Bột nghệ được tạo nên bằng cách xay trực tiếp củ nghệ đã phơi khô thành dạng bột. Không hề qua quá trình loại bỏ chất xơ và tạp chất. Trong thành phần của bột nghệ vẫn chứa rất nhiều tạp chất không có lợi cho sức khỏe như dầu, nhựa nghệ, chì, asen…
Video: Làm sao để nhận biết tinh bột nghệ xịn?
Tinh bột nghệ được chế biến kỳ công hơn. Họ nghiền củ nghệ tươi, lọc bỏ hết bã, chất xơ và tạp chất rồi đem đi tách lấy tinh bột
Có thể tóm tắt như sau:
- Từ nghệ tươi → rửa sạch, gọt vỏ → phơi khô → nghiền mịn → BỘT NGHỆ
- Từ nghệ tươi → rửa sạch, gọt vỏ → loại bỏ nhựa, tạp chất, chất xơ → sấy khô → nghiền mịn → lọc tách tinh dầu → TINH BỘT NGHỆ
Tinh bột nghệ có thể được làm thủ công bằng phương pháp tách tinh dầu gần giống với làm bột sắn dây hoặc được đầu tư nhằm tách hoàn toàn tinh dầu bằng công nghệ hiện đại.
Nếu 1kg bột nghệ được làm từ 1,5 - 2kg nghệ tươi thì để ra 1kg tinh bột nghệ nguyên chất phải mất 20-30kg nghệ tươi. Đó là lý do tinh bột nghệ thường đắt hơn bột nghệ.
Về chất lượng thì dựa vào hàm lượng curcumin trong sản phẩm. Curcumin được coi là chất tinh túy tốt nhất trong củ nghệ. Nó có khả năng chữa bệnh và làm đẹp rất hiệu quả.
Theo nghiên cứu, tinh bột nghệ chứa hàm lượng curcumin lớn hơn rất nhiều so với bột nghệ.
Nếu bột nghệ chỉ được sử dụng để làm gia vị trong việc nấu nướng thì tinh bột nghệ đa năng hơn khi vừa có thể chăm sóc sức khỏe, vừa làm đẹp như chăm sóc da mặt, hỗ trợ giảm cân…
Đặc biệt, tinh bột nghệ sẽ có màu nhạt hơn, mùi không nặng và vị không hăng như bột nghệ.
Các loại tinh bột nghệ
Hiện nay trên thị trường có 3 loại tinh bột nghệ: bao gồm tinh bột nghệ vàng, tinh bột nghệ đỏ và tinh bột nghệ đen.
Mặc dù chúng khá khác nhau về màu sắc, giá thành, song đều mang đến những lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.
Tinh bột nghệ vàng
Là loại phổ biến nhất hiện nay, được làm từ nghệ vàng hay còn gọi là nghệ tẻ, tên khoa học là Curcuma longa. Nghệ vàng thuộc họ gừng, màu vàng tươi được dùng trong chế biến các món ăn cũng như chữa các bệnh về gan, mật, ứ huyết, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Tinh bột nghệ vàng sau khi ra thành phẩm sẽ có màu vàng nhạt, xốp, mùi thơm nhẹ. Vì được tách tinh dầu nên khi uống sẽ không còn cảm giác hăng khó chịu như bột nghệ.
Thường thì giá tinh bột nghệ vàng sẽ dao động từ 600 - 800 nghìn đồng một kg, với các loại nghệ hữu cơ giá sẽ cao hơn gấp 2-3 lần. Lưu ý, hiện nay rất nhiều loại tinh bột nghệ có giá thành thấp từ 140 nghìn đồng, người tiêu dùng cần cẩn thận để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Tinh bột nghệ đỏ
Tinh bột nghệ đỏ được làm từ nghệ đỏ tươi hay còn được gọi là nghệ nếp, củ sẽ nhỏ hơn nghệ vàng và thường được trồng ở các tỉnh miền Nam nước ta. Củ nghệ đỏ có màu đỏ cam, khá giống màu cà rốt. Tuy nhiên, khi cho ra tinh bột nghệ thì chúng sẽ có màu vàng đậm, không phải là màu đỏ, màu bắt mắt và thơm hơn tinh bột nghệ vàng.
Tinh bột nghệ đỏ có hàm lượng curcumin cao gấp 4 lần tinh bột nghệ vàng, đồng thời do nghệ đỏ nhỏ, khó trồng, khi ra thành phẩm ít hơn nghệ vàng nên giá thành thường cao hơn tinh bột nghệ vàng thông thường.
Trung bình 1kg tinh bột nghệ đỏ hiện nay có giá từ 1 triệu trở lên, đối với các dòng nghệ hữu cơ giá còn cao hơn vì đảm bảo về chất lượng nghệ, không chứa hóa chất.
Tuy nhiên, điểm trừ của tinh bột nghệ đỏ là chúng khá “nóng” dễ gây mụn nhọt, nóng gan… Do đó tinh bột nghệ vàng vẫn được dùng phổ biến hơn nhờ tính mát, dễ uống và hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
Tinh bột nghệ đen
Tinh bột nghệ đen được làm từ củ nghệ đen, một số nơi gọi là nghệ xanh, loại này không phổ như 2 loại trên. Ruột nghệ đen thường có màu tím đậm ở xung quanh và trắng nhạt ở giữa. Điểm đặc biệt của nghệ đen đó là chứa lượng tinh dầu khá cao, do đó khi xay dầu sẽ dính khá chặt tay.
