Thuốc Clibite - Điều trị đái tháo đường - 80mg - Cách dùng

Clibite là thuốc điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Vậy thuốc Clibite được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Clibite

Thuốc Clibite có thành phần chính là Gliclazide

Gliclazide là một sulfamide hạ đường huyết, thuốc uống trị đái tháo đường.

Phân tử gliclazide có dị vòng có chứa nitơ, giúp thuốc có những đặc điểm khác với các sulfonylurea khác.

Gliclazide làm giảm đường huyết bằng cách kích thích sự tiết insulin từ các tế bào bêta của đảo Langerhan

Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, gliclazide phục hồi đỉnh sớm tiết insulin, khi có hiện diện của glucose, và làm tăng tiết insulin ở pha thứ nhì.

Tăng đáng kể đáp ứng tiết insulin được quan sát sau một bữa ăn hay khi uống đường.

Bên cạnh hiệu quả trên chuyển hóa, gliclazide còn có các đặc tính huyết mạch độc lập:

Gliclazide làm giảm quá trình hình thành huyết khối theo hai cơ chế:

Ức chế một phần sự kết tập và kết dính tiểu cầu lên thành mạch,

Tác động lên hoạt tính tiêu giải fibrin ở thành mạch.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Clibite

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau

*Viên nén 80mg. Hộp 10 vỉ x 10 viên

Mỗi 1 viên chứa

  • Gliclazide 80mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc: 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Clibite

Clibite điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Chỉ định

Thuốc Clibite chỉ định trong các trường hợp sau: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Chống chỉ định

Thuốc Clibite chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Đái tháo đường ở trẻ em.
  • Đái tháo đường biến chứng ở giai đoạn nhiễm ceton và nhiễm acid.
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh đái tháo đường phải trải qua phẫu thuật, sau chấn thương hoặc đang bị nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân quá mẫn với các thuốc nhóm sulfonylurea khác và các thuốc có liên quan.
  • Đái tháo đường đã vào giai đoạn tiền hôn mê hoặc hôn mê.
  • Suy thận hoặc suy gan nặng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Clibite

Cách dùng

  • Thuốc dạng viên nén , dùng đường uống
  • Uống một liều duy nhất vào bữa sáng, nuốt nguyên viên thuốc; không nhai, bẻ hay làm vỡ viên.

Liều dùng

Khởi đầu 30 mg, ngày 1 lần. Nếu việc kiểm soát glucose huyết đã đạt: coi đó là liều duy trì. Nếu việc kiểm soát glucose huyết chưa đạt: tăng dần liều lên 60 mg, 90 mg, 120 mg/ngày theo từng nấc, cách nhau ít nhất 1 tháng một lần (tăng liều ngay sau tuần điều trị thứ 2 nếu glucose huyết không giảm sau 2 tuần); hoặc phối hợp với metformin hoặc chất ức chế α-glucosidase (acarbose) hoặc với insulin (cần theo dõi chặt chẽ).

Chuyển tiếp từ sulfonylurê có thời gian bán thải dài: có thể có giai đoạn không điều trị vài ngày nhằm tránh tác động cộng hợp.

Tác dụng phụ thuốc Clibite

Sử dụng Clibite có thể gây buồn nôn

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ hơi, chán ăn, tiêu chảy, miệng có vị kim loại có thể xảy ra với nhóm sulfonylurea, thường nhẹ và phụ thuộc liều; tăng sự thèm ăn và tăng cân có thể xảy ra.

Ban da và ngứa có thể xảy ra, nhạy cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo. Ban thường là phản ứng tăng nhạy cảm và có thể tiến triển đến những rối loạn nghiêm trọng hơn. Mặt đỏ ửng có thể tiến triển ở bệnh nhân dùng thuốc nhóm sulfonylurea.

Có thể có hạ đường huyết nhẹ, trường hợp nặng hiếm gặp và thường do quá liều.

Một số ảnh hưởng nặng khác có thể biểu hiện của phản ứng tăng nhạy cảm. Bao gồm thay đổi giá trị men gan, viêm gan, vàng da ứ mật, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, hồng ban đa dạng hoặc hội chứng Steven -Johnson, viêm tróc da, nổi ban đỏ trên da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Clibite

Sulfonylurea không sử dụng trong điều trị đái tháo đường týp 1. Khi dùng trong điều trị đái tháo đường týp 2 thì chống chỉ định với bệnh nhân đã vào giai đoạn nhiễm toan thể ceton và nhiễm trùng nặng, chấn thương hoặc tình trạng nặng khác mà thuốc nhóm sulfonylurea không thể kiểm soát được tình trạng tăng đường huyết.
Khi cần dùng sulfonylurea cho bệnh nhân tăng nguy cơ hạ đường huyết, một thuốc tác động ngắn như gliclazid thích hợp hơn; gliclazid bị bất hoạt chủ yếu ở gan nên có lẽ thuốc đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân suy thận, mặc dù vậy, cần theo dõi cẩn thận nồng độ đường huyết.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy mócBệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy hiểm của các cơn hạ đường huyết trong lúc đang lái xe và có cách xử lý thích hợp trong tình trạng này (ngừng lái xe sớm nhất có thể, nhanh chóng bổ sung đường và rời ghế xe, tắt máy). 

Bệnh nhân bị mất nhận thức do hạ đường huyết hoặc bị hạ đường huyết thường xuyên không nên lái xe. 

Lúc có thai và lúc nuôi con bú

  • Phụ nữ có thai: Xem phần chống chỉ định. 
  • Phụ nữ cho con bú: Một vài thuốc nhóm sulfonylurea được phân phối vào sữa mẹ và nên tránh dùng những thuốc nhóm này trong suốt thời gian cho con bú.

Tương tác thuốc Clibite

Nên thận trọng khi dùng gliclazid với những thuốc được biết là làm thay đổi tình trạng đái tháo đường hoặc làm tăng tác dụng của thuốc.

Tác động hạ đường huyết của gliclazid có thể xảy ra khi dùng với phenylbutazon, các salicylat, sulfonamid, các dẫn xuất coumarin, các thuốc IMAO, thuốc chẹn b-adrenergic, các hợp chất tetracyclin, cloramphenicol, clofibrat, disopyramid, miconazol (dạng uống) và cimetidin.

Thuốc có thể bị giảm tác dụng do corticosteroid, thuốc ngừa thai đường uống, thuốc lợi tiểu thiazid, dẫn xuất phenothiazin, các hormon tuyến giáp và sự lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Bảo quản thuốc Clibite

  • Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Clibite
  • Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. 
  • Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. 
  • Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quá liều

Triệu chứng khi quá liều là hạ đường huyết.

Điều trị bằng cách rửa dạ dày và điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết bằng các biện pháp thích hợp cùng với việc theo dõi liên tục tình trạng đường huyết của bệnh nhân cho đến khi ảnh hưởng của thuốc đã được loại trừ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!