Suy giáp cận lâm sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và biến chứng có thể xảy ra

Suy giáp cận lâm sàng là một dạng suy giáp sớm, biểu hiện nhẹ, là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp.

Nó được gọi là cận lâm sàng vì mức huyết thanh của hormone kích thích tuyến giáp từ phía trước tuyến yên chỉ cao hơn một chút so với bình thường. Các hormone tuyến giáp do tuyến giáp sản xuất thì vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Những hormone này giúp hỗ trợ tim, não và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Hormone tuyến giáp hoạt động không bình thường sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. 

Theo nghiên cứu đã được công bố, số người bị suy giáp cận lâm sàng chiếm từ 3 đến 8% và tình trạng này có thể tiến triển thành suy giáp. 

Trong một nghiên cứu, có 26,8% những người bị suy giáp cận lâm sàng đã tiến triển thành suy giáp trong vòng 6 năm từ chẩn đoán ban đầu. 

Nguyên nhân gây suy giáp cận lâm sàng

Tuyến yên, nằm ở đáy não, là tuyến nội tiết quan trọng của vùng dưới đồi, tiết ra nhiều loại hormone, bao gồm hormone kích thích tuyến giáp (TSH). 

TSH kích hoạt tuyến giáp, một tuyến hình bướm ở phía trước cổ, tạo ra các hormone T3 và T4. Suy giáp cận lâm sàng xảy ra khi nồng độ TSH tăng nhẹ nhưng T3 và T4 vẫn bình thường. 

Suy giáp cận lâm sàng và suy giáp đều có chung nguyên nhân, bao gồm: 

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, chẳng hạn như viêm tuyến giáp Hashimoto (một tình trạng tự miễn dịch gây hại cho các tế bào tuyến giáp)
  • Chấn thương tuyến giáp (ví dụ: bị cắt bỏ một số mô tuyến giáp bất thường trong khi phẫu thuật đầu và cổ)
  • Điều trị cường giáp (một tình trạng khi sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp) bằng liệu pháp iốt phóng xạ 
  • Dùng thuốc có chứa Lithium hoặc Iốt 

Yếu tố nguy cơ của suy giáp cận lâm sàng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng khả năng phát triển bệnh suy giáp cận lâm sàng:

  • Giới tính: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng bị suy giáp cận lâm sàng hơn nam giới. Lý do chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ nội tiết tố nữ estrogen có thể đóng một vai trò nào đó.
  • Tuổi: TSH có xu hướng tăng lên khi bạn già đi, làm cho suy giáp cận lâm sàng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
  • Lượng iốt: Suy giáp cận lâm sàng có xu hướng phổ biến hơn ở những khu vực mà người dân tiêu thụ đủ hoặc thừa iốt, một khoáng chất vi lượng cần thiết cho chức năng của tuyến giáp. Bạn nên tìm hiều các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu hụt i-ốt.

Triệu chứng   

Suy giáp cận lâm sàng hầu hết không có triệu chứng, đặc biệt khi nồng độ TSH chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, nếu có thì các triệu chứng xuất hiện mơ hồ và dễ nhầm lẫn như: 

  • Phiền muộn, mệt mỏi
  • Táo bón
  • Bướu cổ (Vùng tuyến giáp phình to ở phía trước cổ)
  • Tăng cân
  • Rụng tóc
  • Không chịu được lạnh 
 Suy giáp cận lâm sàn hầu hết không có triệu chứng Suy giáp cận lâm sàn hầu hết không có triệu chứng

 Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng này không đặc hiệu, có nghĩa là chúng có thể xuất hiện ở những người có chức năng tuyến giáp bình thường và không liên quan đến suy giáp cận lâm sàng. 

Chẩn đoán suy giáp cận lâm sàng

Suy giáp cận lâm sàng được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. 

Một người có tuyến giáp hoạt động bình thường có chỉ số TSH máu nằm trong khoảng tham chiếu từ 4,5 mIU/L đến 5,0 mIU/L.  

Tuy nhiên, hiện đang có cuộc tranh luận về việc làm giảm mức cao nhất trong ngưỡng bình thường. 

Những người có mức TSH trên mức bình thường, những người có nồng độ hormone tuyến giáp bình thường, được coi là bị suy giáp cận lâm sàng. 

Vì lượng TSH trong máu có thể dao động, nên cần phải đi xét nghiệm lại sau một vài tháng để xem mức TSH đã bình thường chưa. 

