Căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào

Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp dạng thấp (VKDT) trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần có những hành động thiết thực để ngăn ngừa điều đó

Video: Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu đầy đủ về mối liên hệ giữa căng thẳng và VKDT. Phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng có thể liên quan tới các phản ứng gây viêm.

Những phương pháp dưới đây đã được chứng minh có thể hạn chế được căng thẳng. 

Đặt việc tập thể dục thành ưu tiên

Khi các khớp của bạn đau nhức, bạn sẽ không muốn thực hiện các động tác đi bộ nhanh hoặc bơi lội.Tuy nhiên, hãy cố gắng hết sức để làm điều gì đó.

Hoạt động tích cực đặc biệt tốt cho những người bị VKDT. Điều này sẽ làm giảm những cơn đau, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và giúp giữ cho các khớp được vận động.

Tập cardio (ví dụ các bài tập thể dục nhịp điệu). Chọn các hoạt động dễ dàng cho khớp của bạn, như bơi lội và đi bộ.

Bạn có thể tập luyện tăng cường sức mạnh. Bạn có thể sử dụng tạ nhẹ, máy tập tại các phòng tập thể hình, dây kháng lực hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể của chính bạn (các động tác chống đẩy hay gập gối).

Đừng quên các bài tập tăng tính linh hoạt. Thái cực quyền và các loại yoga nhẹ nhàng rất tốt cho sự linh hoạt. Các môn thể thao này cũng có thể giúp thư giãn.

Nếu bạn chưa từng vận động, hãy hỏi bác sĩ xem hoạt động nào bạn có thể thực hiện. Và hãy tự điều chỉnh cường độ cho phù hợp với bạn. Bạn có thể sẽ phải thực hiện những động tác nhẹ nhàng hơn khi đang bị cơn đau hành hạ.

Nếu các triệu chứng của bạn cản trở việc tập thể dục, hãy làm việc với các bác sĩ vật lý trị liệu chuyên điều trị những người mắc bệnh VKDT. Bạn sẽ học cách để tăng cường sức mạnh, cảm thấy tốt hơn và giảm bớt căng thẳng.

Tĩnh tâm 

Các nghiên cứu cho thấy thiền có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm nỗi buồn và giảm các cơn đau. Hành động này có thể chỉ đơn giản là tập trung vào hơi thở của bạn. Tâm trí của bạn sẽ lơ đễnh sang các chủ đề khác. Bạn chỉ cần chuyển sự chú ý của bạn trở lại hơi thở của bạn, hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn chọn để tập trung vào.

Bạn cũng có thể thử dẫn dắt tâm trí của bản thân. Hình dung trong tâm trí bạn những địa điểm hoặc tình huống khiến bạn cảm thấy thư giãn. Cố gắng sử dụng tất cả các giác quan của bạn và tưởng tượng về việc nhìn thấy, ngửi thấy và cảm nhận thấy thứ đó.

Thay đổi về lối sống

Tìm cách giải quyết vấn đề: Khi các triệu chứng VKDT bùng phát, các công việc hàng ngày có thể khó thực hiện hơn. Hãy tìm kiếm các giải pháp. Nếu đánh máy làm đau tay bạn, hãy thử phần mềm nhận dạng giọng nói. Trong nhà bếp, bạn có thể thay thế những đồ dùng mới có tay cầm lớn hơn giúp nấu ăn dễ dàng hơn. Những thay đổi nhỏ này còn có thể giúp bạn bớt căng thẳng.

Duy trì giấc ngủ: Hãy thức dậy và đi ngủ đúng giờ mỗi ngày để thiết lập một chu kỳ ngủ đều đặn. Nếu có thể, đừng mang công việc từ cơ quan về nhà. Tắt TV, máy tính và điện thoại ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

Thay đổi về lối sốngThay đổi lối sống, trồng cây, đọc sách,... đầu óc thoải mái

 Làm những gì bạn yêu thích: Nghĩ về những điều bạn thích làm, chẳng hạn như uống cà phê với một người bạn, đọc sách hoặc xem một bộ phim. Hãy đưa các hoạt động đó vào lịch trình hàng tuần của bạn.

Không hút thuốc: Một số người bị VKDT hút thuốc để đối phó với tình trạng căng thẳng của họ, nhưng đó không phải là một ý kiến hay. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hút thuốc có thể làm cho bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên tồi tệ hơn và làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.

