Video: Dấu hiệu con bạn bị trầm cảm tuổi học đường
Giả sử người bạn thân nhất của bạn nói với bạn rằng họ sẽ đến sân bay với bố để học nhảy dù. Người bạn ấy rất vui mừng, nhưng chỉ nghĩ đến việc nhảy dù thôi cũng khiến bạn lo lắng vô cùng. Bạn lo lắng đến mức tim đập loạn cả lên, ruột gan nóng như thiêu như đốt, và cổ họng thì như đang mắc nghẹn.
Lo lắng là gì?
Đối với những bạn trẻ hoặc bất kỳ ai khác, lo lắng là một phản ứng bình thường đối với căng thẳng. Những thứ như kì thi, gặp gỡ những người mới, thuyết trình trước đám đông, hẹn hò và thi đấu thể thao có thể khiến chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc bất an. Nhưng một số thanh thiếu niên phản ứng thái quá hơn những người khác. Thậm chí họ nghĩ về các tình huống có thể khiến họ vô cùng đau khổ.
Lo lắng có thể là một điều tốt khi nó giúp bạn giải quyết tình huống khó khăn. Ví dụ, khi bạn sắp có một kì thi, một chút lo lắng có thể khiến bạn muốn học chăm chỉ để làm bài tốt. Nhưng vào những lúc khác, lo lắng có thể có hại, đặc biệt là khi nó quá mức và phi lý, và khiến bạn không thể tập trung.
Đôi khi sự lo lắng có thể xảy ra giữa bạn và bạn bè, đặc biệt là khi bạn tránh đi chơi với họ hoặc gọi điện cho họ vì bạn quá hoảng sợ hoặc căng thẳng. Mức độ lo lắng này là có hại và bạn cần làm gì đó để bớt lo lắng để có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tuổi teen của mình.
Làm thế nào để bạn có thể vượt qua nỗi lo lắng?
Nhiều thanh thiếu niên tìm cách giải quyết sự lo lắng cao độ mà họ cảm thấy. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm xúc của chính mình, biết bản thân đang cảm thấy gì và tại sao mình lại cảm thấy như vậy. Điều quan trọng thứ hai: bạn phải tìm ra những cách lành mạnh để vượt qua sự lo lắng. Nhận biết các loại tình huống gây ra lo lắng là một cách hữu ích.
Giải quyết vấn đề là cách để giải tỏa căng thẳng( nguồn: life-adventurer)
Đôi khi chỉ cần nhận biết được hoàn cảnh khó khăn và sẵn sàng đương đầu với nó thì sự lo lắng của bạn có thể sẽ giảm bớt. Nếu bạn đã thử các biện pháp đơn giản này mà vẫn còn quá lo lắng, thì bước tiếp theo là điều trị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia trị liệu.
Thế nào là lo lắng quá mức
Dưới đây là một số dấu hiệu của sự lo lắng thái quá:
- Bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi mà không có lý do gì cả. Thông thường, thanh thiếu niên cảm thấy lo lắng vì một điều gì đó cụ thể - chẳng hạn như bài kiểm tra hoặc đi hẹn hò. Nhưng nếu không có lý do rõ ràng, có thể bạn đang lo lắng thái quá
- Bạn lo lắng quá nhiều về các sự kiện hoặc hoạt động hàng ngày. Một số lo lắng là bình thường. Nhưng nếu bạn thường xuyên lo lắng về những điều bình thường hoặc nếu bạn lo lắng quá nhiều về những sự việc đồng thời lại né tránh chúng, thì mức độ lo lắng của bạn đang ở mức quá cao.
- Bạn kiểm tra xem điều bạn làm đã đúng chưa, điều đó là bình thường , nhưng việc tiếp tục kiểm tra nó nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng trên mức bình thường
- Bạn hoảng loạn đến mức không thể làm được việc gì- như làm bài kiểm tra hoặc giao lưu với bạn bè.
Có những phương pháp điều trị lo âu nào?
Tìm ra phương pháp điều trị thích hợp là bước đầu tiên quan trọng giúp bạn giảm bớt lo lắng. Đến khám các bác sĩ tâm thần, nhân viên xã hội lâm sàng hoặc nhà tâm lý học, đôi khi hàng tuần. Đôi khi các cố vấn ở trường cũng đóng vai trò như một nguồn lực để tìm ra cách điều trị thích hợp.Việc điều trị giúp cải thiện cuộc sống của bạn, bao gồm cả thành tích học tập và các mối quan hệ với gia đình , xã hội.
Dưới đây là những phương pháp điều trị rối loạn âu lo phổ biến nhất.
Thuốc: Tùy thuộc vào loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải, có những thuốc điều trị thích hợp riêng .Bác sĩ tâm thần sẽ chẩn đoán bệnhvà sử dụng chẩn đoán đó để kê thuốc phù hợp. Rối loạn lo âu lan tỏa hoặc lo lắng trong các tình huống xã hội thường được điều trị bằng cùng loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm. Thuốc này mất 4 - 6 tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Thuốc chống trầm cảm, được gọi là benzodiazepine (loại lâu đời nhất là Valium), cũng có thể được điều trị kết hợp hoặc đơn trị liệu, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Những lo lắng cụ thể, thường được gọi là lo lắng về hiệu suất, như hoảng sợ về các bài kiểm tra hoặc phát biểu trước đám đông, cũng có thể được điều trị bằng cách uống một liều thuốc chẹn beta khoảng một giờ trước khi xảy ra những sự kiện trên.
