Stress và cách kiểm soát

Stress là thứ dù muốn hay không thì bất cứ ai cũng đều phải trải qua. Cơ thể chúng ta được thiết kế để cảm thấy stress và phản ứng với nó.

Video: Quản lý căng thẳng 

Mặt lợi của stress là giúp chúng ta luôn cảnh giác và sẵn sàng tránh nguy hiểm, là một phản ứng thích nghi của cơ thể trước hoàn cảnh bất lợi. Nhưng, khi stress kéo dài, cơ thể bắt đầu suy sụp và ta sẽ gặp các vấn đề sức khỏe khác. Chìa khóa để đối phó với stress là xác định những yếu tố trong cuộc sống của bạn gây nên stress và tìm cách để giảm bớt chúng.

Stress là gì?

Stress là phản ứng của con người đối với bất kỳ kích thích nào tác động lên cơ thể, đòi hỏi ta phải điều chỉnh hoặc đáp ứng.  Cần nhớ là bạn có thể kiểm soát stress, bởi vì stress là cách bạn phản ứng với những hoàn cảnh khó khăn căng thẳng , chứ không phải bản thân chính sự việc ấy.

Nguyên nhân gây ra stress?

Bất kỳ điều gì cúng có thể gây ra stress, cả điều tốt lẫn điều xấu. Cơ thể của bạn phản ứng với những thay đổi này bằng các thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Mỗi người chúng ta đều có những cách riêng để đối phó với sự thay đổi, vì vậy nguyên nhân gây ra stress có thể khác nhau ở mỗi người.

Các nguyên nhân phổ biến của stress bao gồm:

  • Sự ra đi của một người thân yêu
  • Cuộc đấu tranh
  • Kết hôn
  • Deadline
  • Các vấn đề pháp luật
  • Mất việc làm
  • Ly hôn
  • Công việc mới
  •  Nghỉ hưu
  • Vấn đề tiền bạc
  • Bệnh tật
  • Nuôi dạy con cái

Khi bạn không chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây ra stress , bạn có thể đi tìm những dấu hiệu cảnh báo  stress. Một khi bạn  xác định được những dấu hiệu này, bạn có thể tìm hiểu cách cơ thể đáp ứng với stress. Sau đó, thực hiện các bước để giảm căng thẳng.

Các dấu hiệu cảnh báo stress là gì?

Cơ thể của bạn phát ra các dấu hiệu cảnh báo stress về thể chất, cảm xúc và hành vi.

Những biểu hiện về cảm xúc có thể bao gồm

  • Hay cáu gắt
  • Mất khả năng tập trung
  • Lo lắng không hiệu quả
  • Buồn rầu, sầu não
  • Thay đổi tính khí thất thường

Những biểu hiện về thể chất có thể bao gồm

  • Không đứng thẳng , luôn khom lưng, cúi mặt
  • Toát mồ hôi, ra mồ hôi tay
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Tăng hoặc giảm cân
  • Rối loạn cương dương
  • Huyết áp cao
  • Rối loạn đại tiểu tiện
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn giấc ngủ

Những bất thường về hành vi bao gồm:

  • Phản ứng thái quá
  • Hành động bốc đồng
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Thu mình lại, hạn chế các mối quan hệ
  • Thường xuyên thay đổi công việc 
  • Rối loạn ăn uống: chán ăn hoặc ăn nhiều

Làm thế nào tôi có thể đương đầu với stress?

Đương đầu với stress. Nguồn:NC AHEC    

 

Để giúp ứng phó với stress:

  • Hạ thấp kỳ vọng của bản thân; chấp nhận rằng có những việc  bạn không thể kiểm soát.
  • Nhờ người khác giúp đỡ hoặc hỗ trợ bạn.
  • Chịu trách nhiệm về tình huống.
  • Tìm cách giải quyết vấn đề.
  • Đừng dồn nén, mà hãy bộc lộ cảm xúc của bản thân.
  •  Hãy xem xét vấn đề thay vì nóng giận. Bình tĩnh nhìn nhận tình lại tình huống cũng như chính bản thân bạn( cảm xúc, quan điểm, niềm tin) hơn là trở nên tức giận, mất kiểm soát hay thụ động , bó tay trước vấn đề khó khăn mà bạn gặp phải .
  • Tìm đến những người thân có thể hỗ trợ tinh thần cho bạn .
  • Thay đổi những niềm tin không còn phù hợp.
  • Cố gắng loại bỏ hoặc thay đổi hoàn cảnh gây ra stress
  • Tránh xa các yếu tố gây stress.
  • Học cách thư giãn.
  • Ăn uống hợp lý.
  • Ngừng hút thuốc hoặc các thói quen xấu khác.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Có bản lĩnh, tin tưởng vào năng lực của bản thân

Các chuyên gia đồng ý rằng ứng phó với stress là một  cả quá trình chứ không đơn thuần là vượt qua một biến cố nào đó trong cuộc sống . Do đó, bạn cần luân phiên sử dụng những cách nêu trên ở trên để đương đầu với một sự việc căng thẳng.

Trường hợp stress nào cần sự hỗ trợ y tế?

Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp để đối phó với stress khi tình trạng của bạn rơi vào bất kì trường hợp nào dưới đây:

  • Giảm sút thành tích học tập hay hiệu quả công việc
  • Lo lắng quá mức
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Không đủ sức mạnh tinh thần để đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn
  • Nỗi sợ hãi phi lý
  • Sợ thức ăn, nỗi ám ảnh béo phì  mặc dù thực tế cân nặng  ở mức bình thường
  • Thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống
  • Thường xuyên đau ốm, phàn nàn
  • Suy nghĩ tự tử hoặc muốn làm tổn thương người khác
  • Có các hành vi nguy hiểm: tự làm đau, tự hủy hoại bản thân
  • Luôn ở trạng thái khép mình,  hoặc có hành vi chống đối xã hội
  • Thờ ơ với các mối quan hệ 

Tôi có thể tìm thấy sự giúp đỡ ở đâu?

Đừng ngần ngại,hãy tìm đến sự hố trợ của bác sĩ tâm lý khi bạn căng thẳng . Họ có thể xác định xem stress là do rối loạn lo âu, tình trạng sức khỏe hay cả hai và giới thiệu bạn đến khám sức khỏe tâm thần khi cần thiết.

Xem thêm :

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!