác)

Do đó: AG=23.9=6cm

Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho tam giác MNP cân tại M, biết MN = MP = 8cm, NP = 7cm. Kẻ đường tuyến MI. Chứng minh MI ⊥ NP

Lời giải

Ta có MI là đường trung tuyến của ∆MNP nên IN = IP

Mặt khác ∆MNP là tam giác cân tại M

=> MI vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao

=> MI ⊥ NP

Bài 2: Cho tam giác MNP biết NP = 20cm, PM = 16cm, MN = 14cm. Tính độ dài các đường trung tuyến của tam giác MNP

Tài liệu VietJack

Lời giải

a = NP = 20cm, b = PM = 16cm, c = MN = 14cm

Gọi độ dài đường trung tuyến từ những đỉnh M, N, P của ∆MNP lần lượt là ma, mb, mc

Áp dụng công thức tính đường trung tuyến trong tam giác ta có:

Tài liệu VietJack

Vì độ dài các đường trung tuyến là độ dài đoạn thẳng do đó:

Tài liệu VietJack

Bài 3: Cho tam giác vuông ABC có hai góc vuông AB = 3cm, AC= 4cm. Tính khoảng cách từ đỉnh A tới trọng tâm G của tam giác ABC.

Lời giải

Tài liệu VietJack

Xét ΔABC vuông tại A, ta có:

 BC2 = AB2 + AC2 (định lí Pitago)

Thay số:  BC2 = 32 + 42 = 25

 ⇒ BC = 5 (cm)

Gọi M là trung điểm của BC, suy ra AM là đường trung tuyến.

Vì theo đề bài: Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền nên

AM=12BC=12.5=2,5(cm)

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên AG=23AM=23.2,5=53(cm)

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, đường trung tuyến BM. Gọi D là hình chiếu của C trên BM, H là hình chiếu của D trên AC. Chứng minh rằng AH=3HD.

Lời giải

Tài liệu VietJack

Xét tam giác ABMvà tam giác HCD ta có:

BAM^=DHC^=900 (gt)

            + {ABM^=900BMA^HCD^=900DMC^BMA^=DMC^(dd)ABM^=HCD^.

ΔABMΔHCD(g.g)ABHC=AMHDHCHD=ABAM=2HC=2HD.

Xét tam giác MCDvuông tại D, đường cao DH ta có:

HD2=MH.HC=MH.2HD  (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

MH=0,5HDAM=MC=MH+HC=0,5HD+2HD=2,5HDAH=AM+MH=2,5HD+0,5HD=3HD.

Bài 5: Tam giác vuông cân tại A có AB = 2a. Đường trung tuyến BM có độ dài bằng bao nhiêu?

Lời giải

+ Ta có: AB = AC = 2a

+ Ta có: BC=AB2+AC2=4a2+4a2=22a

MB2=BC2+AB22AC24=8a2+4a224a24=5a2MB=a5

Xem thêm các dạng bài tập Toán liên quan khác:

70 Bài tập về Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (có đáp án năm 2024)

70 Bài tập về Sự đồng quy của ba đường trung tuyến trong một tam giác (có đáp án năm 2024)

70 Bài tập về Sự đồng quy của ba đường trung trực trong một tam giác (có đáp án năm 2024)

70 Bài tập về Sự đồng quy của ba đường cao trong một tam giác (có đáp án năm 2024)

70 Bài tập về Sự đồng quy của ba đường phân giác trong một tam giác (có đáp án năm 2024)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!