Thai vào tử cung: Triệu chứng, mốc thời gian, thời điểm đi khám

Mang thai là khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng trong ống dẫn trứng. Sau khi được thụ tinh, các tế bào bắt đầu nhân lên và phát triển tạo hợp tử. Chúng sẽ từ từ xuống tử cung và trở thành phôi dâu. Trong tử cung, phôi dâu phát triển thành phôi nang và cuối cùng đào sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

Video Sự thụ tinh diễn ra như thế nào?

Mặc dù một số phụ nữ cảm thấy chuột rút hay đau quặn nhẹ trong quá trình mang thai nhưng không phải ai cũng có triệu chứng này. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về các triệu chứng có thể bạn sẽ gặp phải trong quá trình mang thai, cũng như các dấu hiệu mang thai sớm khác cùng thời điểm thử thai.

Co thắt tử cung và các triệu chứng khác

Các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai có thể rất khác nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ bị co thắt tử cung nhẹ vào thời điểm trứng làm tổ được vài ngày sau khi rụng, trong khi một vài người khác thì không.

Vậy tại sao bạn lại thấy như bị co tử cung? Trong quá trình thụ thai, trứng đã thụ tinh phải bám vào niêm mạc tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ. Điều này giúp cho phôi bào có nguồn cung cấp máu để bắt đầu phát triển thành thai nhi. Khi đó tử cung sẽ mở rộng, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng có thể gây ra con co tử cung

Ngoài co thắt tử cung, bạn cũng có thể gặp phải hiện tượng như là chảy máu. Nó thường xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai, tương ứng với khoảng thời gian của kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên, chảy máu khi mang thai thường ít hơn nhiều.

Những triệu chứng nào khác mà bạn có thể gặp phải khi mang thai?

Có nhiều triệu chứng sớm giúp bạn biết liệu mình có đang mang thai hay không. Cần lưu ý là một số phụ nữ mang thai có tất cả các triệu chứng này, nhưng điều ngược lại chưa chắc xảy ra. Bởi lẽ, các triệu chứng này cũng có thể gặp do thay đổi nội tiết tố hay trong bệnh lý khác.

Headaches during pregnancyHình ảnh minh họa những thay đổi sinh lý xảy ra trong thai kỳ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau có thể khiến bạn khó chịu (Nguồn ảnh từ Icloudhospital).Hình ảnh minh họa những thay đổi sinh lý xảy ra trong thai kỳ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau có thể khiến bạn khó chịu (Nguồn ảnh từ Icloudhospital).

Các triệu chứng mang thai sớm bao gồm:

  • Chậm kinh: Chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất. Đặc biệt nếu trước giờ bạn có chu kỳ kinh nguyệt tương đối đều.
  • Căng tức vú: Bạn có thể thấy ngực trở nên căng tức do khi mang thai có nội tiết tố thay đổi.
  • Thay đổi tâm trạng: Nếu bạn thấy mình dễ xúc động hơn bình thường, có thể nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
  • Thay đổi khẩu vị: Bạn có thể trở nên nhạy cảm với các vị hoặc mùi khác nhau, nhất là các món ăn.
  • Đầy hơi: Mặc dù chướng bụng thường gặp trước khi bắt đầu có kinh, nhưng đó cũng là một dấu hiệu của mang thai. Bất kỳ sự thay đổi nội tiết tố nào cũng có thể gây ra chứng đầy hơi.
  • Nghẹt mũi: Hormone có thể làm cho màng nhầy trong mũi của bạn dày lên và tăng xuất tiết nước mũi gây nghẹt mũi. Chỉ một số ít gặp chảy máu mũi.
  • Táo bón: Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến hệ tiêu hóa kém nhu động gây táo bón.

Vậy các triệu chứng đó xuất hiện vào thời điểm nào?

Khoảng từ 6 đến 10 ngày sau khi thụ thai, phôi nang đã có thể bắt đầu quá trình làm tổ vào thành tử cung của bạn.

