Thiếu máu cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, ngăn cơ tim nhận đủ oxy, kết quả là làm giảm khả năng bơm máu của tim. Lưu lượng máu giảm thường là kết quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành (là động mạch nuôi tim).

Một trong những nhánh của động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, nghiêm trọng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim cũng có thể gây ra nhịp tim bất thường nghiêm trọng.

Điều trị thiếu máu cơ tim liên quan đến việc cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim. Điều trị có thể bao gồm thuốc, thủ thuật để mở các động mạch bị tắc nghẽn (nong mạch) hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Video: Dấu hiệu triệu chứng của nhồi máu cơ tim và những cách điều trị hiệu quả

Thực hiện các lối sống lành mạnh cho tim là điều quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa thiếu máu cục bộ cơ tim. 

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim

Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực thường ở bên trái của cơ thể. (nguồn: bio-vega.com)Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực thường ở bên trái của cơ thể. (nguồn: bio-vega.com)

Một số người bị thiếu máu cơ tim không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào (thiếu máu cục bộ thầm lặng).

Khi triệu chứng xảy ra, phổ biến nhất đó là tức ngực hoặc đau ngực (cơn đau thắt ngực) thường ở bên trái của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng khác - có thể phổ biến hơn ở phụ nữ, người lớn tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường - bao gồm:

Khi nào nên đi khám

Hãy gọi cấp cứu hoặc gọi trợ giúp ngay nếu bạn bị đau ngực dữ dội hoặc đau ngực kéo dài không biến mất. 

Nguyên nhân của thiếu máu cơ tim

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cơ tim. (nguồn: medicinenet.com)Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cơ tim. (nguồn: medicinenet.com)

Xơ vữa động mạch 

Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu qua một hoặc nhiều động mạch vành bị giảm. Lưu lượng máu thấp làm giảm lượng oxy mà cơ tim nhận được.

Thiếu máu cơ tim có thể phát triển chậm do các động mạch bị tắc nghẽn theo thời gian, hoặc cũng có thể xảy ra nhanh chóng khi một động mạch bị tắc nghẽn đột ngột.

Các nguyên nhân có thể gây ra thiếu máu cơ tim bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch. Các mảng bám chủ yếu là cholesterol tích tụ trên thành động mạch và hạn chế lưu lượng máu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim.
  • Cục máu đông. Các mảng xơ vữa phát triển trong động mạch có thể bị vỡ, tạo ra cục máu đông. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và nghiêm trọng, gây đau tim. Hiếm khi cục máu đông có thể di chuyển đến động mạch vành từ nơi khác trong cơ thể.
  • Co thắt động mạch vành. Sự co thắt tạm thời của các cơ trong thành động mạch có thể làm giảm hoặc thậm chí ngăn cản lưu lượng máu đến một phần của cơ tim trong một thời gian ngắn. Đây là một nguyên nhân không phổ biến gây thiếu máu cơ tim.

Cơn đau thắt ngực liên quan đến thiếu máu cơ tim có thể được kích hoạt bởi:

  • Gắng sức
  • Căng thẳng về cảm xúc
  • Nhiệt độ lạnh
  • Sử dụng cocaine
  • Ăn một bữa ăn quá nhiều
  • Quan hệ tình dục

Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu cơ tim

Số đo vòng eo trên 89 cm đối với phụ nữ và 102 cm ở nam giới sẽ làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim. (nguồn: healio.com)Số đo vòng eo trên 89 cm đối với phụ nữ và 102 cm ở nam giới sẽ làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim. (nguồn: healio.com)

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim bao gồm:

