Cận thị: Triệu chứng, tiến triển, điều trị và phòng ngừa

Cận thị là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nhìn các vật ở xa, nhưng có thể nhìn rõ các vật ở gần. Trong một số trường hợp, cận thị mang tính chất di truyền do nhãn cầu dài bất thường, tính theo chiều trước sau. Do đó khoảng cách giữa giác mạc ("cửa sổ" trong suốt ở phía trước mắt) và võng mạc (lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt) xa hơn bình thường nên hình ảnh tạo ra có xu hướng tập trung ở phía trước võng mạc, mà không rơi vào võng mạc.

Video Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị 

Trong những trường hợp khác, cận thị là hậu quả của sự không tương ứng giữa chiều dài nhãn cầu và khả năng hội tụ ánh sáng của thấu kính để tạo hình ảnh ở đúng vị trí. Điều này khiến hình ảnh tập trung ở phía trước võng mạc, dẫn đến cận thị.

Cận thị làm ánh sáng khi đi vào mắt hội tụ trước võng mạc thay vì trên nó dẫn đến nhìn mờ  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Cận thị làm ánh sáng khi đi vào mắt hội tụ trước võng mạc thay vì trên nó dẫn đến nhìn mờ

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Hiện nay, cận thị là một tật khúc xạ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 25% người dân. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố di truyền đóng một vai trò trong tình trạng này. Cận thị có thể xuất hiện ở nhiều thế hệ trong gia đình

Triệu chứng cận thị

Các triệu chứng của cận thị bao gồm:

  • Khó nhìn các vật ở xa, như xem ti vi, xem phim hoặc các chữ trên bảng 
  • Nheo mắt
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Kết quả học tập kém thường là triệu chứng gợi ý ở trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ chưa biết phàn nàn về các vấn đề về thị lực

Chẩn đoán cận thị 

Sau khi hỏi các triệu chứng hiện có, bác sĩ sẽ khám mắt và khám thị lực. 

Để đo thị lực, các bác sĩ sử dụng một tỷ số trong đó số trên tương ứng cho thị lực của bệnh nhân và số dưới cùng tương ứng với thị lực của người bình thường. Ví dụ, một người được cho là có thị lực 6/6 nếu người đó có thể nhìn thấy ở độ cao 6m những gì một người có thị lực bình thường nhìn thấy ở độ cao 6m. Mặt khác, một người cận thị nhẹ có thể nhìn thấy ở độ cao 6m những gì một người có thị lực bình thường có thể nhìn thấy ở độ cao 9m. Đây được gọi là tầm nhìn 6/9. Một người cận thị nặng hơn có thể có tỷ lệ 6/12 hoặc 6/30.

Ở trẻ lớn và người lớn, thị lực thường được đo bằng cách đọc các chữ cái trên bảng thị lực treo tường. Bảng đo thị lực cầm tay cũng được bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, vì loại bảng đo thị lực này được đặt gần với bệnh nhân nên người cận thị có thể ít gặp khó khăn hơn khi nhìn nó. Ở trẻ nhỏ và những người không biết đọc, bác sĩ có thể sử dụng các bảng thay thế hiển thị các đồ vật, động vật hoặc chữ "E" viết hoa quay theo các hướng khác nhau.

Tiến triển cận thị 

Cận thị là bệnh có tính chất lâu dài, thường không tiến triển xấu sau 20 tuổi.

Phòng bệnh cận thị 

Trong hầu hết các trường hợp, cận thị có liên quan đến các yếu tố di truyền và không thể ngăn ngừa được.

Điều trị cận thị 

Nếu bạn bị cận thị, bác sĩ có thể sẽ cắt kính mắt hoặc kính áp tròng để khắc phục vấn đề này. Những kính cận này có cấu tạo mỏng ở trung tâm và dày xung quanh rìa, giúp hình ảnh rơi trên võng mạc.