Vào thời điểm này, mức độ estrogen thì đang giảm xuống đồng thời tăng cường tác động của hormone progesterone giúp niêm mạc tử cung được chuẩn bị tốt để đón nhận sự làm tổ của trứng.

Khi phôi nang bám thành công vào buồng tử cung sẽ bắt đầu hình thành nhau thai. Trong vòng hai tuần sau đó nếu bạn thử thai bằng que có thể cho dương tính vì đã có đủ lượng hormone gonadotropin màng đệm (hay hCG).

Còn các triệu chứng mang thai sớm có thể bắt đầu xuất hiện ngay sau khi phôi làm tổ thành công.

Nếu bạn không mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ tích tụ tăng trở lại và niêm mạc tử cung sẽ bị thoái triển đi thể hiện là sự bắt đầu kỳ kinh mới.

Vậy thời điểm nào bạn nên test que thử thai?

Bạn có thể sẽ cần đợi từ một đến hai tuần sau thụ thai. Lý do là vì hormone hCG trong cơ thể cần có thời gian tăng dần để đạt nồng độ tới ngưỡng mà xét nghiệm nước tiểu hoặc máu có thể phát hiện được. Nếu bạn thử thai trước đó thì có thể bị âm tính giả (tức là bạn có thai nhưng thử thai ra âm tính).

When to Take a Pregnancy Test for Accurate ResultsHình ảnh minh họa que thử thai dương tính khi bạn mang thai (Nguồn ảnh từ The Pumb)Hình ảnh minh họa que thử thai dương tính khi bạn mang thai (Nguồn ảnh từ The Pumb)

Thử que nước tiểu có thể dương tính từ ngày thứ 12-15 sau khi rụng trứng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua que thử ở các hiệu thuốc, tuy nhiên, điều lưu ý là có nhiều loại que thử với ngưỡng phát hiện khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như thông tin sản phẩm trước khi mua. Hiểu đơn giản là nếu bạn cùng thử thai vào một thời điểm, có thể sẽ có một số que thử cho dương tính trong khi những cái khác lại ra âm tính. Thêm vào đó là các ký hiệu với mỗi kết quả dương hay âm tính lại khác nhau giữa các que thử nữa.

Nếu bạn muốn có được kết quả chính xác hoặc nhanh hơn thì hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu. Hormone hCG có thể được phát hiện trong máu ngay sau khi thụ thai một tuần.

Khi nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ?

Một số phụ nữ sẽ bị chuột rút trong khi mang thai và một số thì không. Trong đa phần trường hợp, chuột rút này sẽ nhẹ và không kèm theo chảy máu nhiều bất thường.

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai, vì vậy nếu bạn nghi ngờ mình có thể mang thai, hãy thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm chính xác nhất.

Có nhiều lý do khác khiến bạn có thể bị chuột rút giữa các kỳ kinh. Ví dụ như Mittelschmerz, một bệnh tiếng Đức mô tả tình trạng chuột rút mà một số phụ nữ có thể cảm nhận được khi trứng phóng khỏi buồng trứng. Ngoài ra, chuột rút do đầy hơi hoặc trong bệnh tiêu hóa có thể gây đau buốt và thường xảy ra ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, bình thường thì tất cả đều sẽ tự khỏi. Vì vậy, nếu bạn bị đau diễn ra kéo dài hoặc đi kèm với sốt hãy đến gặp bác sĩ.

Nếu kết quả thử thai dương tính, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể đưa ra lời khuyên tốt về bất kỳ mối quan tâm nào mà bạn có.

Chảy máu khi mang thai thường tự biến mất. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ, đặc biệt nếu máu chảy nhiều hoặc kèm theo chuột rút. Bởi trong một số trường hợp, chảy máu, đau quặn bụng hoặc chảy dịch hồng từ âm đạo có thể là dấu hiệu của sẩy thai hoặc chửa ngoài tử cung.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!