5 điều cần biết về bệnh lý sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là những cục khoáng chất cứng có thể hình thành bên trong bàng quang khi bàng quang không thải hết nước tiểu. Chúng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nếu chúng nhỏ tới mức có thể thoát ra ngoài cùng với nước tiểu. Nhưng hầu hết những người bị sỏi bàng quang đều gặp phải các triệu chứng vì sỏi kích thích thành bàng quang hoặc cản trở dòng chảy của nước tiểu.

Video sỏi bàng quang 

Các triệu chứng điển hình của sỏi bàng quang gồm:

  • Đau bụng dưới, thường có thể dữ dội (nam giới cũng có thể bị đau xung quanh dương vật)
  • Đau hoặc khó đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn (đặc biệt là vào ban đêm)
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu

Hầu hết các trường hợp sỏi bàng quang ảnh hưởng đến nam giới từ 50 tuổi trở lên vì có mối liên hệ với bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Nhưng cả nam và nữ đều có thể bị sỏi bàng quang.

Rất hiếm khi sỏi bàng quang ảnh hưởng đến trẻ em. Ở trẻ em, chúng có thể dẫn đến tình trạng đái dầm, và một số bé trai có thể bị chứng cương dương kéo dài, thường gây đau đớn, có thể kéo dài hàng giờ.

Khi nào cần đi khám?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, đặc biệt nếu bạn bị đau bụng dai dẳng, đi tiểu thường xuyên hơn hoặc có máu trong nước tiểu.

Những triệu chứng này có thể không nhất thiết là do sỏi bàng quang gây ra, nhưng cần được khám xét kỹ.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có sỏi trong bàng quang, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm. 

Trước tiên, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể sẽ được tiến hành. Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng.

Bước tiếp theo là chụp X-quang bàng quang. Không phải tất cả các loại sỏi bàng quang đều hiển thị rõ ràng trên phim X-quang, vì vậy kết quả X-quang âm tính không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn không bị sỏi bàng quang.

Siêu âm có thể được sử dụng thay vì chụp X-quang. Sỏi bàng quang cũng có thể được xác định bằng phương pháp nội soi bàng quang.

Thủ thuật này sử dụng một ống sợi mỏng có đèn chiếu sáng và camera ở một đầu (được gọi là ống soi bàng quang) đưa vào niệu đạo và di chuyển lên bàng quang.

Máy ảnh chuyển tiếp hình ảnh đến màn hình và bác sĩ tiết niệu có thể nhìn thấy chúng.

Ngăn ngừa sỏi bàng quang

Nếu bạn đã bị sỏi bàng quang, chúng có thể phát triển trở lại. Có vài điều bạn có thể làm để cố gắng ngăn điều này xảy ra. 
Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi bàng quang. (Nguồn ảnh herzindagi.com)Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi bàng quang. (Nguồn ảnh herzindagi.com)Bạn có thể thử:

  • Tăng lượng nước uống hằng ngày lên 2 đến 3 lít để giảm nồng độ của nước tiểu
  • Không nhịn tiểu quá lâu
  • Đi tiểu lại từ 10 đến 20 giây sau lần tiểu đầu tiên (nếu lần đầu bạn không thể làm trống bàng quang hoàn toàn); điều này được gọi là làm trống hai lần và giúp làm rỗng bàng quang hiệu quả hơn
  • Tránh táo bón (có thể dùng thuốc nhuận tràng thông thường)

Bàng quang và thận

Thận lọc các chất thải ra khỏi máu, đi kèm với nước để tạo ra nước tiểu. Nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang và được lưu trữ tại đây.

Khi bàng quang đầy và bạn đã sẵn sàng đi tiểu, nước tiểu sẽ đi ra khỏi cơ thể bạn qua niệu đạo.

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang thường hình thành khi bạn không thể thải hết nước tiểu trong bàng quang.

Nước tiểu được sản xuất bởi thận. Nó chứa nước và các chất thải mà thận loại bỏ khỏi máu của bạn.

Một trong những chất thải đó là urê, được tạo thành từ nitơ và cacbon.

