12 nguyên nhân gây sưng mí mắt thường gặp và cách điều trị

Mí mắt bị sưng không chỉ là một phiền toái về mặt thẩm mỹ, tình trạng này có thể cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nếu sưng mí mắt làm cản trở khả năng nhìn.

Hầu hết các nguyên nhân gây sưng mí mắt là vô hại, nhưng những vấn đề tưởng như nhỏ lại có thể khá nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng mí mắt, hãy nên tìm đến bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị. Nếu ai đó đã từng bị sưng mí mắt trước đây, có lẽ họ có thể tự khắc phục tình trạng này một cách an toàn tại nhà trong vài ngày.

Lẹo mắt

Hầu hết các nguyên nhân gây sưng mí mắt là vô hại, nhưng những vấn đề tưởng như nhỏ lại có thể khá nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng mí mắt, hãy nên tìm đến bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị. Nếu ai đó đã từng bị sưng mí mắt trước đây, có lẽ họ có thể tự khắc phục tình trạng này một cách an toàn tại nhà trong vài ngày. 1.	Lẹo mắt   Lẹo mắt (hordeolum) là một tình trạng nhiễm trùng tổ chức tuyến ở mí mắt. nguồn ảnh: http://neoretinaclinic.com/   Lẹo mắt (hordeolum) là một tình trạng nhiễm trùng tổ chức tuyến ở mí mắt. Loại lẹo mắt phổ biến nhất là do nhiễm trùng các tuyến nước mắt ở gốc lông mi. Lẹo mắt đôi khi cũng xảy ra bên trong mí mắt do các tuyến bã nhờn bị nhiễm trùng. Lẹo mắt thường khởi phát với các biểu hiện như xuất hiện những cục đỏ, ngứa, đau, sưng tấy. Trong vài giờ hoặc vài ngày, chúng bắt đầu giống như nhọt viêm, một số có đầu trắng. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến một tuyến nước mắt hoặc tuyến bã nhờn và không cần điều trị. Chườm ấm có thể giúp giảm đau. Mọi người nên tránh dùng các sản phẩm dành cho mắt, bao gồm cả kem trang điểm và kem mắt cho đến khi lẹo biến mất. Bạn cũng đừng bao giờ cố gắng nặn lẹo mắt vì có thể làm lây lan nhiễm trùng và làm tổn thương mắt. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong những trường hợp sau: •	Một số lẹo xuất hiện cùng một lúc •	Lẹo rất đau •	Các triệu chứng xấu đi •	Sốt •	Thị lực bị suy giảm. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên khi bị lẹo mắt, thì nên đi khám bác sĩ nhãn khoa.  2.	Chắp   Chắp mắt không phải là tình trạng nhiễm trùng ở mắt mà thường là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn tuyến bã. Nguồn ảnh: https://www.laboratoires-thea.com/ Chắp (chalazion) trông giống như mụn rộp, nhưng chắp không phải là một tình trạng nhiễm trùng. Thay vào đó, chắp xuất hiện khi tuyến bã ở mí mắt bị tắc nghẽn. Những người từng bị chắp ở mắt có xu hướng bị nhiều hơn và các nốt tổn thương này có thể phát triển khá lớn. Tuy nhiên, chắp hiếm khi gây tổn thương gì cho mắt. Chúng thường tự khỏi sau vài ngày. Chườm ấm có thể giúp chắp nhanh khỏi hơn. Khi chắp phát triển với kích thước lớn, chúng có thể cản trở thị lực và gây đau đớn. Có thể khó phân biệt giữa chắp, lẹo mắt hoặc một tình trạng nhiễm trùng mắt. Nếu vết sưng không biến mất sau một vài ngày hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa.  3.	Dị ứng Nếu mí mắt bị sưng kèm theo ngứa, đỏ, chảy nước mắt thì nguyên nhân có thể là do dị ứng mắt. Bụi, phấn hoa và các chất gây dị ứng thông thường khác có thể gây kích ứng mắt, gây ra phản ứng dị ứng trên. Dị ứng ở mắt hiếm khi nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây khó chịu. Tránh các chất gây dị ứng đã biết là biện pháp tốt nhất. Tình trạng dị ứng ở một số người sẽ thuyên giảm khi dùng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl. Thuốc nhỏ mắt không kê đơn cũng giúp giảm ngứa và khô mắt, nhưng nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, tốt nhất nên đi khám bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây dị ứng và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.  4.	Kiệt sức Kiệt sức hoặc mệt mỏi có thể khiến mí mắt sưng húp. Nước tích ở mô mắt qua đêm cũng khiến mắt sưng nề vào buổi sáng, đặc biệt khi trải qua một đêm không ngủ ngon. Chườm lạnh khi nằm kê cao đầu có thể hữu ích. Uống một cốc nước cũng có thể giúp giảm tích nước và sưng tấy.  5.	Khóc Khi khóc có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt và mí mắt, đặc biệt nếu khóc quá nhiều hoặc kéo dài. Sưng mí mắt sau khóc có thể là kết quả của việc tích nước, nguyên nhân là do sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt. Nghỉ ngơi, chườm mát, kê cao đầu và uống nước có thể giúp cải thiện sưng nề mắt.  6.	Mỹ phẩm  Khi các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da dính vào mắt, chúng gây kích ứng mắt và các mô xung quanh, gây sưng tấy mắt, đỏ và đau đớn. Phản ứng dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm cũng có thể gây sưng mí mắt. Nếu mọi người cảm thấy mắt bị nóng và sưng thì nên sử dụng nước mắt nhân tạo (thuốc nhỏ mắt) để giúp làm dịu cảm giác khó chịu. Nếu tình trạng bỏng rát vẫn kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, nên đi khám bác sĩ nhãn khoa. Tránh sử dụng thuốc nhỏ làm trắng mắt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác để giảm đau. Những sản phẩm này có thể gây ra các phản ứng không mong muốn cùng với các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da khác.  7.	