Cortisol là gì? Những thông tin về cortisol

Cortisol được xem như một hệ thống phản xạ bảo vệ tự nhiên và là hormon chống căng thẳng chính của cơ thể. Cortisol hoạt động dưới sự chỉ huy của một số cấu trúc trong não để kiểm soát tâm trạng, sợ hãi và động lực.

Video Ảnh hưởng Cortisol (Stress) tới Cân nặng & Cách Ổn định nó

Cortisol được sản xuất và tiết ra bởi tuyến thượng thận.Cortisol giữ vai trò quan trọng trong một số hoạt động của cơ thể. Ví dụ, như: 

  • Quản lý cách cơ thể chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein.
  • Giảm tình trạng viêm.
  • Điều chỉnh huyết áp.
  • Tăng lượng đường máu (glucose).
  • Kiểm soát chu kỳ thức ngủ.
  • Tăng cường năng lượng để có thể giải quyết căng thẳng và khôi phục lại sự cân bằng sau đó.

Cơ chế hoạt động của Cortisol?

Cortisol được sản xuất ở tuyến thượng thận 2 bên.Nguồn ảnh: myfinalsnotes.comCortisol được sản xuất ở tuyến thượng thận 2 bên.Nguồn ảnh: myfinalsnotes.com

Vùng dưới đồi và tuyến yên - cả hai đều nằm trên não có nhiệm vụ nhận cảm nồng độ cortisol trong máu ở mức bình thường hay không. Nếu mức cortisol máu quá thấp, vùng dưới đồi giải phóng hormon CRH, kích thích tuyến yên sản xuất hormon ACTH. ACTH tiếp tục kích thích tuyến thượng thận sản xuất và phóng thích cortisol vào trong máu. 

Tuyến thượng thận sẽ thu nhận những tín hiệu từ tuyến yên và vùng dưới đồi. Sau đó, tinh chỉnh lượng cortisol tiết ra. 

Các thụ thể cortisol có ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, tiếp nhận và sử dụng hormon theo những cách khác nhau. Nhu cầu hormon sẽ khác nhau theo từng ngày. Ví dụ, khi cơ thể ở trong tình trạng báo động, cortisol có thể thay đổi hoặc ức chế các chức năng gây cản trở bao gồm hệ thống tiêu hóa, sinh sản, hệ thống miễn dịch hoặc thậm chí cả quá trình tăng trưởng.

Trong một số trường hợp, mức cortisol có thể vượt quá giới hạn bình thường. 

Quá căng thẳng có liên quan đến hàm lượng Cortisol hay không?


Cortisol tiết nhiều hơn nếu cơ thể trong trạng thái căng thẳng. Nguồn ảnh: DreamstimeCortisol tiết nhiều hơn nếu cơ thể trong trạng thái căng thẳng. Nguồn ảnh: Dreamstime

Sau khi áp lực hoặc nguy hiểm qua đi, nồng độ cortisol sẽ giảm xuống. Hoạt động của tim, huyết áp và các hệ thống cơ quan khác sẽ nhận được trở lại bình thường. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bị căng thẳng liên tục và tín hiệu cảnh báo vẫn bật? 

Tình trạng này có thể làm đảo lộn các chức năng quan trọng nhất của cơ thể và dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm: 

  • Lo âu và trầm cảm
  • Đau đầu
  • Bệnh tim mạch
  • Rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Các vấn đề về tiêu hóa.
  • Khó ngủ.
  • Tăng cân. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu có quá nhiều Cortisol trong cơ thể? 


Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận.   Nguồn ảnh: Healthline

Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận. 

Nguồn ảnh: Healthline

Quá sản tuyến thượng thận hoặc một khối u tuyến yên trong não có thể kích thích cơ thể sản xuất quá mức cortisol trong một thời gian dài.  

Do đó, có thể gây ra hội chứng Cushing, một tình trạng đặc trưng bởi sự tăng cân nhanh chủ yếu ở mặt, ngực và bụng, dễ xuất hiện bầm tím trên da, yếu cơ bắp, đái tháo đường hay nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

Hàm lượng Cortisol quá thấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Tuyến thượng thận hoạt động kém hoặc bị suy tuyến thượng thận dẫn đến không sản xuất đủ cortisol, thường xảy ra do một chứng bệnh mà các bác sĩ gọi là Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát).  

Các triệu chứng thường xuất hiện theo thời gian, bao gồm: 

  • Thay đổi bất thường trên da chẳng hạn như rạn da với những vệt sắc tố sẫm màu và mỏng da.
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Yếu cơ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • Chán ăn và sụt cân.
  • Hạ huyết áp. 

Nếu cơ thể không thể sản xuất đủ cortisol, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung thuốc cortisol tổng hợp như Dexamethasone, Hydrocortisone hoặc Prednisone.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!