Phương pháp điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm (2024) chính xác nhất

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hít vào O2 và thải ra CO2 để duy trì sự sống. Vì vậy, CO2 không phải là chất quá xa lạ với chúng ta. Nhưng liệu bạn có biết được những tính chất lý hóa, cách điều chế, những ứng dụng hay tác hại của CO2 như thế nào chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó.

Lý thuyết, Cách điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm

1. Lý thuyết

1.1 Khái niệm

Cacbon điôxít (các tên gọi khác thán khí, anhiđrít cacbonic, khí cacbonic). Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên gọi theo công thức hóa học là CO2.

CO2 một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí và có nồng độ thấp trong khí quyển Trái Đất. Còn trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô. Bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy.

1.2 Tính chất vật lí

  • Trong điều kiện bình thường CO2 là khí không màu, không mùi và có vị chua nhẹ hòa tan tốt ở trong nước,  nặng gấp 1,524 lần không khí.
  • Khí CO2 không tham gia phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt độ -78 độ C. Ngoài ra, CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 độ C thành CO và O2.

1.3 Tính chất Hóa Học

CO2 là oxit axit

CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)              

CO2 + H2O ↔ H2CO3

CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.                                                   

CaO + CO2 → CaCO3 (t0)

CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O        

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

CO2 + C → 2CO

1.4 Cách điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm

CO2 được tạo ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như

Quá trình hô hấp của người và động vật:

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O

Quá trình lên men bia rượu:      

C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

Quá trình đốt cháy nhiên liệu:       

CxHy + (x + y/4)O2 → xCO2 + y/2H2O

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Sục 2,24 lít khí CO2 vào 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X?

A. 15 g

B. 20 g

C. 10 g

D.10,6 g

Hướng dẫn

nCO2=0,1mol  ,nNaOH=0,2molT=nOHnCO2=2

Dung dịch X chỉ chứa 1 muối là Na2CO3­

n=Na2CO3nCO2m=Na2CO30,1.106=10,6gam

Đáp án D

Câu 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2 là

A. 2,24 lít.                                                 

B. 6,72 lít.                   

C. 8,96 lít.                                                 

D. 2,24 hoặc 6,72 lít
Hướng dẫn

nCa(OH)2=0,2 ​mol;​​  nCaCO3=0,1mol

Trường hợp 1: Chỉ tạo muối CaCO3

nCO2=nCaCO3=0,1molVCO2=0,1.22,4=2,24  lit

Trường hợp 2: Tạo hỗn hợp 2 muối

Bảo toàn nguyên tố Ca : nCa(HCO3)2=nCa(OH)2nCaCO3=0,1mol

Bảo toàn nguyên tố C nCO2=2nCa(HCO3)2+nCaCO3=0,3mol

VCO2=0,3.22,4=6,72lit

Đáp án D

Câu 3: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 9,85 gam

B. 9,65 gam

C. 10,05 gam

D. 10,85 gam

Hướng dẫn:

nCO2 = 0,2 mol, nOH = 0,25 mol, nBa2+ = 0,1 mol

Ta thấy:  1< T = 1,25 < 2 tạo cả muối HCO3 và CO32

CO2 + 2OH CO32 + H2O0,125    0,250,125CO2 +     CO32 + H2O2HCO30,075 0,075                   1,5

nCO32= 0,05mol<nBa2+

n=0,05mol

⇒ m↓ = 0,05 . 197 = 9,85g

Đáp án A

Câu 4: V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?

A. 1,12

B. 2,24

C. 4,48

D. 6,72

Hưỡng dẫn:

Khi sục CO2 vào 0,15 mol Ba(OH)2 thu được 0,1 mol kết tủa BaCO3

Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.

Trường hợp 1:

CO2 + Ba(OH)→ BaCO3 + H2O.

→ n(CO2) = n(BaCO3) = 0,1. → V = 2,24 lít.

Trường hợp 2:

CO2 + Ba(OH)→ BaCO3 + H2O

0,1

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2.

0,1        0,05

→ n(CO2) = 0,1 + 0,1 = 0,2. → V = 4,48 lít

Nên V max = 4,48 lít.

Đáp án C. 4.48

Xem thêm các bài tập Hóa Học hay khác:

Phương pháp điều chế kim loại (2024) chính xác nhất

Phương pháp điều chế HNO3 (2024) chính xác nhất

Phương pháp điều chế cao su buna (2024) chính xác nhất

Phương pháp điều chế ancol etylic (2024) chính xác nhất

Cách điều chế nhựa PE (2024) chính xác nhất

 

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!