Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm tuyến nước bọt mắc phải khi vi khuẩn hoặc vi rút có hại tích tụ trong tuyến nước bọt. Đây là các tuyến nằm ở vùng mặt, cổ và tiết ra nước bọt.

Video Viêm tuyến nước bọt

Nhiễm trùng tuyến nước bọt thường bị ở hai tuyến chính: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm.

Nhiễm trùng tuyến nước bọt hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt, có thể xuất phát từ sự tắc nghẽn trong ống dẫn nước bọt gây viêm. Nhiễm trùng thường gây đau, căng và sưng.

Bài viết này đề cập đến phân loại, nguyên nhân và cách điều trị nhiễm trùng tuyến nước bọt.

Hình ảnh viêm tuyến nước bọt

Sưng tuyến nước bọt mang taiSưng tuyến nước bọt mang tai

 

Sỏi tuyến nước bọtSỏi tuyến nước bọt


 

Nguyên nhân của viêm tuyến nước bọt

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút. Staphylococcus aureus là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm tuyến nước bọt.

Một số vi khuẩn và vi rút khác xâm nhập vào các tuyến này và gây nhiễm trùng bao gồm:

  • Vi khuẩn liên cầu
  • Vi khuẩn Coliform
  • Vi rút quai bị
  • HIV
  • Coxsackievirus
  • parainfluenza loại 1 và 2
  • Vi rút herpes
  • Vi rút cúm A

Viêm tuyến nước bọt cũng do giảm lưu lượng nước bọt hoặc tắc nghẽn trong tuyến. Sự tắc nghẽn gây ra viêm nhiễm, làm cho các tuyến dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nếu các tuyến nước bọt bị viêm, chúng có xu hướng tiết ít nước bọt hơn. Nước bọt đôi khi tích tụ trong các tuyến, làm cho nồng độ vi khuẩn hoặc vi rút trong nước bọt tăng lên.

Tắc nghẽn tuyến nước bọt có thể do:

  • Sỏi tuyến nước bọt
  • Ống nước bọt gấp khúc
  • Khối u
  • Các tuyến nước bọt hình thành bất thường

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến nước bọt

Ai cũng có thể bị viêm tuyến nhất là ở người lớn tuổi.

Giảm lưu lượng nước bọt xảy ra ở những người:

  • Đang hồi phục sau phẫu thuật
  • Bị ốm
  • Đã xạ trị trong miệng
  • Mắc bệnh Sjögren
  • Bị khô miệng
  • Bị mất nước
  • Bị suy dinh dưỡng
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu

Đang dùng một số loại thuốc, như:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống trầm cảm , thuốc chống loạn thần và các loại thuốc khác cho các tình trạng sức khỏe tâm thần
  • Có rối loạn ăn uống, như chứng ăn vô độ hoặc biếng ăn
  • Bị suy thận

Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS- The United Kingdom’s National Health Service) lưu ý rằng khô miệng cũng xảy ra do:

Các loại viêm tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt chính (nguồn ruybangtim)Các tuyến nước bọt chính (nguồn ruybangtim)Một người có ba cặp tuyến nước bọt chính, chúng nằm ở 2 bên mặt. Bất kỳ tuyến nào trong số sáu tuyến này đều có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các tuyến nước bọt chính là:

Các tuyến mang tai: Nằm bên trong má và kéo dài từ đỉnh tai vào trong hàm. Đây là những tuyến nước bọt lớn nhất.

Các tuyến dưới hàm: Chúng nằm sau hàm dưới, dưới lưỡi và cằm. Đây là những tuyến nước bọt lớn thứ hai.

Các tuyến dưới lưỡi: Ở hai bên lưỡi, nằm sâu dưới sàn miệng. Đây là tuyến nhỏ nhất trong số các tuyến nước bọt chính.

Các tuyến mang tai và tuyến dưới hàm có xu hướng bị nhiễm trùng thường xuyên nhất.

Nếu viêm tuyến nước bọt phát triển rất nhanh, bác sĩ gọi đó là “cấp tính”. Nó thường liên quan đến tắc hoặc ống bị hẹp phát triển dần dần. 

Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Khi bị viêm tuyến nước bọt có các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau và sưng xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
  • Mủ trong miệng
  • Một vị hôi trong miệng
  • Khó mở miệng, nhai hoặc nuốt

Nếu một khối u gây ra tắc nghẽn dẫn đến nhiễm trùng, người bệnh sẽ cảm thấy một khối cứng, chắc, bất động ở khu vực bị ảnh hưởng.

Khám cấp cứu nếu có các triệu chứng:

  • Rất nghiêm trọng
  • Cản trở việc ăn, uống, nuốt hoặc thở
  • Rất đau đớn
  • Không cải thiện với việc ngậm nước, vệ sinh răng miệng tốt và các phương pháp điều trị ban đầu khác

Các triệu chứng khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm và các tuyến cụ thể bị ảnh hưởng. 

Nhiễm trùng tuyến nước bọt kéo dài bao lâu?

Nhiễm trùng tuyến nước bọt có thể kéo dài khoảng 1 tuần, mặc dù một số vết sưng nhẹ có thể kéo dài trong vài tuần.

Viêm tuyến nước bọt cấp tính hiếm khi gây ra các biến chứng khác. 

Điều trị viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá phương pháp điều trị tốt nhất.

Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, họ sẽ đề nghị dùng thuốc kháng sinh. Nếu đó là vi-rút, họ có thể đề nghị dùng thuốc kháng vi-rút.