Những loại thuốc mới luôn được nghiên cứu phát triển không ngừng. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm cách trị liệu phù hợp nhất với bạn. Hãy nhớ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.,không bao giờ ngừng dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn
Liệu pháp nhận thức - hành vi: Bạn sẽ cần gặp chuyên gia trị liệu để thực hiện liệu pháp nhận thức-hành vi(CBT- cognitive behavioural theraphy ). Nhà trị liệu sẽ giúp bạn xác định những suy nghĩ hay niềm tin nào gây ra sự lo lắng cho bạn và cùng với bạn để giảm bớt chúng. Điều quan trọng là gặp một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị chứng lo âu ở thanh thiếu niên và thực hiện trị liệu thường xuyên. Hãy nhớ rằng bác sĩ chỉ có vai trò gợi ý những cách có thể giúp bạn thay đổi và trở nên tốt hơn. Sự thành công của liệu pháp phụ thuốc vào sự cố gắng của chính bạn
Phản hồi sinh học: Không được sử dụng phổ biến, liệu pháp này sử dụng thiết bị điện tử để đo lường sự phản ứng của cơ thể bạn với căng thẳng. Nó dựa trên ý tưởng rằng khi ta biết được thông tin về các quá trình bên trong cơ thể, ta có thể sử dụng thông tin này để kiểm soát các quá trình đó.
Trong quá trình phản hồi sinh học, bạn sẽ được kết nối với một máy thông báo cho bạn và bác sĩ cơ thể bạn có đang trong trạng thái thư giãn hay không. Với các cảm biến được đặt trên các vị trí cơ thể, nhà trị liệu có thể đọc được tình trạng căng cơ, nhịp tim, kiểu thở, lượng mồ hôi tiết ra và nhiệt độ cơ thể. Bất kỳ thông số nào trong số này đều có thể cho nhà trị liệu biết liệu bạn có đang thư giãn hay không. Phản hồi sinh học có thể rất thú vị - nó gần giống như chơi một trò chơi trên máy tính.
Các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm lo lắng và suy nghĩ tiêu cực, đồng thời giúp bạn kiểm soát căng thẳng. Các kỹ thuật thư giãn phổ biến bao gồm thở sâu bằng bụng, thiền, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng và các hoạt động như yoga và thái cực quyền.
Bắt đầu bài tập thư giãn của riêng bạn
Để giảm mức độ lo lắng thông thường, hãy dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày để thư giãn. Loại bỏ phiền nhiễu càng nhiều càng tốt. Tắt âm thanh trên máy tính và chuông trên điện thoại di động của bạn.
Trong khoảng thời gian 20 phút, hãy giữ bạn thân tĩnh lặng nhất có thể. Tập trung suy nghĩ của bạn vào thời điểm trước mắt và loại bỏ mọi suy nghĩ bên ngoài. Cố gắng để ý xem bộ phận nào trên cơ thể bạn cảm thấy thư giãn và bộ phận nào cảm thấy căng thẳng.
Khi bạn thực hiện các bước này, hãy thử tưởng tượng rằng mọi cơ trên cơ thể bạn đang trở nên thư giãn và không bị căng. Hình dung tất cả các cơ trên cơ thể bạn bắt đầu thả lỏng và mềm mại .
Tập trung vào việc giữ cho nhịp thở thật chậm và đều. Mỗi lần thở ra, cảm nhận các cơ trên cơ thể bạn giãn tối đa, cứ như thế với mỗi nhịp thở, bạn sẽ loại bỏ bớt căng thẳng.
Vào cuối 20 phút, hãy dành một vài phút để tập trung vào cảm giác mà bạn có thể đạt được. Để ý xem các khu vực cảm thấy căng thẳng bây giờ có cảm thấy lỏng hơn hay không và liệu có còn bất kỳ khu vực căng tức nào hay không.
Một số người thấy rằng tụng kinh (dù chỉ một từ) hoặc hát, cầu nguyện, hoặc tập trung tầm nhìn vào một vật thể hoặc nguồn sáng nhấp nháy (như ngọn nến hoặc lò sưởi) cũng giúp họ đạt được trạng thái tâm trí thoải mái hơn.
Đừng lo lắng khi cảm giác thư thái bắt đầu biến mất khi bạn thức dậy và bạn lại trở nên căng thẳng như trước. Nhiều thanh thiếu niên nhận thấy rằng phải vài tuần thực hành hàng ngày, đều đặn, họ mới có thể duy trì cảm giác thoải mái sau buổi tập.
Khi nào chứng lo âu của người trẻ cần điều trị?
Nếu bạn có mức độ lo lắng cao như đã đề cập ở trên, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị. Khoảng 13% thanh thiếu niên có mức độ lo lắng đến mức cần điều trị y tế hoặc tâm lý.
Xem thêm :