Viêm tổ chức hốc mắt  Viêm tổ chức hốc mắt là tình trạng nhiễm trùng sâu trong mô của mắt. Tình trạng này có thể lan ra nhanh chóng và thường gây cảm giác cực kỳ đau đớn. Ngay cả một vết xước nhỏ cũng là cơ hội cho vi khuẩn gây viêm tổ chức hốc mắt. Nếu mí mắt rất đau, đỏ, có vệt hoặc sưng thì nên khẩn trương tới cơ sở y tế để được thăm khám. Viêm tổ chức hốc mắt là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cần điều trị bằng kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. 8.	Bệnh Basedow  Bệnh Basedow là một rối loạn nội tiết gây ra tình trạng tuyến giáp hoạt động một cách quá mức. Tình trạng này có thể khiến tuyến giáp giải phóng nhầm các tế bào để chống lại tổ chức bình thường trong mắt, gây sưng và viêm mắt. Một loạt các phương pháp điều trị cho bệnh Basedow như phẫu thuật tuyến giáp hay điều trị thuốc theo đơn.  9.	Mụn rộp ở mắt  Mụn rộp hay herpes ở mắt là một bệnh nhiễm trùng herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị mụn rộp ở mắt, nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em. Mụn rộp ở mắt có thể trông giống như đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào các tổn thương cũng biểu hiện một cách rõ ràng. Để chẩn đoán tình trạng mụn rộp, bác sĩ sẽ cần phải cấy tổ chức tổn thương để kiểm tra sự hiện diện của vi rút. Mặc dù vi rút vẫn còn trong cơ thể và không có cách chữa trị, nhưng thuốc kháng vi rút có thể kiểm soát các triệu chứng này.  10.	Viêm bờ mi  Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mí mắt hơn những người khác, có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi. Những người bị viêm bờ mi gây ra tình trạng mí mắt nhờn và vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bờ mi nặng, mí mắt sẽ bị viêm và gây đau. Viêm bờ mi là một tình trạng mạn tính không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, nó có xu hướng bùng phát các triệu chứng nhanh hơn và sau đó tồi tệ hơn. Chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt và tẩy tế bào chết mí mắt có thể giúp cải thiện bệnh. Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh điều trị tình trạng viêm bờ mi này. Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Nếu đợt bùng phát viêm bờ mi nặng hơn những đợt trước, hoặc bị đau dữ dội, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa.  11.	Tắc ống lệ   Khi ống lệ - ống dẫn nước mắt - bị tắc, mắt không thể dẫn lưu nước mắt dẫn đến đau và đỏ mí mắt. Những người bị tắc ống lệ cũng có thể xuất hiện dịch tiết kèm vảy khiến đôi mắt bị bịt kín khi thức dậy. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt rất dễ bị tắc nghẽn ống lệ. Các triệu chứng thường cải thiện khi trẻ được 1 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, ống lệ bị tắc gây khó chịu nhưng không có hại. Chườm ấm để làm dịu vết sưng tấy và giúp ống lệ tiết dịch. Thử xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này để giảm áp lực và thông ống lệ. Ống lệ bị tắc đôi khi có thể do nguyên nhân nhiễm trùng. Nếu mí mắt rất đau hoặc người bệnh bị sốt kèm theo thì nên đi khám ngay. Tình trạng nhiễm trùng này có thể cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu các ống lệ bị tắc không thông thoáng, bác sĩ có thể cần phải thực hiện một thủ thuật y tế để dẫn lưu chúng.  12.	 Viêm kết mạc    Viêm kết mạc còn được hay gọi là đau mắt đỏ, do vi rút gây ra và thường tự khỏi. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/ Viêm kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm kết mạc mắt - là mô mỏng, giữa mí mắt và nhãn cầu. Những người bị đau mắt đỏ thường có nhãn cầu màu hồng hoặc đỏ và có thể bị đau, ngứa và sưng mí mắt. Dạng viêm kết mạc phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi rút và sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm kết mạc. Đôi khi, dị ứng hoặc chất kích thích như nước hoa cũng làm kích ứng mắt, gây viêm kết mạc. Chườm ấm có thể giúp giảm đau. Để phòng viêm kết mạc, nên: •	Giữ cho mắt sạch và trang điểm vào mắt •	Tránh dụi hoặc chạm vào mắt •	Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, cơn đau trở nên nghiêm trọng, hoặc mắt đỏ không thuyên giảm sau một vài ngày, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng, thậm chí cần điều trị thuốc kháng sinh.   Theo nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/318219Lẹo mắt (hordeolum) là một tình trạng nhiễm trùng tổ chức tuyến ở mí mắt. nguồn ảnh: http://neoretinaclinic.com/ Lẹo mắt (hordeolum) là một tình trạng nhiễm trùng tổ chức tuyến ở mí mắt. Loại lẹo mắt phổ biến nhất là do nhiễm trùng các tuyến nước mắt ở gốc lông mi. Lẹo mắt đôi khi cũng xảy ra bên trong mí mắt do các tuyến bã nhờn bị nhiễm trùng.