Tuy nhiên, khi tinh chế thành tinh bột nghệ đen thì chúng lại có màu trắng ngà hay màu sữa đục, mùi sẽ nhẹ hơn.
Công dụng và cách sử dụng các loại tinh bột nghệ
Mỗi loại tinh bột nghệ sẽ có những công dụng riêng biệt, thế nhưng đa phần đều tập trung vào các công dụng chính.
Nghệ vàng
Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất cucurmin – đây là hoạt chất quan trọng trong việc trị sẹo, trị mụn, ngừa thâm nám và tàn nhang. Chính vì thế, nghệ vàng thường được các chị em phụ nữ ưa dùng trong việc điều trị mụn và làm mờ thâm sẹo. Các sản phẩm làm từ nghệ vàng luôn nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp như sữa rửa mặt; kem dưỡng; tinh chất nghệ vàng…
Tinh chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại tác động của các gốc tự do và làm chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên. Do đó mà sử dụng nghệ vàng có thể giúp bạn trẻ lâu hơn, chậm lão hóa, cơ thể dẻo dai, ít ốm yếu và da dẻ cũng tươi sáng, săn chắc hơn.
Curcumin trong nghệ vàng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (gây đau dạ dày) rất hiệu quả, thậm chí còn hiệu quả hơn so với các loại kháng sinh hiện hành. Bởi vậy mà chiết xuất nghệ vàng có khả năng điều trị bệnh dạ dày, tá tràng, đại tràng rất tốt.
Chữa bệnh dạ dày là khả năng chỉ có ở riêng nghệ vàng. Người bệnh cần lưu ý và sử dụng cho đúng nếu muốn nhận được kết quả tốt nhất. Nghệ đen tuy cũng có những chất tương tự nhưng nồng độ không phù hợp để sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày.
Ngoài ra, nghệ vàng còn giúp giải độc gan và chống viêm gan vô cùng hiệu quả. Những người gan yếu, rối loạn chức năng gan có thể dùng nghệ để hỗ trợ thải độc, giúp cơ thể lấy lại cân bằng.
Nghệ đen
Trái ngược với nghệ vàng, mặc dù có nhiều hoạt chất cucurmin và tinh dầu hơn, nghệ đen chỉ thích hợp dùng trong việc điều trị các bệnh liên quan tới ứ huyết như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ung bướu, sưng đau do va đập, làm tan máu bầm… Ngoài ra, nghệ đen cũng khá hữu hiệu trong việc chữa các bệnh liên quan tới tiêu hóa như ăn không tiêu vì nó có tính ấm, giúp tiêu hóa và tăng vận mạch.
Trong Tây y, nghệ đen được xem là một trong những thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tốt. Các bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày một ly nước hòa cùng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ đen sẽ giúp ăn ngon, ngủ yên hơn. Tuy nhiên, tinh bột nghệ đen cũng được khuyên không được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày vì nghệ đen có thể khiến vết loét lan rộng hoặc chảy máu.
Với phụ nữ, nghệ đen còn có công dụng điều hòa khí huyết. Với các chị em mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, tắc kinh, đau bụng kinh…có thể sử dụng nghệ đen để hỗ trợ điều trị rất tốt.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ bị rong kinh, phụ nữ có kinh nguyệt nhiều và những người có vết thương hở thì không nên sử dụng nghệ đen. Nghệ đen có tính chất phá huyết, tính chất này không những khiến chúng không hỗ trợ làm lành vết thương mà còn khiến vết thương lâu lành hơn, khiến máu chảy nhiều hơn.
Tinh bột nghệ đỏ
Nghệ đỏ nói chung công dụng tương tự nhu nghệ vàng nhưng tác động của nó mạnh hơn nhờ hàm lượng curcumin cao hơn tới 4 lần.
Các lưu ý khi sử dụng sản phẩm từ nghệ
- Nghệ tuy có nhiều công dụng quý với sức khỏe và làn da, nhưng lại có khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa kém. Vì vậy mà khi sử dụng, quý bạn đọc nên pha với nghệ trong nước ấm cùng mật ong hoặc tiêu đen để tăng cường tác dụng.
- Để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, nên uống nghệ sau ăn 1h để đạt hiệu quả tốt nhất
- Giảm tác dụng của nghệ khi uống lúc đói, nên chú ý không nên nhé.
- Khi đắp mặt nạ với bột nghệ tránh chà xát mạnh. Để mặt nạ khô tự nhiên, nhằm tránh màu vàng nghệ lưu lại lâu trên da. Sáng hôm sau bạn có thể dùng sữa tươi, sữa chua hoặc nước hoa hồng để rửa sạch lớp màu vàng còn sót lại.
- Chỉ cần kiên trì sử dụng với liều lượng thích hợp, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.
Nguy hại từ việc sử dụng tinh bột nghệ không đúng cách
- Chỉ nên dùng 2-4 muỗng bột nghệ mỗi ngày. Dùng liều cao trong thời gian dài có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn chuyển hóa sắt,…
- Đặc biệt, khi dùng bột nghệ liều cao khả năng kháng viêm của cơ thể bị giảm đi.
- Người mắc bệnh máu khó đông, phụ nữ bị rong kinh kéo dài không nên dùng, vì nghệ có thể làm chậm lại quá trình đông máu.
Xem thêm: