30 Bài tập về các chất kết tủa (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng bài tập về các chất kết tủa Hóa học 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học 9, giải bài tập Hóa học 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về các chất kết tủa

I. Lý thuyết

1. Khái niệm

- Kết tủa là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch khi phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch lỏng. Nếu không chịu tác dụng của trọng lực (lắng đọng) để gắn kết các hạt rắn với nhau, thì các chất tồn tại trong dung dịch ở dạng huyền phù. Sau khi lắng đọng, đặc biệt khi sử dụng phương pháp ly tâm trong phòng thí nghiệm để nén chặt chúng thành khối, chất kết tủa có thể được xem là ‘viên’.

- Sự kết tủa có thể được dùng làm như một môi trường. Chất lỏng không kết tủa còn lại ở trên được gọi là ‘supernate’ hay ‘supernatant’ (dịch nổi). Bột thu được từ quá trình kết tủa về mặt lịch sử được gọi là ‘bông (tụ)’. Khi chất rắn xuất hiện ở dạng sợi cellulose qua quá trình hóa học, quá trình này được gọi là sự tái sinh (regeneration).

2. Công thức tính khối lượng

- Khối lượng kết tủa là khối lượng của chất rắn thu được từ dung dịch sau khi phản ứng hóa học.

- Khối lượng kết tủa được tính theo công thức sau:

m = n.M

- Trong đó:

+ m: Khối lượng (g)

+ n: Số mol (mol)

+ M: Khối lượng mol (g/mol)

3. Các chất kết tủa thường gặp và màu sắc của chúng

Bảng các chất kết tủa thường gặp

STT

Chất kết tủa

Màu sắc kết tủa

STT

Chất kết tủa

Màu sắc kết tủa

1

Al(OH)3

Keo trắng

15

CaCO3

Trắng

2

FeS

Màu đen

16

AgCl

Trắng

3

Fe(OH)2

Trắng xanh

17

AgBr

Vàng nhạt

4

Fe(OH)3

Màu đỏ

18

AgI

Màu vàng cam hay vàng đậm

5

FeCl2

Dung dịch màu lục nhạt

19

Ag3PO4

Màu vàng

6

FeCl3

Dung dịch màu vàng nâu

20

Ag2SO4

Trắng

7

Cu

Màu đỏ

21

MgCO3

Kết tủa trắng

8

Cu(NO3)2

Dung dịch xanh lam

22

CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS

Màu đen

9

CuCl2

Tinh thể màu nâu, dung dịch màu xanh lá cây

23

BaSO4

Trắng

10

Fe3O4 (rắn)

Màu nâu đen

24

BaCO3

Trắng

11

CuSO4

Tinh thể khan có màu trắng, tinh thể ngậm nước và dung dịch màu xanh lam

25

Mg(OH)2

Trắng

12

Cu2O

Có màu đỏ gạch

26

PbI2

Vàng tươi

13

Cu(OH)2

Màu xanh lơ (xanh da trời)

27

C6H2Br3OH

Trắng ngà

14

CuO

Màu đen

28

Zn(OH)2

Keo trắng

4. Phương pháp giải

- Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

- Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.

- Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1:Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.

Hướng dẫn giải:

Dùng Ba(OH)2 vào các dd:

Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3

Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2→ Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

Xuất hiện kết tủa xanh gồm:

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2

CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Cu(OH)2

Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl

Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng

Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg(NO3)2

do phản ứng Mg(OH)2 +2HCl → MgCl2 + H2O

Kết tủa tan một phần còn một phần không tan  do BaSO4) là MgSO4

Tương tự muối Fe và Cu

Ví dụ 2: Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.

Hướng dẫn giải:

Đem đốt mẫu thử 4 chất rắn:

Ngọn lửa chuyển màu vàng tươi: NaNO3 và NaCl

Ngọn lửa chuyển màu tím đỏ: KNO3 và KCl

Dùng dung dịch AgNO3:

tạo kết tủa trắng → NaCl và KCl

NaCl (dd) + AgNO3 (dd) → NaNO3 (dd) + AgCl (r)

KCl (dd) + AgNO3 (dd) → KNO3 (dd) + AgCl (r)

còn lại → NaNO3 và KNO3

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.

Hướng dẫn giải:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử

Mẫu thử nào tan trong nước là K2O và CaO

K2O + H2O → 2KOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO

Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3, chất ban đầu là CaO

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là K2O

Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước

Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3

Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2

Chất rắn còn lại không tan là MgO

Bài 2:Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.

Hướng dẫn giải:

TH1: Nếu H2SO4 đặc:

Thì Cu tác dụng với HNO3, H2SO4 (Nhóm 1)

Không tác dụng HCl, H3PO4 (Nhóm 2)

Ta dùng muối Ba(NO3)2

Cho vào nhóm 1 có kết tủa BaSO4 nhận biết được H2SO4, còn HNO3 không có hiện tượng đặc biệt

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + NO2 + H2O

Cho vào nhóm 2: có kết tủa Ba3(PO4)2. nhận biết H3PO4.

còn HCl không có hiện tượng gì đặc biệt:

Phương trình: H3PO4 + Ba(NO3)2 → Ba3(PO4)2 + NO2 + H2O

TH2: Nếu H2SO4 loãng:

Nhóm 1: không tác dụng với Cu: HCl, H3PO4, H2SO4

Nhóm 2: HNO3 tác dụng tạo khí → nhận biết được HNO3

Cũng dùng Ba(NO3)2

Cho vào nhóm 1

Có kết tủa Ba3(PO4)2 và BaSO4

Không có hiện tượng đặc biệt là HCl → nhận biết được HCl

Còn hai kết tủa, ta dùngHCl vừa nhận ra cho vào hai kết tủa, kết tủa nào tan là Ba3(PO4)2 → Nhận biết được H3PO4, còn kết tủa nào không tan là BaSO4 → nhận biết được H2SO4

Bài 3: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.

a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?

b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?

Hướng dẫn giải:

a) Ta có các ống nghiệm sau: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.

Giải thích. Lọ K2CO3 là phải có vì gốc CO3 2- kết hợp với các gốc kim loại Ba, Mg, Pb đều tạo kết tủa không tạo dung dịch.

b) Phân biệt:

Cho HCl vào 4 dung dịch: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.

→Tạo khí: K2CO3

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

Không hiện tượng: Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2: Nhóm A

Cho dd NaCl vào nhóm A:

+ Tạo kết tủa: Pb(NO3)2:

2NaCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2NaNO3

+ Không hiện tượng: MgSO4, BaCl2: Nhóm B

Cho tiếp dd Na2SO4 vào nhóm B:

→ Tạo kết tủa: BaCl2:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

→ Không hiện tượng: MgSO4.

Bài 4: Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2.

Hướng dẫn giải:

Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

2NH4NO3 + Ca(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + H2O

Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + H2O

Không có hiện tượng gì là KCl.

Bài 5: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.

Hướng dẫn giải:

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.

Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.

Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.

=> kim loại ban đầu là Fe.

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 => kim loại ban đầu là Al.

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2

Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg.

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học 9 hay, chi tiết, đầy đủ khác:

30 Bài tập về Một số bazơ quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Một số muối quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số oxit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số axit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!