Nếu vẫn còn nước tiểu trong bàng quang, các thành phần của urê sẽ kết dính với nhau và tạo thành các tinh thể. Theo thời gian, các tinh thể sẽ cứng lại và hình thành sỏi bàng quang.

Dưới đây là những lý do chính khiến bạn không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới. Nó nằm giữa dương vật và bàng quang, bao quanh niệu đạo. 

Nhiều nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt khi bắt đầu có tuổi. Tuyến tiền liệt phì đại có thể đè lên niệu đạo và chặn dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang.

Phì đại tiền liệt tuyến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hình thành sỏi bàng quang ở nam giới lớn tuổi.   (Nguồn ảnh vinmec.com)

Phì đại tiền liệt tuyến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hình thành sỏi bàng quang ở nam giới lớn tuổi. (Nguồn ảnh vinmec.com)

Bệnh lý này thường được điều trị thành công, nhưng một số nam giới không đáp ứng với điều trị sẽ có nguy cơ phát triển sỏi bàng quang cao hơn.

Các dây thần kinh bị tổn thương (bàng quang thần kinh)

Bàng quang thần kinh là tình trạng các dây thần kinh chi phối cho bàng quang bị tổn thương, do đó nó ngăn cản người bệnh làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

Nó có thể do chấn thương các dây thần kinh ở cột sống hoặc một tình trạng làm tổn thương hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh thần kinh vận động hoặc nứt đốt sống.

Hầu hết những người có bàng quang thần kinh cần được đặt ống thông tiểu vào bàng quang để thoát nước tiểu ra ngoài. Quá trình này được gọi là thông tiểu.

Mặc dù ống thông tiểu phát huy tác dụng nhưng nó thường để lại một lượng nhỏ nước tiểu trong bàng quang, có thể dẫn đến hình thành sỏi bàng quang.

Sa bàng quang

Sa bàng quang gặp ở phụ nữ, nó xảy ra khi thành bàng quang bị suy yếu và tụt xuống âm đạo. Điều này có thể chặn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Sa bàng quang có thể phát triển trong giai đoạn căng thẳng quá mức, chẳng hạn như trong khi sinh hoặc khiêng nặng hoặc rặn khi đại tiền với tình trạng táo bón.

Túi thừa bàng quang

Túi thừa bàng quang là những túi phát triển trong thành của bàng quang. Nếu túi thừa quá lớn, người bệnh khó có thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

Túi thừa bàng quang có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển như một biến chứng của nhiễm trùng hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Phẫu thuật mở rộng bàng quang

Phẫu thuật mở rộng bàng quang sẽ sử dụng một đoạn ruột được cắt ra để gắn vào bàng quang với mục đích làm tăng dung tích bàng quang.

Đây có thể là một cách hữu ích để điều trị tiểu không kiểm soát. Nhưng đôi khi nó có thể là một yếu tố nguy cơ trong việc phát triển sỏi bàng quang.

Chế độ ăn

Nguyên nhân này tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển.

Chế độ ăn nhiều chất béo, đường hoặc muối và ít vitamin A và vitamin B có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi bàng quang, đặc biệt là đi kèm với uống không đủ nước. 

Nó có thể làm thay đổi thành phần hóa học của nước tiểu, khiến cho việc hình thành sỏi bàng quang dễ xảy ra hơn.

Điều trị

Người bệnh thường sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi bàng quang.

Những viên sỏi nhỏ có thể thoát ra khỏi bàng quang bằng cách uống nhiều nước, nhưng điều này có thể không hiệu quả nếu bạn không thể thải hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.

Tán sỏi nội soi

Tán sỏi nội soi thủ thuật phổ biến nhất được sử dụng để điều trị sỏi bàng quang ở người lớn.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một ống nhỏ, cứng có camera ở đầu (gọi là ống soi bàng quang) vào niệu đạo và lên đến bàng quang. Máy ảnh được sử dụng để giúp xác định vị trí của sỏi bàng quang.

Dụng cụ nghiền, tia lasẻ hoặc sóng siêu âm truyền có thể được sử dụng để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn, có thể được rửa sạch khỏi bàng quang.

Tán sỏi nội soi được thực hiện dưới tác dụng gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình thủ thuật.

Có nguy cơ bị nhiễm trùng trong quá trình thủ thuật, vì vậy bạn có thể được sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa. Ngoài ra còn có một nguy cơ nhỏ gây thương tích cho bàng quang.

Lấy sỏi qua đường rạch bụng nhỏ

Lấy sỏi qua phẫu thuật đường bụng chủ yếu được sử dụng để điều trị cho trẻ em nhằm tránh làm tổn thương niệu đạo của chúng. Nó cũng đôi khi được sử dụng cho người lớn bị sỏi bàng quang lớn.

Thay vì đưa một ống vào niệu đạo, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ ở da bụng dưới.

Sau đó, bàng quang được rạch ra để có thể lấy sỏi ra ngoài. Phẫu thuật sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc gây mê toàn thân.

Phẫu thuật mở

Phương pháp phẫu thuật mở bàng quang thường được sử dụng để loại bỏ sỏi bàng quang ở nam giới có tuyến tiền liệt rất lớn hoặc nếu bản thân viên sỏi rất lớn. 

Phẫu thuật này tương tự phẫu thuật lấy sỏi qua đường rạch ở bụng, ngoại trừ việc bác sĩ phẫu thuật tạo một vết cắt lớn hơn nhiều ở bụng và bàng quang.

Nó có thể được kết hợp với các loại phẫu thuật khác, chẳng hạn như cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt hoặc túi thừa bàng quang.

Nhược điểm của phẫu thuật mở là gây đau nhiều hơn và thời gian hồi phục lâu hơn so với các loại phẫu thuật khác. Nhưng người bệnh sẽ cần phẫu thuật mở bàng quang nếu sỏi bàng quang lớn.

Bạn sẽ cần sử dụng ống thông tiểu trong một hoặc hai ngày sau phẫu thuật.

Các biến chứng của phẫu thuật

Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật lấy sỏi bàng quang là nhiễm trùng bàng quang hoặc niệu đạo, được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng tiểu ảnh hưởng đến khoảng 1/10 người phẫu thuật bàng quang và thường có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Phục hồi và theo dõi

Sau khi tán sỏi nội soi hoặc lấy sỏi qua đường rạch nhỏ ở bụng, bạn thường phải nằm viện vài ngày để hồi phục.

Nếu bạn thực hiện phẫu thuật mở, có thể mất vài ngày trước khi bạn đủ khỏe để về nhà.

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể được yêu cầu tái khám, có thể sử dụng chụp X-quang hoặc chụp CT để kiểm tra xem tất cả các mảnh sỏi bàng quang đã được lấy ra khỏi bàng quang của bạn chưa.

Điều trị nguyên nhân cơ bản

Khi sỏi bàng quang đã được loại bỏ, nguyên nhân cơ bản sẽ cần được điều trị để tránh hình thành sỏi bàng quang mới.

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc để giúp giảm kích thước của tuyến tiền liệt. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên bàng quang, giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn.

Nếu thuốc không có tác dụng, có thể cần phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt.

Bàng quang thần kinh

Bàng quang thần kinh là tình trạng không có khả năng kiểm soát bàng quang do dây thần kinh bị tổn thương.

Nếu bạn mắc tình trạng bàng quang thần kinh mà có hình thành sỏi bàng quang thì đã đến lúc bạn cần thay đổi cách thức đi tiểu.

Bạn có thể cần được hướng dẫn thêm về cách lắp ống thông tiểu, hoặc bạn có thể cần thay đổi loại ống thông bạn đang sử dụng và sử dụng thuốc để giúp kiểm soát bàng quang.

Sa bàng quang

Một số người bị sa bàng quang có thể được điều trị bằng vòng nâng pessary.

Một vòng nâng pessary được thiết kế để vừa với bên trong âm đạo và giữ bàng quang ở đúng vị trí của nó.

Các trường hợp sa bàng quang nặng hơn có thể phải phẫu thuật để tăng cường và nâng đỡ các thành bàng quang.

Túi thừa bàng quang

Nếu bạn có túi thừa bàng quang, bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!