Lẹo mắt thường khởi phát với các biểu hiện như xuất hiện những cục đỏ, ngứa, đau, sưng tấy. Trong vài giờ hoặc vài ngày, chúng bắt đầu giống như nhọt viêm, một số có đầu trắng. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến một tuyến nước mắt hoặc tuyến bã nhờn và không cần điều trị. Chườm ấm có thể giúp giảm đau.

Mọi người nên tránh dùng các sản phẩm dành cho mắt, bao gồm cả kem trang điểm và kem mắt cho đến khi lẹo biến mất. Bạn cũng đừng bao giờ cố gắng nặn lẹo mắt vì có thể làm lây lan nhiễm trùng và làm tổn thương mắt.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Một số lẹo xuất hiện cùng một lúc
  • Lẹo rất đau
  • Các triệu chứng xấu đi
  • Sốt
  • Thị lực bị suy giảm.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên khi bị lẹo mắt, thì nên đi khám bác sĩ nhãn khoa. 

Chắp

Chắp mắt không phải là tình trạng nhiễm trùng ở mắt mà thường là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn tuyến bã. Nguồn ảnh: https://www.laboratoires-thea.com/Chắp mắt không phải là tình trạng nhiễm trùng ở mắt mà thường là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn tuyến bã. Nguồn ảnh: https://www.laboratoires-thea.com/

Chắp (chalazion) trông giống như mụn rộp, nhưng chắp không phải là một tình trạng nhiễm trùng. Thay vào đó, chắp xuất hiện khi tuyến bã ở mí mắt bị tắc nghẽn. Những người từng bị chắp ở mắt có xu hướng bị nhiều hơn và các nốt tổn thương này có thể phát triển khá lớn. Tuy nhiên, chắp hiếm khi gây tổn thương gì cho mắt. Chúng thường tự khỏi sau vài ngày. Chườm ấm có thể giúp chắp nhanh khỏi hơn.

Khi chắp phát triển với kích thước lớn, chúng có thể cản trở thị lực và gây đau đớn. Có thể khó phân biệt giữa chắp, lẹo mắt hoặc một tình trạng nhiễm trùng mắt. Nếu vết sưng không biến mất sau một vài ngày hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa.