Nhiều trường hợp cận thị có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật cải thiện tiêu cự của mắt bằng cách làm phẳng hoặc định hình lại phần trung tâm của giác mạc. Các phẫu thuật hay được sử dụng, từ phổ biến nhất đến ít phổ biến nhất, là:

  • Phẫu thuật LASIK (laser in situ keratomileusis): Bác sĩ phẫu thuật sử dụng dao vi phẫu để cắt một vạt nhu mô giác mạc. Tiếp theo, tia laser được sử dụng để loại bỏ một lượng chính xác mô giác mạc từ bên dưới khu vực được cắt. Điều này làm phẳng giác mạc và cải thiện khả năng hội tụ của mắt.
Phẫu thuật Lasik  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Phẫu thuật Lasik

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

  • Phẫu thuật cắt gọt giác mạc bằng tia lazer (Photorefractive keratotomy - PRK): Một chùm tia lazer được sử dụng để loại bỏ mô khỏi bề mặt bên ngoài của giác mạc. Điều này giúp định hình lại giác mạc và cải thiện khả năng hội tụ của mắt.
  • Phẫu thuật mở giác mạc xuyên tâm (Radial keratotomy - RK): Sau khi mắt được gây tê (gây mê), bác sĩ sẽ cắt các cạnh của giác mạc. Điều này làm phần trung tâm của giác mạc phẳng hơn, cải thiện khả năng hội tụ của mắt.
  • Đặt thuỷ tinh thể nhân tạo trong mắt: Một thuỷ tinh thể để chữa tật cận thị có thể được đặt bên trong mắt trước thuỷ tinh thể bình thường. 

Phương pháp này dành cho những trường hợp cận thị mức độ nặng hoặc khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật giác mạc không có giá trị. 

Phẫu thuật LASIK và PRK gần như đã thay thế hoàn toàn phương pháp phẫu thuật mở giác mạc xuyên tâm. Mọi người chọn LASIK nhiều hơn PRK vì nó mang lại kết quả tuyệt vời, quy trình nhanh gọn và phục hồi nhanh, không đau.

Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (the U.S. Food and Drug Administration  - FDA) đã phê duyệt một số loại laser để phẫu thuật điều trị cận thị, nhưng không phải tất cả người cận thị đều được chỉ định phương pháp điều trị này. Nói chung, các thủ thuật laser không được thực hiện ở những người dưới 21 tuổi vì mắt vẫn đang trong quá trình phát triển.

Khi nào đến khám bác sĩ


Hẹn khám với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhãn khoa (bác sĩ chuyên về các vấn đề về mắt) nếu cảm thấy nhìn mờ khi nhìn các vật ở xa. Đặc biệt, hãy gọi cho bác sĩ nếu nhìn mờ gây cản trở công việc, việc học ở trường hoặc khả năng lái xe.

Đến khám bác sĩ nhi khoa nếu con bạn phàn nàn về nhìn mờ, khó nhìn bảng ở trường, nheo mắt khi nhìn các vật ở xa hoặc phàn nàn về chứng đau đầu thường xuyên. Luôn đảm bảo rằng bác sĩ kiểm tra mắt của con bạn mỗi lần khám sức khỏe định kỳ hoặc mỗi lần đi khám sức khỏe cho trẻ. Việc kiểm tra bằng  hình ảnh nên được thực hiện trong độ tuổi từ 3 đến 4, và sau đó khi bắt đầu đi học.

Tiên lượng

Kính mắt và kính áp tròng có thể điều trị trong hầu hết các trường hợp cận thị.

Hiệu quả lâu dài của phẫu thuật mắt bằng laser vẫn đang được đánh giá. Nhiều bệnh nhân cho biết họ rất hài lòng với phương pháp phẫu thuật mắt bằng laser. Hơn 100.000 ca phẫu thuật mắt bằng laser được thực hiện thành công mỗi năm tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng như các hình thức phẫu thuật khác, chúng ta nên tìm hiểu kĩ những rủi ro và lợi ích trước khi tiến hành.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!