  • Thuốc lá. Hút thuốc và tiếp xúc lâu dài với khói thuốc có thể làm hỏng lớp bên trong của thành động mạch, gây ra các tổn thương, tạo điều kiện cho phép tích tụ cholesterol cùng các chất khác và làm chậm lưu lượng máu trong động mạch vành. Hút thuốc lá làm co thắt động mạch vành và cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có liên quan đến tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, đau tim và các vấn đề về tim khác.
  • Huyết áp cao. Theo thời gian, huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến tổn thương động mạch vành.
  • Mức cholesterol trong máu cao. Cholesterol là một phần chính của các chất lắng đọng có thể thu hẹp động mạch vành. Mức cholesterol "xấu" (LDL - cholesterol) cao trong máu có thể là do tình trạng di truyền hoặc chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Mức chất béo trung tính trong máu cao (triglyceride - một loại mỡ máu) cũng có thể góp phần vào gây xơ vữa động mạch.
  • Béo phì. Béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và lượng cholesterol trong máu cao.
  • Chu vi vòng eo. Số đo vòng eo trên 89 cm đối với phụ nữ và 102 cm ở nam giới sẽ làm tăng nguy cơ  mắc cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim.
  • Thiếu hoạt động thể chất. Lười vận động góp phần gây béo phì và có liên quan đến mức cholesterol và chất béo trung tính cao hơn. Những người tập thể dục thường xuyên có sức khỏe tim mạch tốt hơn, điều này có liên quan đến việc giảm nguy cơ thiếu máu và nhồi máu cơ tim. Đồng thời, tập thể dục đều đặn cũng làm giảm huyết áp. 

Các biến chứng của thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, tình trạng thiếu máu và oxy có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và phá hủy một phần cơ tim. Cơ thể có thể bị tổn thương nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.
  • Loạn nhịp tim. Nhịp tim bất thường có thể làm suy yếu tim và có thể đe dọa tính mạng.
  • Suy tim. Theo thời gian, các đợt thiếu máu lặp đi lặp lại có thể dẫn đến suy tim. 

Phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Hãy thực hiện một lối sống lành mạnh cho tim (như có chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục, không hút thuốc, giảm căng thẳng…) để giữ cho các động mạch mạnh mẽ, đàn hồi, trơn tru và đồng thời cho phép lưu lượng máu tối đa; chính điều này sẽ giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim.

