Thuốc bổ gan có thực sự hiệu quả không?

Gan thực hiện nhiều chức năng thiết yếu, bao gồm loại bỏ chất độc trong máu, tổng hợp protein, sản xuất hormone và hỗ trợ tiêu hóa. Một số nhà sản xuất thuốc bổ gan cho rằng sản phẩm của họ sẽ giải độc và trẻ hóa gan.

Mặc dù gan đóng vai trò là hệ thống lọc và giải độc chính của cơ thể, nhưng các nhà sản xuất thực phẩm chức năng cho rằng gan cũng có các biện pháp giúp tự loại bỏ các chất độc trong nó. 

Video Sống Khỏe với Dr. Wynn: Vitamin, thuốc bổ - Giải độc hay đầu độc gan?

Trong bài viết này, chúng ta cùng xem xét các nghiên cứu đằng sau các thuốc chức năng dành cho gan để tìm hiểu xem các sản phẩm này có thực sự hiệu quả hay không. 

Thuốc bổ gan có tác dụng không?

Có những rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc bổ gan.

Các thực phẩm chức năng gan được quảng cáo là có tác dụng: 

  • Giải độc gan và thận
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể của gan
  • Tối ưu hóa chức năng gan
  • Bảo vệ tế bào gan khỏi bị viêm
  • Thúc đẩy sản xuất mật
  • Tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân
  • Hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch và hô hấp

Dùng thảo dược và thực phẩm chức năng vì bất kỳ lý do gì có thể gây hại nhiều hơn lợi. Dữ liệu hiện có cho thấy rằng thực phẩm chức năng thảo dược là nguyên nhân gây ra 20% trường hợp tổn thương gan. 

Theo một nghiên cứu liên quan đến Hệ thống tổn thương gan do thuốc (Drug-Induced Liver Injury Network -DILIN), thực phẩm chức năng từ thảo dược có thể khiến tổn thương gan trầm trọng hơn với các biểu hiện như:

  • Giảm đông máu
  • Chướng bụng
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Bệnh não hoặc tổn thương não

Những người bị tổn thương gan do thuốc nhiều khi cần chỉ định điều trị ghép gan. 

Trong nghiên cứu DILIN, các tác giả phát hiện ra rằng việc ghép gan và tử vong xảy ra phổ biến hơn ở những người dùng thực phẩm chức năng thảo dược so với những người dùng thuốc dược phẩm. 

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) quy định các thực phẩm chức năng không cần phải trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt về độ an toàn giống như thuốc 

Các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung cũng có thể bán hoặc tiếp thị sản phẩm mà không cần sự chấp thuận của FDA giống như thuốc. 

Các thành phần phổ biến trong thuốc bổ gan

Nhiều loại thuốc bổ gan có chứa kết hợp các thành phần thảo dược, vitamin và khoáng chất. 

Cây kế sữa

Cây kế sữa là loại thảo dược chức năng gan phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Chiết xuất cây kế sữa chứa khoảng 50% silibinin, là thành phần hoạt tính trong silymarin. 

Silibinin hoạt động như một chất chống oxy hóa, vô hiệu hóa các gốc tự do góp phần gây viêm. 

Theo các nghiên cứu năm 2013, cứ 7 gam Epaclin mỗi ngày, một loại thực phẩm bổ sung có chứa silymarin, vitamin E và axit amin, làm giảm đáng kể lượng enzym được cho là liên quan đến các tổn thương gan. 

Trong một thử nghiệm lâm sàng năm 2015, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 420 miligam silymarin dùng hàng ngày trong 4 tuần làm giảm 28% nguy cơ tổn thương gan do thuốc ở những người dùng thuốc chống lao. 

Tuy nhiên, trong Tổng quan Cochrane và Tổng quan có hệ thống năm 2017 cho thấy, mặc dù bổ sung silymarin có tác dụng giảm men gan, nhưng những lợi ích này không tạo ra sự khác biệt rõ rệt về mặt lâm sàng.

Các tác giả trong Tổng quan Cochrane lưu ý rằng phần lớn các nghiên cứu đang được xem xét sử dụng các phương pháp luận mức độ yếu.

Cây kế sữa là loại thảo dược chức năng gan phổ biến. Nguồn: healthline.com.Cây kế sữa là loại thảo dược chức năng gan phổ biến. Nguồn: healthline.com.

Kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, tổng hợp DNA và chức năng miễn dịch. Bệnh gan mạn tính có thể dẫn đến thiếu kẽm. 

Một nghiên cứu khác năm 2012 cho thấy bổ sung kẽm giúp bảo vệ gan khỏi sự mất cân bằng oxy hóa do nhiễm virus viêm gan C. 

Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để hỗ trợ việc sử dụng kẽm trong điều trị viêm gan C hoặc các bệnh gan khác. 

Rễ cây cam thảo

Rễ cam thảo có chứa một hợp chất hoạt tính được gọi là axit glycyrrhizic, có thể giúp giảm viêm gan và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương. 

Theo một nghiên cứu năm 2016 trên chuột, các tác giả phát hiện ra rằng chiết xuất từ rễ cam thảo đã đảo ngược tác động chứng viêm do rượu gây ra và sự tích tụ chất béo trong gan của chuột.

Trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III năm 2012, 379 người bị viêm gan C mạn tính được tiêm glycyrrhizin ba hoặc năm lần một tuần hoặc năm lần tiêm giả dược. 

Theo kết quả nghiên cứu, các triệu chứng giảm đáng kể ở nhóm glycyrrhizin so với nhóm đối chứng. 

Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại còn quá hạn chế để khuyến nghị việc sử dụng rễ cam thảo với mục đích điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gan. 

Theo Viện Quốc gia về Tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), dùng liều cao rễ cam thảo trong thời gian dài có nguy cơ dẫn đến các biến chứng về tim và cơ.

Rễ cay cam thảo có trong thành phần của các thuốc bổ gan. Nguồn: verywellhealth.com.Rễ cay cam thảo có trong thành phần của các thuốc bổ gan. Nguồn: verywellhealth.com.

Dấu hiệu các bệnh lý ở gan

Gan là một cơ quan phức tạp thực hiện một loạt các chức năng thiết yếu. 

Một lá gan khỏe mạnh giúp loại bỏ chất độc ra khỏi máu, chuyển hóa chất béo và tổng hợp hormone. Gan bị tổn thương, chức năng suy giảm có khả năng dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.  

Nguyên nhân viêm gan phổ biến nhất là do nhiễm virus. Tuy nhiên, sử dụng rượu, tiếp xúc với chất độc, một số loại thuốc và chất béo tích tụ trong gan cũng có thể gây ra viêm gan. 

Theo NIDDK, một số người nhiễm virus viêm gan C có biểu hiện sau 1–3 tháng, của viêm gan B là sau 2-5 tháng Viêm gan mạn tính có khi không có triệu chứng trong vài năm. 

Các dấu hiệu của gan bị tổn thương bao gồm: 

  • Mệt mỏi
  • Yếu 
  • Ăn khônggon
  • Giảm cân 
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nước tiểu màu vàng sẫm
  • Phân xám
  • Cảm thấy khó chịu ở phần trên bên phải của bụng

Những người bị tổn thương gan nặng có thể gặp phải: 

  • Dễ chảy máu và bầm tím
  • Phù nề, gây sưng ở cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Tràn dịch ổ bụng
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nhầm lẫn hoặc khó tập trung suy nghĩ
  • Mất trí nhớ
  • Thay đổi tính cách hoặc tâm trạng

Làm thế nào để duy trì một lá gan khỏe mạnh

Không có đủ bằng chứng khoa học để đưa ra khuyến nghị việc sử dụng các thực phẩm chức năng để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gan. Tuy nhiên, những lối sống sau đây sẽ giúp giữ cho gan khỏe mạnh: 

Hạn chế ăn chất béo bão hòa

Mức độ cao cholesterol trong máu gây tích tụ chất béo quanh gan, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và tổn thương gan lâu dài.

Hạn chế sử dụng rượu bia

Gan tạo ra các chất độc hại, chẳng hạn như acetaldehyde, khi nó chuyển hóa rượu. 

Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng từ 8 đơn vị rượu mỗi tuần ở nữ và 15 đơn vị rượu mỗi tuần ở nam làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và các bệnh mạn tính khác. 

Uống 4-5 đơn vỉ rượu trong thời gian dưới 2 giờ có khả năng gây gan nhiễm mỡ, là tình trạng các giọt mỡ tích tụ bên trong tế bào gan.

Một người có thể đảo ngược tác động bất lợi của gan nhiễm mỡ nếu họ ngừng uống rượu. Tuy nhiên, việc nhậu nhẹt liên tục có nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ mạn tính và các bệnh gan mạn tính khác. 

Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2015–2020 đưa ra khuyến nghị, hạn chế uống rượu với không quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày đối với nữ và không quá 2 đơn vị rượu mỗi ngày đối với nam.

 Giảm thiểu tiếp xúc với chất độc

Gan chuyển hóa các chất độc có trong máu. 

Tiếp xúc với các chất độc trong môi trường, chẳng hạn như các sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu và khói thuốc lá sẽ gây hại cho gan khi gan lọc các chất này khỏi máu. 

Tránh sử dụng thuốc lâu dài

Gan chuyển hóa thuốc trong máu. 

Sử dụng lâu dài các loại ma túy bất hợp pháp, chẳng hạn như heroin và cocaine, dẫn đến viêm và tổn thương gan. 

Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) cũng có thể gây tổn thương gan, bao gồm: 

  • Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin và erythromycin
  • Acetaminophen, là thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn
  • Thuốc điều trị ung thư, chẳng hạn như mercaptopurine, lapatinib và pazopanib
  • Thuốc chống lo âu và chống trầm cảm, bao gồm duloxetine và nortriptyline
  • Thuốc ức chế miễn dịch, như: cyclosporine và methotrexate 

Khi nào khám bác sĩ

Mọi người nên đến gặp bác sĩ nếu họ gặp các triệu chứng của bệnh gan hoặc nếu họ nghi ngờ mình nhiễm virus viêm gan. 

Hầu hết mọi người vẫn không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Các bác sĩ giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của tổn thương gan khi kiểm tra sức khỏe định kỳ và hàng năm.

Bất kỳ ai có tiền sử gia đình mắc bệnh gan hoặc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nên nói chuyện với bác sĩ về việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan của họ. 

Tổng kết

Nghiên cứu hiện tại cho thấy chiết xuất từ cây kế sữa, kẽm và rễ cam thảo có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa tổn thương gan do nhiễm trùng và tiếp xúc với chất độc. Tuy nhiên, những chất này cũng mang những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Và các bác sĩ và nhà nghiên cứu y học cũng không công nhận các thuốc bổ gan này có hiệu quả do các bằng chứng hiện nay còn hạn chế.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!