Video chắp và lẹo là đôi bạn thân

Dị ứng

Nếu mí mắt bị sưng kèm theo ngứa, đỏ, chảy nước mắt thì nguyên nhân có thể là do dị ứng mắt. Bụi, phấn hoa và các chất gây dị ứng thông thường khác có thể gây kích ứng mắt, gây ra phản ứng dị ứng trên. Dị ứng ở mắt hiếm khi nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây khó chịu.

Tránh các chất gây dị ứng đã biết là biện pháp tốt nhất. Tình trạng dị ứng ở một số người sẽ thuyên giảm khi dùng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl. Thuốc nhỏ mắt không kê đơn cũng giúp giảm ngứa và khô mắt, nhưng nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, tốt nhất nên đi khám bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây dị ứng và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Kiệt sức

Kiệt sức hoặc mệt mỏi có thể khiến mí mắt sưng húp. Nước tích ở mô mắt qua đêm cũng khiến mắt sưng nề vào buổi sáng, đặc biệt khi trải qua một đêm không ngủ ngon. Chườm lạnh khi nằm kê cao đầu có thể hữu ích. Uống một cốc nước cũng có thể giúp giảm tích nước và sưng tấy. 

Khóc

Khi khóc có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt và mí mắt, đặc biệt nếu khóc quá nhiều hoặc kéo dài. Sưng mí mắt sau khóc có thể là kết quả của việc tích nước, nguyên nhân là do sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.

Nghỉ ngơi, chườm mát, kê cao đầu và uống nước có thể giúp cải thiện sưng nề mắt. 

Mỹ phẩm

Khi các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da dính vào mắt, chúng gây kích ứng mắt và các mô xung quanh, gây sưng tấy mắt, đỏ và đau đớn. Phản ứng dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm cũng có thể gây sưng mí mắt.

Nếu mọi người cảm thấy mắt bị nóng và sưng thì nên sử dụng nước mắt nhân tạo (thuốc nhỏ mắt) để giúp làm dịu cảm giác khó chịu. Nếu tình trạng bỏng rát vẫn kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, nên đi khám bác sĩ nhãn khoa.

Tránh sử dụng thuốc nhỏ làm trắng mắt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác để giảm đau. Những sản phẩm này có thể gây ra các phản ứng không mong muốn cùng với các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da khác.

Viêm tổ chức hốc mắt 

Viêm tổ chức hốc mắt là tình trạng nhiễm trùng sâu trong mô của mắt. Tình trạng này có thể lan ra nhanh chóng và thường gây cảm giác cực kỳ đau đớn. Ngay cả một vết xước nhỏ cũng là cơ hội cho vi khuẩn gây viêm tổ chức hốc mắt. Nếu mí mắt rất đau, đỏ, có vệt hoặc sưng thì nên khẩn trương tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Viêm tổ chức hốc mắt là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cần điều trị bằng kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Bệnh Basedow

Bệnh Basedow là một rối loạn nội tiết gây ra tình trạng tuyến giáp hoạt động một cách quá mức. Tình trạng này có thể khiến tuyến giáp giải phóng nhầm các tế bào để chống lại tổ chức bình thường trong mắt, gây sưng và viêm mắt. Một loạt các phương pháp điều trị cho bệnh Basedow như phẫu thuật tuyến giáp hay điều trị thuốc theo đơn.

Mụn rộp ở mắt 

Mụn rộp hay herpes ở mắt là một bệnh nhiễm trùng herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị mụn rộp ở mắt, nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em. Mụn rộp ở mắt có thể trông giống như đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào các tổn thương cũng biểu hiện một cách rõ ràng.

Để chẩn đoán tình trạng mụn rộp, bác sĩ sẽ cần phải cấy tổ chức tổn thương để kiểm tra sự hiện diện của vi rút. Mặc dù vi rút vẫn còn trong cơ thể và không có cách chữa trị, nhưng thuốc kháng vi rút có thể kiểm soát các triệu chứng này.

Viêm bờ mi

Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mí mắt hơn những người khác, có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi. Những người bị viêm bờ mi gây ra tình trạng mí mắt nhờn và vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bờ mi nặng, mí mắt sẽ bị viêm và gây đau.

Viêm bờ mi là một tình trạng mạn tính không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, nó có xu hướng bùng phát các triệu chứng nhanh hơn và sau đó tồi tệ hơn. Chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt và tẩy tế bào chết mí mắt có thể giúp cải thiện bệnh. Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh điều trị tình trạng viêm bờ mi này.

Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Nếu đợt bùng phát viêm bờ mi nặng hơn những đợt trước, hoặc bị đau dữ dội, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa.

Tắc ống lệ  

Khi ống lệ - ống dẫn nước mắt - bị tắc, mắt không thể dẫn lưu nước mắt dẫn đến đau và đỏ mí mắt. Những người bị tắc ống lệ cũng có thể xuất hiện dịch tiết kèm vảy khiến đôi mắt bị bịt kín khi thức dậy.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt rất dễ bị tắc nghẽn ống lệ. Các triệu chứng thường cải thiện khi trẻ được 1 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, ống lệ bị tắc gây khó chịu nhưng không có hại. Chườm ấm để làm dịu vết sưng tấy và giúp ống lệ tiết dịch. Thử xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này để giảm áp lực và thông ống lệ.

Ống lệ bị tắc đôi khi có thể do nguyên nhân nhiễm trùng. Nếu mí mắt rất đau hoặc người bệnh bị sốt kèm theo thì nên đi khám ngay. Tình trạng nhiễm trùng này có thể cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu các ống lệ bị tắc không thông thoáng, bác sĩ có thể cần phải thực hiện một thủ thuật y tế để dẫn lưu chúng. 

 Viêm kết mạc 

Viêm kết mạc còn được hay gọi là đau mắt đỏ, do vi rút gây ra và thường tự khỏi. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Viêm kết mạc còn được hay gọi là đau mắt đỏ, do vi rút gây ra và thường tự khỏi. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Viêm kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm kết mạc mắt - là mô mỏng, giữa mí mắt và nhãn cầu. Những người bị đau mắt đỏ thường có nhãn cầu màu hồng hoặc đỏ và có thể bị đau, ngứa và sưng mí mắt.

Dạng viêm kết mạc phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi rút và sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm kết mạc. Đôi khi, dị ứng hoặc chất kích thích như nước hoa cũng làm kích ứng mắt, gây viêm kết mạc.

Chườm ấm có thể giúp giảm đau. Để phòng viêm kết mạc, nên:

  • Giữ cho mắt sạch và trang điểm vào mắt
  • Tránh dụi hoặc chạm vào mắt
  • Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.

Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, cơn đau trở nên nghiêm trọng, hoặc mắt đỏ không thuyên giảm sau một vài ngày, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng, thậm chí cần điều trị thuốc kháng sinh.

Xen thêm:

Câu hỏi liên quan

Cách làm tan máu bầm ở mí mắt với nha đam và rau ngò hoặc bằng thảo dược; chườm ấm; chườm lạnh; lăn trứng gà; khoai tây...
Xem thêm
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do một hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: Mắt bạn đang có một khối u; Bạn đang nạp quá nhiều caffeine; Mắt giật do bị dị ứng....
Xem thêm
Cách chữa sụp mí: Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý; Chườm túi trà xanh lên vùng da mắt; Dùng thực phẩm tốt cho mí mắt; Dưỡng ẩm cho đôi mắt...
Xem thêm
Mí mắt bị sưng và nhức có thể là dấu hiệu của: Lẹo; Chắp; Dị ứng; Viêm kết mạc; Viêm bờ mi; Tắc ống lệ (Blocked tear duct); Mất ngủ, mệt mỏi; khóc...
Xem thêm
Chữa sụp mí mắt bằng cách trang điểm cho đôi mắt; Cân bằng chế độ ăn ngủ hợp lý; chườm túi trà xanh lên mắt; chườm lạnh; massage nhẹ nhàng...
Xem thêm
Mí mắt bị sưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau: Viêm mô tế bào mắt; Lẹo; Chắp; Bệnh Graves; Tắc tuyến lệ; Đau mắt đỏ...
Xem thêm
Một số biện pháp bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên để giảm triệu chứng sưng mi mắt trên đó là: Gối cao đầu; tiêm ngừa và uống thuốc dị ứng theo đơn; tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa….
Xem thêm
Một số cách nhấn mí mắt bao gồm: Sử dụng kính kẹp mí; miếng dán mí mắt; gel kích mí mắt; Công nghệ bấm mí mắt ...
Xem thêm
Mụn đó có thể là khối u hoặc là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm như lắp, chẹo, herpes ,… Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị nếu cần.
Xem thêm
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, cắt mắt hai mí chỉ tác động vùng ngoài da, hoàn toàn không xâm lấn. Không tác động sâu vào bên trong cấu trúc của mắt. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi bạn lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mí mắt
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!