Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng (Kết nối tri thức)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng Kết nối tri thức hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 6. Mời bạn đọc đón xem

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng

A. Lý Thuyết

1. Thạch quyển

- Gồm vỏ trái đất và phần cứng mỏng phía trên của lớp manti

- Độ dày khoảng 100km

- Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vỏ Trái Đất và thạch quyển

- Ranh giới bên dưới của Thạch quyển tiếp xúc với các ,ớp dẻo quánh của manti. Nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.

2. Thuyết kiến tạo mảng

- Đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo (mảng thạch quyển)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Lược đồ các mảng kiến tạo của Trái Đất

- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, các mảng này không đứng yên và dịch chuyển trên lớp manti quánh dẻo.

- Chính sự dịch chuyển này là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành uốn nếp, đứt gãy), động đất, núi lửa. Khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp. Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, vỏ lục địa bị nén ép mạnh, có sự hút chìm giữa vỏ lục địa và vỏ lục địa tạo thành các dãy núi lục địa cao đồ sộ. Khi mảng lục địa xô vào mảng đại dương thì do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm xuống dưới vỏ lục địa tạo thành vực biển sâu và dãy núi cao lục địa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hai mảng kiến tạo xô vào nhau

- Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra các vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo hiện tượng động đất núi lửa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hai mảng kiến tạo tách xa nhau

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Chuỗi hồ Lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do tác động của

A. sự vận động nâng lên, hạ xuống.

B. các khúc uốn của sông, địa hình.

C. động đất, thiên tai và con người.

D. các vận động đứt gãy, tách giãn.

Đáp án đúng là: D

Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ thung lũng đứt gãy và xung quanh đới tách giãn Đông Phi. Hồ Lớn bao gồm hồ Victoria (hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới về diện tích bề mặt) và hồ Tanganyika (hồ lớn thứ hai thế giới về dung tích và hồ sâu thứ hai thế giới). Thuật ngữ Hồ Lớn cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến.

Câu 2. Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.

C. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

D. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.

Đáp án đúng là: C

Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

A. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.

B. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

C. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.

D. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.

Đáp án đúng là: B

Vận động kiến tạo được hiểu là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn và hiện nay vẫn đang tiếp diễn nhưng xảy ra chậm.

Câu 4. Thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái các bờ nào sau đây có thể khớp nhau?

A. Bờ phía đông của châu Âu và bờ phía tây của châu Phi.

B. Bờ phía đông của Bắc Mỹ và bờ phía tây của châu Phi.

C. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi.

D. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Á.

Đáp án đúng là: C

Ý tưởng ban đầu về thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi có thể khớp nhau. Các giả thuyết cho rằng các lục địa này xưa kia từng là một thể thống nhất, về sau mới tách rời nhau và di chuyển đến vị trí như ngày nay.

Câu 5. Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo nhỏ?

A. Âu-Á.

B. Bắc Mĩ.

C. Nam Cực.

D. Phi-lip-pin.

Đáp án đúng là: D

Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm 7 mảng kiến tạo lớn. Đó là: Mảng Âu-Á, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực. Ngoài ra còn có một số mảng nhỏ như: Cô-cốt, Ca-ri-bê, Ả-rập, Phi-lip-pin…

Câu 6. Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

B. Mảng Phi, mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Cô-cốt.

C. Mảng Âu-Á mảng Thái Bình Dương, mảng Nam cực, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

D. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

Đáp án đúng là: A

Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

Câu 7. Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Nam Cực.

B. Phi.

C. Âu-Á.

D. Bắc Mĩ.

Đáp án đúng là: C

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á của châu Á và nằm trong mảng kiến tạo Âu-Á.

Câu 8. Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo lớn?

A.Nam Mĩ.

B. Ca-ri-bê.

C. Phi-lip-pin.

D. Cô-cốt.

Đáp án đúng là: A

Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm 7 mảng kiến tạo lớn. Đó là: Mảng Âu-Á, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực. Ngoài ra còn có một số mảng nhỏ như: Cô-cốt, Ca-ri-bê, Ả-rập, Phi-lip-pin…

Câu 9. Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối

A. thuyết Căng - Laplat.

B. thuyết Bic Bang.

C. thuyết Ôttô -Xmit.

D. thuyết “lục địa trôi”.

Đáp án đúng là: D

- Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối thuyết “lục địa trôi”.

- Ý tưởng ban đầu về thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi có thể khớp nhau. Các giả thuyết cho rằng các lục địa này xưa kia từng là một thể thống nhất, về sau mới tách rời nhau và di chuyển đến vị trí như ngày nay.

Câu 10. Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 6.

Đáp án đúng là: C

Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm 7 mảng kiến tạo lớn. Đó là: Mảng Âu-Á, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực. Ngoài ra còn có một số mảng nhỏ như: Cô-cốt, Ca-ri-bê, Ả-rập, Phi-lip-pin…

Câu 11. Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất không có tầng nào sau đây?

A. Badan.

B. Trầm tích.

C. Granit.

D. Macma.

Đáp án đúng là: C

Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất có tầng trầm tích và tầng badan. Ở vỏ lục địa trong lớp vỏ Trái Đất có cả 3 tầng trầm tích, badan và granit -> Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất không có tầng granit

Câu 12. Mảng có kí hiệu A trên lược đồ sau là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Cực.

Câu 13. Mảng Thái Bình Dương trên lược đồ sau có kí hiệu là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. (C).

B. (H).

C. (B).

D. (G).

Đáp án đúng là: D

Quan sát lược đồ, ta thấy mảng Thái Bình Dương được kí hiệu G; mảng Nam Cực được kí hiệu H; mảng Phi được kí hiệu B và mảng Ấn Độ-Ôtrâylia được kí hiệu C.

Câu 14. Mảng có kí hiệu B trên lược đồ sau là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Cực.

Đáp án đúng là: C

Quan sát lược đồ, ta thấy mảng Bắc Mĩ được kí hiệu A; Nam Mĩ được kí hiệu E; mảng Nam Cực được kí hiệu H và mảng Phi được kí hiệu B.

Câu 15. Mảng Á-Âu trên lược đồ sau có kí hiệu là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. (B).

B. (H).

C. (D).

D. (G).

Đáp án đúng là: A

Quan sát lược đồ, ta thấy mảng Á-Âu được kí hiệu B; mảng Nam Cực được kí hiệu H; mảng Thái Bình Dương được kí hiệu G và mảng Phi được kí hiệu D.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Lý thuyết Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Lý thuyết Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Lý thuyết Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Lý thuyết Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!