Giải quyết căng thẳng trong công việc

Dãn cơ: Cố gắng nghỉ giải lao sau mỗi nửa giờ để thư giãn, đi bộ xung quanh và thư giãn đầu óc. Khi bạn không thể, hãy duỗi người tại bàn làm việc. Cố gắng vận động tất cả các khớp của bạn. Uốn cong lưng. Nhún vai của bạn. Duỗi cánh tay qua đầu của bạn. Co duỗi các ngón tay của bạn. Gập mắt cá chân và ngón chân.

Thở sâu: Hít thở sâu vài lần trong khi nhắm mắt hoặc mở mắt. Hít vào bằng mũi, cảm thấy lồng ngực của bạn nở ra. Sau đó thở ra bằng miệng. Lặp lại điều đó.

Thư giãn cơ bắp của bạn: Từ từ thả lỏng tất cả các nhóm cơ trên cơ thể, bắt đầu từ chân và kết thúc ở đầu. Đầu tiên, căng các cơ trong khoảng 8 giây. Sau đó, thả lỏng chúng và cảm thấy căng thẳng cũng tan biến theo.

Giải quyết căng thẳng trong công việcGiải quyết căng thẳng trong công việc

Tập trung vào một hình ảnh nhẹ nhàng: Giữ ảnh trên bàn làm việc hoặc mở chúng trên máy tính cũng giúp bạn thư giãn. Hãy thử một địa điểm nghỉ mát yêu thích, hình ảnh của những người thân yêu hoặc những chú mèo con đáng yêu. Bất cứ điều gì khiến bạn mỉm cười hoặc cảm thấy bình tĩnh đều sẽ giúp ích cho bạn.

Nghe: Đeo lên cặp tai nghe trong vài phút. Bật một bài hát mang lại cho bạn những suy nghĩ vui vẻ, nhẹ nhàng. Hoặc lắng nghe những âm thanh tự nhiên thư giãn, như tiếng sóng biển hoặc thác nước.

Ngửi: Một số mùi hương - như hoa oải hương, hoa cúc và gỗ đàn hương - có thể làm giảm căng thẳng cho một số người. Hãy để một lọ kem dưỡng da tay thơm trên bàn làm việc và sử dụng khi bạn cần một chút “dầu thơm”. Hãy sử dụng những sản phẩm dầu thơm tự nhiên thay vì các mùi hương nhân tạo.

Viết nhật ký: Khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy dọn dẹp bàn làm việc và lấy ra một tập giấy - hoặc đóng các công việc trên màn hình và mở ra tệp mới - và viết trong vài phút. Các nghiên cứu chỉ ra rằng viết ra những gì bạn đang cảm thấy có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn và thậm chí làm giảm huyết áp của bạn. Nếu việc viết nhật ký cảm thấy ngượng, hãy viết một email về cảm xúc của bạn cho một người bạn thân. Khi hoàn tất, bạn có thể quyết định gửi hay chỉ giữ cho riêng mình.

Nghĩ về những gì đang khiến bạn căng thẳng: Chúng ta thường cố gắng đẩy mọi thứ ra khỏi đầu để bình tĩnh lại. Nhưng đôi khi đối mặt trực tiếp với chúng cũng có thể có ích. Điều gì làm phiền bạn? Bạn có đang phải thực hiện một dự án không? Sếp của bạn có nói điều gì đó khiến bạn khó chịu không? Khi bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề, bạn có thể đưa ra giải pháp. Bạn sẽ cảm thấy kiểm soát được vấn đề nhiều hơn và bớt căng thẳng hơn.

Nhận lấy sự hỗ trợ

Hợp tác với bác sĩ của bạn: Hãy cho họ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Nói với họ về bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải. Đưa ra bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm của bạn.

Gặp chuyên gia trị liệu: Nói chuyện với nhà tâm lý học, nhân viên xã hội hoặc cố vấn. Ngay cả một vài cuộc hẹn cũng có thể giúp bạn tìm ra cách xử lý những thách thức của mình.

Tham gia một nhóm hỗ trợ: Bạn có thể nói chuyện với những người khác, những người biết bạn đang phải trải qua những gì vì họ cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự. Các nhóm hỗ trợ trực tuyến cũng có thể là một sự lựa chọn cho bạn. 

Xem thêm :

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!