Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
A. Lý Thuyết
1. Khái niệm thủy quyển
- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất (biển, đại dương, trên lục địa, hơi nước trong khí quyển, nước trong đất đá, nước trong sinh vật)
- Mỗi bộ phận của thủy quyển đều có vai trò quan trọng. Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò lớn để duy trì sự sống trên đất liền
2. Nước trên lục địa
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
- Sự thay đổi lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chu kì nước, chịu ảnh hưởng bởi:
+ Nguồn cấp nước (nước ngầm; nước mưa, tuyết tan)
+ Bề mặt lưu vực (địa hình; hồ đầm, thực vật; sự phân bố và số lượng phụ lưu…)
b. Hồ
- Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất không thông với biển.
- Theo nguồn gốc:
+ Hồ núi lửa: nguồn gốc từ hoạt động núi lửa
+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo
+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khu vực uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi chuyển dòng
+ Hồ băng hà: Do sự bào lõm của các khối đá sông băng
+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên
c. Nước băng tuyết
- Khi lượng tuyết tan ra hàng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết tích đọng lại và bị nén thành băng. Sau hàng trăm triệu năm, trọng lực khiến tuyết có thể dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, thành sông băng.
- Sông băng có quy mô rất lớn, làm biến đổi địa hình mà nó đi qua.
- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng ôn đới, hàn đới, núi cao, chủ yếu ở cực Bắc và cực Nam.
- Khi nhiệt độ tăng, bang tuyết tan ra, gây lũ cho các con sông trong vùng.
d. Nước ngầm
- Tồn tại dưới bề mặt đất do nước trên mặt ngấm xuống.
- Phụ thuộc và nguồn cung cấp nước, bề mặt địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật.
- Nước ngầm có hàm lượng chất khoáng nhất định, thay đổi tùy theo khu vực, tính chất đất đá.
- Nước ngầm có vai trò quan trọng với tự nhiên và kinh tế xã hội, cung cấp nước ngọt, nguồn cấp nước cho sông hồ vào mùa khô, cố định đất đá tránh sụt lún.
- Hiện nay nước ngầm đang bị suy giảm và ô nhiễm do hoạt động khai thác không hợp lí, rác thải chôn lấp xử lí không đúng cách.
e. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt
- Sử dụng nước ngọt hiệu quả, tiết kiệm.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Băng tuyết.
B. Thực vật.
C. Nước ngầm.
D. Địa hình.
Đáp án đúng là: C
Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông là nguồn nước ngầm.
Câu 2. Phía dưới tầng nước ngầm là
A. tầng đất, đá không thấm nước.
B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.
C. các tầng đất, đá dễ thấm nước.
D. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.
Đáp án đúng là: A
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.
Câu 3. Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào
A. mức độ bốc hơi.
B. đặc điểm địa hình.
C. lớp phủ thực vật.
D. đặc điểm đất, đá.
Đáp án đúng là: D
Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được gọi là nước khoáng.
Câu 4. Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?
A. 22-3.
B. 22-12.
C. 23-6.
D. 21-9.
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1993, Liên hợp quốc đã lấy ngày 22 - 3 hằng năm làm Ngày Nước Thế giới. Mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
Câu 5. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. chế độ mưa.
B. địa hình.
C. thực vật.
D. nước ngầm.
Đáp án đúng là: A
Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là chế độ mưa. Ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa mưa và khô sâu sắc nên sông ngòi cũng có mùa lũ (nhiều nước) và mùa cạn (ít nước).
Câu 6. Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là
A. giữ sạch nguồn nước.
B. sử dụng nước tiết kiệm.
C. trồng rừng đầu nguồn.
D. xả hóa chất ra sông lớn.
Đáp án đúng là: D
Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:
- Giữ sạch nguồn nước.
- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Câu 7. Hồ nào sau đây không phải hồ tự nhiên?
A. Hồ To-ba.
B. Ngũ Hồ.
C. Hồ Tây.
D. Hồ Hòa Bình.
Đáp án đúng là: D
- Các hồ tự nhiên: Hồ Tây (hồ móng ngựa), Ngũ Hồ (hồ băng hà), Hồ To-ba (hồ miệng núi lửa).
- Hồ nhân tạo: Hồ Hòa Bình là hồ thủy điện trên sông Đà do con người tạo ra.
Câu 8. Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Mức độ bốc hơi.
B. Lớp phủ thực vật.
C. Số lượng sinh vật.
D. Đặc điểm địa hình.
Đáp án đúng là: C
Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.
Câu 9. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là
A. giảm lưu lượng nước sông.
B. điều hoà chế độ nước sông.
C. điều hoà dòng chảy sông.
D. làm giảm tốc độ dòng chảy.
Đáp án đúng là: B
Hồ, đầm có vai trò điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là điều hoà chế độ nước sông.
Câu 10. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. thực vật.
B. chế độ mưa.
C. địa hình.
D. băng tuyết.
Đáp án đúng là: D
Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan. Mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.
Câu 11. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?
A. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
B. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
C. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
D. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
Đáp án đúng là: C
Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố lượng mưa, băng tuyết và nước ngầm.
Câu 12. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là
A. năng lượng thuỷ triều.
B. năng lượng Mặt Trời.
C. năng lượng địa nhiệt.
D. năng lượng gió.
Đáp án đúng là: B
Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là năng lượng Mặt Trời.
Câu 13. Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở
A. trên đỉnh núi.
B. dưới lòng đất.
C. các dòng sông.
D. ao, hồ, đầm.
Đáp án đúng là: B
Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở dưới lòng đất (nước ngầm).
Câu 14. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
A. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
B. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
C. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
Đáp án đúng là: D
Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.
Câu 15. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là
A. chế độ nước.
B. lưu vực nước.
C. dòng chảy mặt.
D. nguồn cấp nước.
Đáp án đúng là: A
Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chế độ nước. Chế độ nước chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 7: Nội lực và ngoại lực
Lý thuyết Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Lý thuyết Bài 12: Nước biển và đại dương