Câu hỏi liên quan

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1,5g bột Tam Thất; 0,3g Ngọc trai; 3g bột Xuyên Bối mẫu. Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc, chia làm 2 lần uống/ngày. Lưu ý: Người hay chảy máu cam hoặc nóng trong thì không nên dùng. Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30g Sơn tra, 20g Lá sen, cho vào sắc chung và lấy nước uống (bỏ bã). Bài thuốc 3: Chuẩn bị 16g Đan sâm, 20g Đảng sâm, 16g mỗi vị bạch truật, xuyên khung, ý dĩ, mã đề, trạch tả, mộc thông, ngưu tất. Cho tất cả vào sắc và chia làm 3 lần uống/ngày. 3. Các biến chứng thiếu máu cơ tim
Xem thêm
Cắt giảm cholesterol, các loại chất béo xấu: như chất béo bão hòa và chất béo trans. Chúng có nhiều trong mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, các món ăn chiên xào hay đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, khoai tây chiên, bánh rán… Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thịt trắng như cá, thịt gà bỏ da... Ăn giảm muối, đường Tăng cường rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…) vì chúng giàu vitamin và khoáng chất giúp làm sạch lòng mạch, tăng cường máu đến cơ tim, giảm nguy cơ đột quỵ. Cách chế biến thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tốt nhưng chế biến không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên ăn rau củ quả tươi ở dạng salad hoặc luộc thay vì chiên xào. Tương tự như vậy đối với tất cả các loại thịt, cá cũng nên hấp, nướng để giảm bớt lượng chất béo đi vào cơ thể.
Xem thêm
Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một trong các phương pháp sau để kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác như: Thay đổi lối sống lành mạnh hơn Dùng thuốc hỗ trợ Phẫu thuật
Xem thêm
Bệnh động mạch vành (tên tiếng Anh là Coronary artery disease) là loại bệnh tim phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Đôi khi bệnh này được gọi là bệnh mạch vành hoặc bệnh thiếu máu cơ tim. Chế độ ăn uống đóng một vai trò thông qua việc điều hòa lipid máu và bằng cách tác động đến chức năng nội mô và tình trạng viêm tiềm ẩn gây ra tiến triển bệnh. Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì chứng xơ vữa động mạch góp phần gây ra bệnh động mạch vành đã bắt đầu từ thời thơ ấ
Xem thêm
Chất béo xấu - làm tăng hàm lượng cholesterol xấu Thịt màu đỏ - dễ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ Nước ngọt và các loại tinh bột tinh chế - không tốt cho tim Thực phẩm giàu vitamin K - ảnh hưởng đến thuốc chống đông
Xem thêm
Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim chủ yếu là cơn đau thắt ngực ở vị trí sau xương ức lan lên trên dưới hàm, tay trái. Thi thoảng người bệnh bắt gặp cơn đau thượng vị như cơ đau của bệnh lý tiêu hóa. Các cơn đau thường kéo dài hơn 30 phút, khi nghỉ ngơi cơn đau cũng không giảm. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp, bị đánh trống ngực, nôn, buồn nôn, thậm chí là lú lẫn, hay quên... Người trẻ tuổi hoàn toàn không nên chủ quan với các dấu hiệu trên. Cần nắm bắt các triệu chứng của cơ thể để đánh giá, chẩn đoán bệnh và đi khám sớm nhất có thể, tránh cơn nhồi máu cơ tim đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm
Rau và trái cây các loại đậu yến mạch Các loại quả mọng Các loại hạt Tỏi Cá giàu axit béo omega-3 Trà xanh
Xem thêm
Tại sao trong các bệnh tim thầy thuốc thường khuyên bệnh nhân ăn nhiều rau củ? Rau củ là cội nguồn tuyệt vời của các chất xenlulo thực vật. Khi vào đến ruột chúng sẽ như miếng bọt biển hút một phần cholesterol được tiết ra từ ruột và mật, chính vì vậy một cách tự nhiên cholesterol được đào thải ra khỏi cơ thể. Nguồn của các loại acid béo không no phức chứa omega 6 có trong các loại dầu thực vật chưa tinh luyện: dầu hướng dương, dầu hạt cải. Một ngày chỉ cần ăn một muỗng canh loại dầu này. Đúng là đối với bệnh nhân bị các bệnh tim mạch nói chung, nhu cầu đối với chất bột đường không được vượt quá mức bình thường cho phép. Đặc biệt cần kiểm soát được các chất bột đường tinh luyện: đường, chất ngọt, nước ngọt.
Xem thêm
Đối với người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch diễn ra nhiều năm. Còn với người trẻ dưới 40 tuổi, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện thuốc lá nhiều năm liền. Ở người cao tuổi, xơ vữa động mạch diễn ra từ từ khiến cho cơ tim có sự thích nghi nhất định với tình trạng thiếu máu. Đối với người trẻ tuổi, lòng động mạch đang rất sạch và trơn láng đột ngột xuất hiện huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu nuôi cơ tim. Bản thân cơ tim ở những người trẻ tuổi cũng chưa từng trải qua sự thiếu máu dần dần như người cao tuổi nên không kịp thích nghi và cơ tim bị hoại tử nhanh chóng. Người trẻ lại thường chủ quan không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này nên càng dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm
Kiểm soát nồng độ lipid máu. Chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol trong chế độ ăn uống làm tăng nồng độ lipid trong máu, đặc biệt là cholesterol LDL, trong khi chất xơ hòa tan (soluble fiber) có xu hướng làm giảm các chất béo này. Kiểm soát nồng độ lipoprotein trong máu bằng cách kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc là nền tảng điều trị cho hầu hết người bệnh thiếu máu cơ tim. Giảm huyết áp. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính đối với thiếu máu cơ tim. Những thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng làm giảm cholesterol toàn phần và LDL nên có thể làm giảm huyết áp đáng kể và giảm nguy cơ biến chứng trên tim. Kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường là tác nhân chính gây ra bệnh mạch vành và do đó, thiếu máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường. Can thiệp chế độ dinh dưỡng có thể làm tăng độ nhạy insulin ở người mắc bệnh tiểu đường type 2 và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Cải thiện tình trạng chống oxy hóa và chức năng nội mô. Chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống, folate, magiê và các chất khác trong thực phẩm có thể làm giảm gánh nặng của LDL bị oxy hóa và cải thiện chức năng nội mô thông qua việc tăng lượng oxit nitric. Giảm viêm. Vai trò của các quá trình viêm trong xơ vữa động mạch ngày càng rõ ràng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thiếu máu cơ tim (bệnh)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!