Điều trị suy giáp cận lâm sàng

Điều trị những người bị suy giáp cận lâm sàng vẫn còn nhiều tranh cãi, đặc biệt khi mức TSH thấp hơn 10 mIU/L. 

Những người có mức TSH trên 10 mIU/L thường được điều trị vì TSH cao sẽ ảnh hưởng đến toàn trạng cơ thể. 

Theo nghiên cứu từ 2009, việc điều trị thật sự không mang lại hiệu quả với những người có mức TSH từ 5,1 đến 10 mIU/L.

Khi quyết định có nên điều trị hay không, bác sĩ sẽ cân nhắc những yếu tố như: 

  • Mức TSH 
  • Kháng thể kháng giáp lưu hành trong máu
  • Tuổi tác
  • Tiền sử bệnh

Thuốc điều trị thường là levothyroxine (Levoxyl, Synthroid), một loại hormone tuyến giáp tổng hợp dùng đường uống, được dung nạp tốt.

Biến chứng suy giáp cận lâm sàng

Bệnh tim 

Mối liên hệ giữa suy giáp cận lâm sàng và bệnh tim mạch vẫn còn đang được tranh luận. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức TSH tăng cao, khi không được điều trị, có thể góp phần làm tiến triển: 

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
Suy giáp cận lâm sàn góp phần làm tiến triển bệnh huyết áp cao Suy giáp cận lâm sàn góp phần làm tiến triển bệnh huyết áp cao 

 Trong một nghiên cứu năm 2005, xem xét những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi, những người có mức TSH trong máu từ 7 mIU / L trở lên có nguy cơ bị suy tim sung huyết gấp đôi hoặc hơn so với những người có mức TSH bình thường.Tuy nhiên một số nghiên cứu khác không xác nhận điều này. 

Sảy thai 

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ TSH trong máu được coi là tăng cao khi vượt quá 2,5 mIU L trong ba tháng đầu và 3,0 mIU/L trong ba tháng thứ hai và thứ ba. Nồng độ hormone tuyến giáp bình thường cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. 

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có mức TSH từ 4,1 đến 10 mIU/L được điều trị ít có khả năng bị sảy thai hơn so với những phụ nữ không được điều trị.

Tuy nhiên, với những phụ nữ có mức TSH từ 2,5 đến 4 mIU/L, xét nghiệm kháng thể tuyến giáp âm tính thì nguy cơ sảy thai cũng không giảm cả khi được điều trị.

Xét nghiệm kháng thể kháng giáp là cần thiết. 

Theo một nghiên cứu năm 2014, những phụ nữ bị suy giáp cận lâm sàng và có kháng thể kháng giáp (TPO) dương tính có nguy cơ sảy thai cao nhất, phụ nữ có mức TSH thấp hơn thì nguy cơ sảy thai cao hơn so với người không có kháng thể TPO. 

Một đánh giá năm 2017 cho thấy nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn ở những phụ nữ dương tính với TPO và mức TSH lớn hơn 2,5 mU/L.   

Chế độ ăn của người bệnh suy giáp cận lâm sàng

Không có bằng chứng khoa học tốt nào cho thấy chế độ ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của căn bệnh này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần bổ sung đủ iốt trong chế độ ăn.

Thiếu iốt có thể dẫn đến suy giáp. Mặt khác, thừa iốt có thể dẫn đến suy giáp hoặc cường giáp. Các thức ăn cung cấp i-ốt tốt bao gồm muối ăn có i-ốt, cá nước mặn, các sản phẩm từ sữa và trứng. 

Viện Y học Quốc gia khuyến nghị bổ sung 150 microgam iốt mỗi ngày cho người trưởng thành và thanh thiếu niên. Một phần tư thìa cà phê muối iốt hoặc 1 cốc sữa chua nguyên chất ít béo cung cấp khoảng 50% nhu cầu iốt hàng ngày của bạn. 

Nói chung, chế độ ăn uống tốt nhất là phải cân bằng và bổ dưỡng. 

Tổng kết

Vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn về cách thức điều trị bệnh suy giáp cận lâm sàng.  

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ triệu chứng, tiền sử bệnh của bạn và kết quả xét nghiệm máu của bạn để bác sĩ lên kế hoạch điều trị và đạt được kết quả tốt nhất. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!