30 Bài tập dung dịch nước vôi trong (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập dung dịch nước vôi trong Hóa học 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học 9, giải bài tập Hóa học 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập dung dịch nước vôi trong

1. Lý thuyết và phương pháp giải

1.1 Khái niệm

Nước vôi trong là phần nước được chiết tách từ quá trình hòa vôi bột với nước tạo thành dung dịch màu trắng đục, để nước lắng đọng lại rồi gạn lấy phần nước trong ở trên.

Công thức hóa học nước vôi trong là Ca(OH)2

1.2 Tính chất vật lí và hóa học

- Tính chất vật lí: 

Là một loại bột trắng tinh tế ở nhiệt độ phòng, ít tan trong nước, dung dịch nước trong suốt của nó thường được gọi là nước vôi trong và huyền phù sữa bao gồm nước được gọi là vôi tôi.

- Tính chất hóa học:

Canxi hiđroxit là một chất kiềm mạnh, mang đầy đủ tính chất của một bazơ tan

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphthalein không màu có màu đỏ

+ Tác dụng với oxit axit 

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

+ Canxi hiđroxit tác dụng với axit tạo ra muối và nước

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O

+ Canxi hiđroxit phản ứng với một số muối nhất định

Canxi hiđroxit phản ứng với một số muối nhất định tạo thành bazơ mới và muối mới

Na2CO3+ Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH

2NH4NO3 + Ca(OH)2→ 2NH3 + 2H2O + Ca(NO3)2

MgCl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Mg(OH)2

1.3 Phương pháp giải

- Nắm chắc tính chất hóa học, vật lí, dấu hiệu nhận biết

- Xác định số mol các chất

- Vận dụng các công thức bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố,.. để giải bài toán.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Các khí ẩm được làm khô bằng CaO là:

A. H2, O2, N2

B. H2, CO2, N2

C. H2, O2, SO2

D. CO2, SO2, HCl

=> Đáp án A

Để làm khô các khí ẩm thì CaO không được tác dụng với các khí đó mà chỉ tác dụng với hơi nước lẫn trong các khí đó. Ở các đáp án B, C, D đều có các oxit axit mà CaO - một oxit bazơ có thể phản ứng hóa học tạo thành chất mới, nên không phải là quá trình làm khô.

Ví dụ 2: Phương pháp được dùng để điều chế Canxi oxit trong công nghiệp:

A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong lò công nghiệp hoặc lò thủ công

B. Nung CaSO4 trong lò công nghiệp

C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn

D. Cho Ca tác dụng trực tiếp với Oxi

=> Đáp án A

Ví dụ 3: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2 ; CO2), người ta cho hỗn hợp khí này đi qua dung chứa chất nào sau đây?

A. HCl

B. Na2SO4

C. NaCl

D. Ca(OH)2

=> Đáp án D. Dung dịch mà hỗn hợp khí O2 và CO2 đi qua phải tác dụng với CO2 nhưng không tác dụng với O2. Như vật trong 4 đáp án chỉ có đáp án D. Ca(OH)2 - nước vôi trong là tác dụng được với CO2.

3. Bài tập vận dụng

Bài 1. Các khí ẩm được làm khô bằng CaO là:

A. H2; O2; N2 .

B. H2; CO2; N2.

C. H2; O2; SO2.

D. CO2; SO2; HCl.

Đáp án A

Nguyên tắc làm khô chất là dùng chất có tác dụng hút ẩm và không có phản ứng với chất cần làm khô.

CaO tác dụng được khí ẩm CO2, SO2, HCl.

Phương trình phản ứng minh họa

CaO + H2O → Ca(OH)2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Bài 2. Phương pháp được dùng để điều chế canxi oxit trong công nghiệp.

A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao là trong công nghiệp hoặc lò thủ công.

B. Nung CaSO4 trong lò công nghiệp.

C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn.

D. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi.

Đáp án A

Điều chế canxi oxit CaO, người ta nung đá vôi ở nhiệt độ cao ltrong lò công nghiệp hoặc lò thủ công.

