6 điều cần biết về cận thị

Cận thị là tật khúc xạ mà mắt có thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng các vật ở xa lại mờ.

Cận thị là bệnh cực kỳ phổ biến nhưng có thể điều trị được. Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới (hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị nặng dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần 1 tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Video chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị

Triệu chứng 

Triệu chứng thường gặp là nhìn mờ đặc biệt là các vật ở xa  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Triệu chứng thường gặp là nhìn mờ đặc biệt là các vật ở xaNguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Triệu chứng thường gặp nhất là nhìn mờ khi nhìn những vật ở xa. Trẻ em có thể gặp khó khăn khi nhìn bảng đen ở trường. Người lớn có thể không nhìn rõ biển báo khi lái xe.

Các triệu chứng khác như:

  • Nhức đầu
  • Đau mắt hoặc mỏi mắt
  • Nheo mắt

Các triệu chứng của cận thị thường biến mất sau khi điều trị bằng đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Nhức đầu và mỏi mắt có thể kéo dài trong một hai tuần khi bạn thay đổi độ của kính áp tròng hoặc kính gọng mới.

Các yếu tố nguy cơ của tật cận thị

Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, cận thị thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 8 đến 12. Ở độ tuổi này mắt đang phát triển, vì vậy hình dạng nhãn cầu có thể thay đổi. Người lớn vẫn bị cận thị nếu họ mắc từ khi còn nhỏ. Người lớn cũng có thể bị cận do mắc một số bệnh mạn tính chẳng hạn như đái tháo đường.

Căng thẳng thị giác cũng là một yếu tố nguy cơ gây cận thị. Điều này khiến mắt bị mỏi khi làm công việc đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, chẳng hạn như đọc sách hoặc sử dụng máy tính.

Cận thị cũng là một bệnh di truyền. Nếu bố, mẹ hoặc cả hai bị cận thị, nhiều khả năng người con cũng bị cận thị.

Cơ chế hoạt động của mắt

Cận thị làm ánh sáng khi đi vào mắt hội tụ trước võng mạc thay vì trên nó dẫn đến nhìn mờ  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Cận thị làm ánh sáng khi đi vào mắt hội tụ trước võng mạc thay vì trên nó dẫn đến nhìn mờNguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Cận thị là tật khúc xạ. Tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng không được hội tụ một cách chính xác trên võng mạc. Nếu cận thị, ánh sang sẽ hội tụ ở điểm nằm phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Điều này dẫn đến triệu chứng nhìn mờ.

Võng mạc là lớp tế bào nằm ở phía sau nhãn cầu có chức năng hội tụ ánh sáng. Nó chuyển năng lượng ánh sáng thành các xung động thần kinh mà não nhận được dưới dạng hình ảnh.

Mắt bị cận thị sẽ hội tụ ánh sáng một cách không chính xác, do hình dạng của nhãn cầu có sự bất thường. Nhãn cầu của người cận thị thường hơi dài và đôi khi giác mạc hơi tròn. Giác mạc là lớp màng trong suốt bao phủ phía trước của mắt.

Điều trị 

Bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán cận thị bằng cách khám mắt một cách toàn diện.

Điều trị cận thị bao gồm:

  • Đeo kính gọng
  • Đeo kính áp tròng
  • Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ
Các phương pháp điều trị cận thị  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Các phương pháp điều trị cận thịNguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Kính gọng và kính áp tròng là loại kính điều trị bệnh. Những loại kính này bù đắp cho độ cong của giác mạc hoặc độ dài của mắt bằng cách thay đổi điểm tiếp nhận của ánh sáng khi nó đi vào mắt.

Độ cận sẽ phụ thuộc vào mức độ nhìn rõ của bạn. Bạn có thể cần phải đeo kính chỉnh mọi lúc hoặc chỉ trong một số hoạt động nhất định như lái xe.

Kính áp tròng thường mang lại cho bạn tầm nhìn rộng hơn so với kính gọng. Chúng được đặt trực tiếp vào giác mạc. Một số bệnh nhân không thể chịu được kính áp tròng vì chúng gây kích ứng mắt.

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ là một phương pháp điều trị vĩnh viễn cho tật cận thị. Còn được gọi là phẫu thuật mắt bằng laser, phương pháp này sẽ định hình lại giác mạc để hội tụ ánh sáng vào võng mạc. Hầu hết những người phẫu thuật xong không còn cần phải đeo kính áp tròng hoặc kính gọng.

Tiến triển

Hầu hết các bệnh nhân cận thị đều nhận thấy sự cải thiện rõ rệt khi điều trị. Điều trị cận thị sớm giúp hạn chế những khó khăn trong hoạt động  xã hội và học tập có thể đi kèm với thị lực kém.

Phòng bệnh

Bạn không thể ngăn ngừa tật cận thị. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể làm chậm sự phát triển của nó.

Để giúp bảo vệ đôi mắt của bạn:

  • Kiểm tra thị lực thường xuyên.
  • Đeo kính cận do bác sĩ nhãn khoa chỉ định.
  • Đeo kính râm chống tia cực tím (sunglasses with ultraviolet - UV).
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt khi thực hiện các hoạt động có nguy cơ cao, chẳng hạn như sử dụng hóa chất độc hại.
  • Thường xuyên nghỉ giải lao khi làm công việc mang tính chi tiết, như nhìn vào màn hình máy tính.
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính, như tăng huyết áp và đái tháo đường.
  • Chế độ ăn nhiều trái cây, rau và axit béo omega-3.
  • Hạn chế hút thuốc.
Đeo kính râm chống tia cực tím  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Đeo kính râm chống tia cực tímNguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực như nhìn mờ hoặc quầng sáng xung quanh đèn, hãy đi khám ngay lập tức. Chăm sóc tốt cho đôi mắt giúp chúng ta nhìn rõ hơn trong thời gian dài.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!