Vancomycin - Tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột - Cách dùng

Vancomycin là một kháng sinh thuộc nhóm glycopeptide có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng không mong muốn và những lưu ý khi sử dụng Vancomycin.

Vancomycin là thuốc gì?

Hoạt chất: Vancomycin  

Biệt dược: Tamiacin, Vancomycin HCl, Vancocin. 

Nhóm thuốc: Kháng sinh glycopeptide 

Vancomycin là thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt nhóm vi khuẩn đường ruột. 

Vancomycin được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá do Clostridium difficile, có thể gây tiêu chảy ra nước hoặc máu. Thuốc cũng được dùng trong điều trị viêm đại tràng và ruột non do tụ cầu. 

Vancomycin đường uống chỉ hoạt động ở ruột, không được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn và không giúp điều trị các loại nhiễm trùng khác.  

Vancomycin đường uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Clostridium difficile gây bệnh viêm đại tràng giả mạc. Nguồn ảnh: mednews.vnVancomycin đường uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Clostridium difficile gây bệnh viêm đại tràng giả mạc. Nguồn ảnh: mednews.vn

 Vancomycin tiêm tĩnh mạch thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở các bộ phận khác của cơ thể. 

Thận trọng Vancomycin

Vancomycin dạng uống chỉ hoạt động ở ruột và không giúp điều trị nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể.  

Dùng Vancomycin theo đúng chỉ định của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.  

Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng và các loại thuốc đang sử dụng. 

Lưu ý trước khi dùng

Không nên dùng Vancomycin nếu bị dị ứng với thuốc. 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu có tình trạng sau: 

  • Rối loạn chức năng tiêu hoá như viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng 
  • Bệnh thận
  • Các vấn đề về thính giác
  • Đang dùng kháng sinh đường tĩnh mạch khác 

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Cách dùng thuốc Vancomycin 

Dùng Vancomycin theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nguồn ảnh: HealthlineDùng Vancomycin theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nguồn ảnh: Healthline

Dùng Vancomycin theo đúng chỉ định của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.  
Dùng tăng liều Vancomycin sẽ không nâng cao hiệu quả điều trị và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. 

Lắc đều dung dịch uống trước khi dùng. Sử dụng ống định lượng hoặc thiết bị đo liều có sẵn trong hộp (không phải thìa nhà bếp) để lấy đúng hàm lượng thuốc. 

Sử dụng thuốc đúng và đủ thời gian quy định, ngay cả khi các triệu chứng cải thiện. Ngừng thuốc sớm hoặc bỏ liều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc.  

Vancomycin không điều trị được bệnh cúm hoặc cảm lạnh do virus gây ra. 

Nếu dùng Vancomycin kéo dài có thể cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên 

Bảo quản thuốc viên ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt và ẩm. 

Thuốc dạng lỏng được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tránh đông và loại bỏ nếu không sử dụng sau 14 ngày. 

Liều lượng Vancomycin cho các đối tượng

Liều thông thường điều trị viêm đại tràng giả mạc cho người lớn, đường uống: 

Tiêu chảy do Clostridium difficile 

  • 125 mg x 4 lần/ngày 
  • Thời gian điều trị: 10 ngày  

Viêm ruột 

  • 0,5-2 g/ngày, chia nhỏ làm 3-4 lần/ngày
  • Liều tối đa: 2 g/ngày
  • Thời gian điều trị: 7-10 ngày 

Liều thông thường điều trị bệnh viêm ruột non ở người lớn, đường uống: 

Tiêu chảy do Clostridium difficile  

  • 125 mg x 4 lần/ngày 
  • Thời gian điều trị: 10 ngày  

Viêm ruột 

  • 0,5-2 g/ngày, chia nhỏ làm 3-4 lần/ngày
  • Liều tối đa: 2 g/ngày
  • Thời gian điều trị: 7-10 ngày 

Nhận xét: Thuốc dạng tiêm sẽ không điều trị được bệnh viêm đại tràng và ruột non. 

Công dụng 

  • Điều trị tiêu chảy do Clostridium difficile
  • Điều trị viêm ruột do tụ cầu vàng (bao gồm cả tụ cầu kháng Methicillin) 

Hiệp hội Dịch tễ Chăm sóc Sức khỏe và Bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ khuyến cáo: 

  • Phác đồ điều trị ban đầu nhiễm Clostridium difficile nặng (CDI): 125 mg x 4 lần/ngày, đường uống. Thời gian điều trị: 10-14 ngày. 
  • Trong trường hợp CDI nặng, phức tạp: 500 mg x 4 lần/ngày và 500 mg (trong 100 mL nước muối sinh lý) đặt trực tràng 6 giờ/lần, có hoặc không phối hợp Metronidazole đường tĩnh mạch. 

Nhận xét 

  • Thuốc đặt trực tràng nên được dùng như thuốc xổ duy trì.
  • Tái phát CDI lần 1 có thể được điều trị bằng phác đồ điều trị ban đầu.
  • Tái phát lần 2 có thể được điều trị bằng cách giảm liều từ từ theo phổ tác dụng của thuốc. 

Công dụng 

  • Điều trị ban đầu cho bệnh nhân CDI nặng. 
  • Điều trị ban đầu cho bệnh nhân CDI nặng, phức tạp. 

Nên làm gì nếu bạn quên một liều thuốc?

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. 

Chú ý: Không dùng thêm thuốc để bù lại liều đã quên.  

Nên làm gì nếu bạn uống quá liều thuốc?

Nếu lỡ sử dụng quá liều Vancomycin, nên gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. 

Những điều cần tránh 

Thực hiện theo tất cả hướng dẫn của bác sĩ về thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt trong thời gian điều trị như hạn chế thực phẩm, đồ uống hoặc tập luyện. 

Tác dụng phụ Vancomycin

Tác dụng phụ thường gặp của Vancomycin là đau đầu, buồn nôn và hạ kali máu.   Nguồn ảnh: remedymaster.comTác dụng phụ thường gặp của Vancomycin là đau đầu, buồn nôn và hạ kali máu. Nguồn ảnh: remedymaster.com

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với Vancomycin như: Nổi mề đay, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. 

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu cơ thể hấp thu Vancomycin qua thành ruột. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện một trong các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy nhiều nước hoặc có máu.
  • Mất thính lực, ù tai.
  • Bệnh về thận như phù, tăng cân nhanh, đau vùng thắt lưng, ít hoặc không đi tiểu.
  • Hạ kali máu: Gây chuột rút chân, táo bón, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, tăng cảm giác khát và đi tiểu, yếu hoặc giảm cơ lực. 

Các tác dụng phụ trên thận của thuốc có thể xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi. 

Các tác dụng phụ Vancomycin phổ biến có thể bao gồm: 

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn về bất kỳ tác dụng phụ nào bạn gặp phải. 

Tương tác thuốc 

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Vancomycin, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các loại thảo dược khác. 

Hãy thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang hoặc chuẩn bị sử dụng, trước khi được kê đơn Vancomycin.

Thông tin cần lưu ý 

Để tất cả các loại thuốc tránh xa tầm với của trẻ em, không bao giờ dùng chung thuốc với người khác và sử dụng Vancomycin theo đúng chỉ định được kê đơn. 

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!