Bài 3. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2; CO2). Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

A. HCl

B. Na2SO4

C. NaCl

D. Ca(OH)2.

Đáp án D

Hỗn hợp khí cho đi qua Ca(OH)2 dư thì CO2là oxit axit sẽ tác dụng với dung dịch bazơ, sẽ bị giữ lại, còn O2 thoát ra ta sẽ thu được O2 tinh khiết.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Khi đó CO2 sẽ bị loại bỏ còn lại O2 tinh khiết

Bài 4. Những cặp chất cũng tồn tại trong một dung dịch.

A. KCl và NaNO3.

B. KOH và HCl

C. Na3PO4 và CaCl2

D. HBr và AgNO3.

Đáp án A

Những cặp chất cũng tồn tại trong một dung dịch là chúng không thể tác dụng với nhau

A. KCl và NaNO3.

Loại B vì KOH tác dụng HCl

KOH + HCl → KCl + H2O

Loại C vì Na3PO4tác dụng CaCl2

3 CaCl2 + 2 Na3PO4 → Ca3(PO4)2 + 6 NaCl

Loại  D vì HBr tác dụng AgNO3

AgNO3 + HBr → AgBr + HNO3 

Bài 5. Dung dịch H2SO4có thể tác dụng được

A. CO2, Mg, KOH.

B. Mg, Na2O, Fe(OH)3

C. SO2, Na2SO4, Cu(OH)2

D. Zn, HCl, CuO.

Đáp án B

Dung dịch H2SO4có thể tác dụng được với Mg, Na2O, Fe(OH)3

Phương trình phản ứng minh họa

Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2+ 2H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6 H2O

Bài 6. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của NaOH?

A. Dùng trong chế biến dầu mỏ.

B. Dùng trong sản xuất thuỷ tinh.

C. Dùng trong luyện nhôm.

D. Dùng trong sản xuất xà phòng.

Đáp án B

Bài 7. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

C. điện phân NaCl nóng chảy

D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực

Đáp án B

Điều chế trong công nghiệp nên phải dùng nguyên vật liệu rẻ tiền, là NaCl, điện phân phải có màng ngăn để không cho Cl2 sinh ra tác dụng ngược trở lại với NaOH

Bài 8. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc?

A. Cho dung dịch CH3NH2 đến dư vào dung dịch Al(NO3)3

Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2­

Cho khí CO2 lội vào dung dịch Na[Al(OH)4](hoặc NaAlO2) cho đến dư

Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3

Đáp án B

A. 3CH3NH2+ Al(NO3)3+ 3H2O → 3CH3NH3NO3 + Al(OH)3

B. 2NH3+ ZnCl2+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4]2+ + 2OH-

C. CO2 + Na[Al(OH)4] → NaHCO3 + Al(OH)3

D. 3NH3 + AlCl3+ 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Bài 9. Phải dùng bao nhiêu lit CO2 (đktc) để hòa tan hết 20 g CaCO3 trong nước, giả sử chỉ có 50% CO2 tác dụng. Phải thêm tối thiểu bao nhiêu lit dd Ca(OH)2 0,01 M vào dung dịch sau phản ứng để thu được kết tủa tối đa. Tính khối lượng kết tủa:

A. 4,48 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.

B. 8,96 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.

C. 8,96 lit CO2, 20 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.

D. 4,48 lit CO2, 12 lit dung dịch Ca(OH)2, 30 g kết tủa.

Đáp án C

nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol

Phương trình hóa học

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

x……….x………………………..x

Phương trình hóa học ta có

nCO2 lý thuyết = x = nCaCO3 = 0,2 mol

=> nCO2 tt = nCO2 lt/50%.100% = 0,4 mol

V CO2 tt = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Ta có phương trình phản ứng hóa học

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

x……….x………………………..x

Vậy tối thiểu cần là x = 0,2 mol ⇒ VCa(OH)2 = 0,2/0,01 = 20 lít

nCaCO3 = 2x = 0,4 mol

⇒ m↓ = 0,4.100 = 40g

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học 9 hay, chi tiết, đầy đủ khác:

30 Bài tập về các chất kết tủa (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Một số muối quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số oxit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số axit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!