Nếu có áp xe, tụ mủ, cần phải dẫn lưu. Sự tắc trong các tuyến cũng cần các yêu cầu điều trị bổ sung. Ví dụ, bác sĩ sẽ mát xa nhẹ nhàng khu vực tuyến để loại bỏ sỏi tuyến nước bọt.

Một số người cần phẫu thuật để lấy sỏi hoặc loại bỏ các đoạn gấp khúc hoặc các ống bị hẹp ảnh hưởng đến dòng chảy của nước bọt.

Nếu viêm tuyến nước bọt xuất phát từ tình trạng tự miễn dịch, người bệnh cần các biện pháp điều trị thêm. 

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Bác sĩ sẽ đề nghị:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn kẹo cứng hoặc uống nước chanh để tăng lượng nước bọt
  • Chườm ấm
  • Xoa bóp các tuyến
  • Vệ sinh răng miệng tốt

Một người cũng có thể thử:

  • Tránh thức ăn dính vào vòm miệng
  • Ăn miếng nhỏ và nhai kỹ
  • Tránh đồ uống có cồn hoặc axit và nước súc miệng thương mại 

Chẩn đoán

Khi bị viêm tuyến nước bọt nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Họ sẽ:

  • Khai thác tiền sử bệnh.
  • Kiểm tra vùng bị sưng.
  • Yêu cầu các xét nghiệm.

Nếu bác sĩ nghi ngờ một khối u gây ra nhiễm trùng, họ có thể yêu cầu sinh thiết bằng kim nhỏ, để lấy một mẫu mô và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Bác sĩ cũng cần sinh thiết để kiểm tra một số tình trạng tự miễn dịch, như bệnh Sjögren.

Nếu bị tắc nghẽn tuyến nước bọt, cần thêm các xét nghiệm hình ảnh, như:

  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • MRI
  • Nội soi tuyến nước bọt, bằng việc sử dụng một dụng cụ mỏng, giống như ống có gắn camera
  • Chụp x-quang, bao gồm tiêm thuốc nhuộm cản quang 

Phòng ngừa viêm tuyến nước bọt

Bác sĩ khuyên bạn nên uống ít rượu hoặc bỏ thuốc lá. Giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tuyến nước bọt. Nên:

  • Đánh răng hai lần một ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Súc miệng bằng nước sau khi ăn hoặc uống đồ uống hoặc thức ăn có đường, có ga.
  • Làm sạch răng định kỳ 6 tháng một lần.

Cũng nên tránh mất nước. có thể làm theo các cách sau

  • Uống nước chia làm nhiều lần trong ngày
  • Nhai kẹo cao su không đường
  • Ngậm kẹo cứng không đường
  • Hạn chế rượu
  • Tránh các sản phẩm thuốc lá 

Tổng kết

Viêm tuyến nước bọt có thể tự khỏi mà không cần điều trị, mặc dù thuốc và kỹ thuật chăm sóc tại nhà có thể hữu ích.

Viêm tuyến nước bọt nặng hoặc mãn tính cần được chăm sóc y tế liên tục, đặc biệt nếu nhiễm trùng bắt nguồn từ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. 

Khi nào cần khám bác sĩ

Khám bác sĩ ngay nếu nhiễm trùng:

  • Không đáp ứng với chăm sóc,điều trị tại nhà
  • Gây ra một mảng trắng hoặc đỏ 
  • Hơi thở có mùi
  • Khó nhai, nuốt hoặc cử động lưỡi
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm 

Bản tóm tắt

Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi rút tích tụ trong các tuyến này do giảm lưu lượng nước bọt, hoặc do tắc nghẽn. Bệnh có thể gây ra sốt và ớn lạnh, cũng như đau và sưng ở vùng bị ảnh hưởng.

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và có thể cần dùng thuốc. Uống nhiều nước, ngậm kẹo cứng không đường và chườm ấm rất hữu ích.

Nếu cảm thấy khó ăn hoặc có các triệu chứng không khỏi trong vòng khoảng 1 tuần nên đi khám.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Điều trị thuốc viêm tuyến nước bọt mang tai ban đầu là với kháng sinh phổ rộng diệt S. aureus (ví dụ, dicloxacillin, 250 mg 4 lần 1 ngày, cephalosporin thế hệ 1, hoặc clindamycin), được thay đổi theo kết quả nuôi cấy.
Xem thêm
Viêm tuyến nước bọt thường là do nhiễm khuẩn. Staphylococcus aureus được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tuyến nước bọt, những vi khuẩn khác bao gồm: Streptococci, coliform và các vi khuẩn kỵ khí khác Các triệu chứng phổ biến là: Khu vực mang tai bị sưng đột ngột, Tình trạng sưng viêm, dịch mủ ở tuyến nước bọt, Khi mở miệng có cảm giác đau, khó chịu,...
Xem thêm
Với những trường hợp viêm tuyến nước bọt xảy ra do vi khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Kháng sinh có thể sử dụng là metronidazole và spiramycin kết hợp, phối hợp với kháng viêm và giảm đau.
Xem thêm
Bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi là tình trạng viêm nhiễm của tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Xem thêm
Theo các chuyên gia, bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm từ người này qua người khác và trên thực tế đã chứng minh rằng, không có trường hợp thứ hai nào bị lây bệnh ngay cả khi người bị viêm tuyến nước bọt là thành viên trong gia đình.
Xem thêm
Trên thực tế, nhiễm trùng tuyến nước bọt hiếm khi dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị tích cực và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại.
Xem thêm
Nhiều trường hợp người bệnh có thể tự khỏi trong 10 ngày nếu được chăm sóc tốt hoặc cũng có thể kéo dài hơn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Viêm tuyến nước bọt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!