30 Bài tập về hợp chất vô cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu tóm tắt lý thuyết Hóa học Bài tập về hợp chất vô cơ hay, chi tiết cùng với câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về hợp chất vô cơ

I. Lý thuyết

1. Khái niệm 

Hợp chất vô cơ là hợp chất hóa học mà trong phân tử không có chứa nguyên tử cacbon. Một số trường hợp ngoại lệ mà hợp chất được gọi là hợp chất vô cơ trong phân tử vẫn chứa nguyên tử cacbon là khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.

2. Phân loại

Hợp chất vô cơ được phân loại thành từng nhóm dựa vào tính chất hóa học của những hợp chất đó tương tự nhau. Khi đó, người ta xếp chúng vào một nhóm để tiện nghiên cứu, học tập.

4 loại hợp chất vô cơ chính đó là: Oxit, Axit, Bazơ và Muối.

3. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Phản ứng hóa học minh họa

(1) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(3) Na2O + H2O → 2NaOH

(4) Fe(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} FeO + H2O

(5) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

(6) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

(7) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

(8) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

(9) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

4. Phương pháp giải

- Bước 1: Viết PTHH.

- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa KHCO3?

A. Có khí thoát ra và có kết tủa

B. Chỉ có kết tủa trắng

C. Có khí thoát ra và dung dịch trong suốt

D. Dung dịch có màu vàng

Đáp án: C

Ví dụ 2: Điều kiện để muối phản ứng với muối là: 

A. Hai muối tham gia phản ứng đều phải tan

B. Hai muối đem phản ứng phải có một muối không tan

C. Hai muối tham gia phản ứng đều phải tan, hai muối tạo thành ít nhất phải có một muối không tan

D. Hai muối tạo thành ít nhất phải có một muối không tan

Đáp án: C

Ví dụ 3: Cho 30,4 gam oxit kim loại M vào 294 gam đung dịch H2SO$_{4}4 20% vừa đủ. Công thức hóa học của oxit trên là: 

A. Al2O3

B. Fe2O3

C. Cr2O3

D. FeO

Đáp án: C

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

 A. K2O.

 B. CuO.

 C. CO.

 D. SO2.

Đáp án: A

K2O + H2O → 2KOH.

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

 A. CaO,

 B. BaO,

 C. Na2O

 D. SO3.

Đáp án: D

SO3 + H2O → H2SO4.c

Câu 3: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

 A. CuO, CaO, K2O, Na2O.

 B. CaO, Na2O, K2O, BaO.

 C. Na2O, BaO, CuO, MnO.

 D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.

Đáp án: B.

Câu 4: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH:

 A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

 B. CaO, CuO, CO, N2O5.

 C. CO2, SO2, P2O5, SO3.

 D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Đáp án: C.

Oxit axit (CO2, SO2, P2O5, SO3) tác dụng được với dung dịch NaOH.

Câu 5: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:

 A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

 B. CaO, CuO, CO, N2O5.

 C. CaO, Na2O, K2O, BaO.

 D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Đáp án: C.

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:

 A. Na2CO3.

 B. NaHCO3.

 C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.

 D. Na(HCO3)2.

Đáp án: B.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 12 (có đáp án): Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

→ Sau phản ứng thu được muối NaHCO3.

Câu 7: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:

 A. 4%.

 B. 6%.

 C. 4,5%

 D. 10%

Đáp án: A

Số mol Na2O = 6,2 : 62 = 0,1 mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 12 (có đáp án): Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Câu 8: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7 ?

 A. CO2

 B. SO2

 C. CaO

 D. P2O5

Đáp án: C

  CaO + H2O → Ca(OH)2

Dung dịch Ca(OH)2 có pH > 7.

Câu 9: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :

 A. 19,7 g

 B. 19,5 g

 C. 19,3 g

 D. 19 g

Đáp án: A

Số mol CO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 12 (có đáp án): Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

→ m↓ = 0,1.197 = 19,7 gam.

Câu 10: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.

 A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4.

 B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.

 C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2.

 D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.

Đáp án: C

- Sử dụng quỳ tím:

 + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.

 + Quỳ tím chuyển sang màu xanh → KOH.

 + Quỳ tím không chuyển màu → NaNO3 và Na2SO4.

- Phân biệt NaNO3 và Na2SO4: Dùng BaCl2

 + Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4.

    BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

 + Không hiện tượng → NaNO3.

Xem thêm các dạng bài tập hay khác:

30 Bài tập về Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập Tính chất hóa học của muối (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số bazơ quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Tính chất hóa học của axit (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số oxit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!