Bài tập công thức tính liên kết pi
1. Lí thuyết và phương pháp giải
1.1 Khái niệm
Liên kết pi là liên kết cộng hóa trị được tạo nên khi hai thùy của một obitan nguyên tử tham gia xen phủ với hai thùy của electron orbital khác tham gia liên kết. Liên kết pi (liên kết π) với kí tự Hy Lạp π trong tên của liên kết này ám chỉ các orbital p.
1.2 Công thức tính
Số liên kết π hợp chất hữu cơ mạch hở A, công thức được kí hiệu là CxHy hoặc CxHyOz dựa vào mối liên quan của số mol CO2; H2O thu được khi đốt cháy A được tính theo công thức sau:
A là CxHy hoặc CxHyOz mạch hở, cháy cho nCO2 – nH2O = k.nA thì A có số π=k+1
Lưu ý: Hợp chất CxHyOz có số
1.3 Phương pháp giải
Để làm bài tập dạng này ta cần lưu ý:
Tính chất cơ bản của hiđrocabon không no là tham gia phản cộng để phá vỡ liên kết pi.
Đối với hiđrocacbon mạch hở số liên kết π được tính theo công thức: CxHy
Số liên kết
Đối với mạch vòng thì 1π = 1 vòng ta xem số mol liên kết π được tính bằng = số mol phân tử nhân số liên kết π
Ví dụ: Có a mol CnH2n+2-2k thì số mol liên kết π = a.k. Hiđrocacbon không no khi tác dụng với H2 hay halogen thì:
Như vậy số mol liên kết π bằng số mol H2 hay Br2 phản ứng. Từ đây người ta có thể giải các bài toán đơn giản hơn. Phương pháp này thường áp dụng với bài toán hiđrocacbon không no cộng.
H2 sau đó cộng brom. Khi đó ta có công thức sau:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 14,28 gam hỗn hợp X chứa C4H8, C4H6, C4H4, C4H2 và H2 thu được 1,04 mol khí CO2. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 17,85. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,54
B. 0,52
C. 0,48
D. 0,46
Đáp án: A. 0,54
Bảo toàn khối lượng:
Bảo toàn số liên kết trong phản ứng đốt cháy:
Bảo toàn số liên kết trong phản ứng với brom: k.nX = n hiđro phản ứng +nbrom
0,14 + nX = nX – 0,4 + nbrom
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2; 0,03 mol C2H4 và 0,07 mol H2, đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,375. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có a mol brom tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,03
B. 0,04
C. 0,05
D. 0,06
Đáp án: A. 0,03
nX = 0,02 + 0,03 + 0,07 = 0,12 mol; mX = 0,02.26 + 0,03. 28 + 0,07.2 = 1,5 gam
Bảo toàn khối lượng có: mX = mY = 1,5 gam
Số mol hiđro phản ứng = nX – nY = 0,12 – 0,08 = 0,04 mol
Bảo toàn số mol ta có:
0,02.2 + 0,03.1 = a + 0,04
3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có a mol brom tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,2
B. 0,05
C. 0,04
D. 0,1
Đáp án: D. 0,1
nX = 0,3 + 0,1 = 0,4 mol
mX = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 gam
Bảo toàn khối lượng: mY = 5,8 gam; MY = 29
nhidro phản ứng = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol
Bảo toàn số mol ta có:
3.0,1 = a + 0,2
Bài 2: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 27,25 gồm: butan, but-1-en và vinylaxetilen. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là m gam. Mặt khác, khi dẫn 0,15 mol hỗn hợp X trên vào bình đựng dung dịch brom dư thấy a gam brom phản ứng. Giá trị m và a lần lượt là
A. 43,95 và 42
B. 35,175 và 42
C. 35,175 và 21
D. 43,95 và 21
Đáp án: B. 35,175 và 42
mX = nX.MX = 0,15. 27,25. 2 = 8,175 g;
Bảo toàn khối lượng:
Bảo toàn nguyên tố:
Suy ra m = 0.6.44 + 0,4875. 18 = 35,175g
Gọi số liên kết của X là k
Bảo toàn liên kết :
Suy ra a= 0,2625.160 = 42 gam
Bài 3: Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,25 mol hai ankin X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 9,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. Công thức phân tử của Y là
A. C3H4
B. C2H2
C. C4H6
D. C3H6
Đáp án: A. C3H4
nA= 0,75 mol; MB = 9,25.2 = 18,5; nbrom = 0,25 mol
Bảo toàn mol ta có: nhidro phản ứng = 0,25.2 – 0,25 = 0,25 mol
Ta có: mA = mB = 0,5.18,5 = 9,25g
Gọi công thức ankin có dạng CnH2n-2
Ta có: 0,5.2 + 0,25.(14n -2) = 9,25
2 ankin là C2H2 và C3H4 và Y là C3H4
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen; 0,1 mol vinylaxetilen; 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác,sau một thời gian được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với a mol dung dịch Br2. Giá trị của a là
A. 0,25
B. 0,35
C. 0,45
D. 0,65
Đáp án: C. 0,45
nX = 0,15 + 0,1 + 0,1 + 0,4 = 0,75 (mol);
mX = 0,15. 26 + 0,1. 52 + 0,1.28 + 0,4.2 = 12,7 g
Bảo toàn khối lượng có mX = mY
- phản ứng = nX – nY = 0,75- 0,5 = 0,25(mol)
- Bảo toàn số mol liên kết : 0,15.2 + 0,1.3 + 0,1.1 = a + 0,25
Bài 5: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung X trong bình kín với xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100ml dd Br2 a mol/l. Tìm giá trị a
A. 0,2 M
B. 0,3 M
C. 2 M
D. 3 M
Đáp án: D. 3 M
nX = 0,1 + 0,2 + 0,7 = 1 mol
nđihro phản ứng = nX – nY = 1 - 0,8 = 0,2 mol
Bảo toàn số mol ta có:
0,1.1 + 0,2.2 = nhidro phản ứng + nbrom = 0,2 + nbrom nbrom = 0,3 mol
a = 0,3 : 0,1 = 3M
Bài 6: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung nóng X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 8 gam
B. 16 gam
C. 12 gam
D. 24 gam
Đáp án: D. 24 gam
nX = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol; mX= 0,6.2 + 0,15.52 = 9gam
Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau mY = 9gam
Ta có nđihro phản ứng = nX – nY = 0,75 - 0,45 = 0,3 mol
Bảo toàn số mol ta có: 0,15.3 = nhidro phản ứng + nbrom = 0,3 + nbrom
nbrom = 0,15.3 – 0,3 = 0,15 mol
mbrom = 0,15.160 = 24 gam
Bài 7: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 25%
B. 30%
C. 40%
D. 50%
Đáp án: D. 50%
Phương trình phản ứng:
Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau
Coi nX = 4 mol; nY = 3 mol
Hỗn hợp X có
Bảo toàn mol : ngiảm = 4-3 =1mol = phản ứng = phản ứng
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
30 Bài tập về cách viết công thức cấu tạo (2024) có đáp án
30 Bài tập về hợp chất vô cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về hoá hợp (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về phương trình hoá học (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về phản ứng hóa học (2024) có đáp án chi tiết nhất