Video: 6 thói quen hàng ngày giúp giảm căng thẳng
Trong phim, hình ảnh đại học hiện lên là những bữa tiệc quẩy banh nóc đến thâu đêm suốt sáng và hôm sau là trốn học hoặc ngủ gật trong lớp. Bạn biết đấy, điều đó chỉ có trong phim thôi.
Đương nhiên trong quãng thời gian đại học sẽ có những dịp tiệc tùng, nhưng hầu như thời gian căng thẳng sẽ nhiều hơn thời gian ta được chơi bời, thư giãn. Áp lực về bài tập và các kì thi rất nhiều, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Chúng tôi đã phỏng vấn Alex Lickerman- Bác sĩ, trợ lý phó chủ tịch về Sức khỏe và Tư vấn tâm lý Sinh viên tại Đại học Chicago - về một số mẹo để giảm căng thẳng trong suốt học kỳ.
Dừng việc học lại
Ngồi học trong một khoảng thời gian dài có thể làm hao mòn ý chí và sự tập trung của bạn. Theo Lickerman: “Tiếp tục hoàn thành công việc là một quá trình tiêu hao rất nhiều năng lượng. Khi bạn sử dụng tất cả năng lượng của mình để tiếp tục học tập, bạn không thể sử dụng chính năng lượng đó để kiểm soát sự lo lắng hoặc căng thẳng." Điều này khiến việc học tập của bạn không còn hiệu quả. Vì vậy, khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và làm một việc gì đó để bổ sung năng lượng cho bạn, chẳng hạn như ăn chút gì đó hoặc đi bộ 10 - 20 phút trước khi đọc lại sách.
Để tâm trí của bạn nghỉ ngơi
Sự lo lắng xuất hiện khi tâm trí bạn vô định, không tập trung: Bạn đang cố gắng học tập, nhưng bạn đang lo lắng về kỳ thi tiếp theo của mình. Hoặc bạn vừa làm bài thi vừa suy nghĩ về những điều bạn trai mình vừa nói. Theo Lickerman, thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày có thể giúp bạn phát triển khả năng tập trung. Ông nói: “Dường như tác dụng của thiền không chỉ giúp ta thư giãn trong lúc thiền, mà còn giúp cải thiện độ tập trung sau đó nữa”. Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi, nhắm mắt lại và đếm từng nhịp thở, bất cứ khi nào tâm trí bạn suy nghĩ miên man về điều gì khác, hãy nhẹ nhàng lái sự tập trung quay về cảm nhận từng hơi thở của mình.
Lập danh sách
Dường như tất cả mọi thứ xung quanh đều làm bạn căng thẳng? Lickerman nói rằng : “Đôi khi, chỉ có một sự việc gây ra tình trạng stress của bạn, nhưng vì quá căng thẳng nên bạn cảm thấy như mình không thể làm được những việc khác. Giải pháp là "Xác định chính xác điều gì đang khiến bạn cảm thấy quá tải để nỗi lo lắng của bạn không ảnh hưởng đến những công việc khác." Ông ấy gợi ý bạn nên soạn một danh sách tất cả các nhiệm vụ ra. Sau đó, xếp hạng các nhiệm vụ theo tiêu chí cái nào thực sự khiến bạn khó chịu để bạn có thể xử lý chúng ngay lập tức. Loại bỏ những thứ đó khỏi danh sách ( hoặc giải quyết chúng), ngay lập tức sự căng thẳng của bạn sẽ tan biến.
Đảm bảo giấc ngủ
Việc thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó ứng phó với stress hơn. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày khi bạn ở trong một ký túc xá đầy những người tiệc tùng, và bạn cùng phòng của bạn coi 3 giờ sáng là giờ học chính? Hãy đơn giản hóa vấn đề: Lickerman khuyên bạn nên dùng một cái bịt tai và một tấm che mắt khi ngủ. Đồng thời nói chuyện với người quản lý kí túc nếu những người hàng xóm tiếp tục gây ồn ào. Ngoài ra, những giấc ngủ ngắn ban ngày từ 15 đến 20 phút có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái sau một đêm không ngon giấc.
Đừng ăn quá nhiều
Đúng là một bữa ăn nhẹ có thể giúp bổ sung năng lượng cho bạn trong suốt quá trình học tập , nhưng ăn quá nhiều khiến cân nặng tăng lên và gây ra nhiều căng thẳng hơn- bạn hiểu rồi chứ? Lickerman nói, thay vì ăn cả đống khoai tây chiên mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng về một đồ án hay kỳ thi, hãy đánh lạc hướng bản thân bằng một hoạt động phi thực phẩm mà mình yêu thích. Ví dụ như đọc blog yêu thích của bạn hoặc một bài báo ngắn trên tạp chí hoặc xem một số tin tức trên TV, hay ra ngoài đi dạo loanh quanh khu ký túc xá của bạn. Cảm giác thèm ăn sẽ biến mất để bạn có thể quay lại học tập - mà không cần ăn vặt.
Xem thêm :