Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất
A. Lý Thuyết
1. Khái niệm đất và vỏ phong hóa
- Đất là vật chất mỏng bao phủ bề mặt lục địa và các đảo, tạo ra do quá trình phong hóa các loại đá, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì: là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
Phẫu diện đất và vỏ phong hóa
2. Các nhân tố hình thành đất
- Đá mẹ (đá gốc) Là nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất, ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: có vai trò quan trọng, tác động đến quá trình phong hóa, hình thành đất.
- Địa hình: tác động đến sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm, tích tụ vật liệu. Địa hình dốc tầng đất mỏng;địa hình thấp bằng phẳng đất bồi tụ dày và màu mỡ
- Sinh vật: tham gia quá trình phá hủy đá, cung cấp dinh dưỡng cho đất, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi.
- Thời gian: chính là tuổi của đất.
- Con người: Tác động quan trọng làm biến đổi đất.
Con người làm ô nhiễm đất
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Địa hình có tác động chủ yếu tới sự
A. phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
B. phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.
C. phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.
D. phân bố lượng mưa, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
Đáp án đúng là: A
Địa hình có tác động chủ yếu tới sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu. Nước chảy theo độ dốc của địa hình làm xói mòn đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm, vỏ phong hoá mỏng, sự hình thành đất yếu. Ở những nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
A. Lâm nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Ngư nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp (khai khoáng, xả thải chất hóa học,…).
Câu 3. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. độ ẩm.
B. độ phì.
C. nhiệt độ.
D. độ rắn.
Đáp án đúng là: B
Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì => Độ phì chính là căn cứ quan trọng để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật và địa hình.
Câu 4. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
A. Khí hậu.
B. Con người.
C. Đá mẹ.
D. Thời gian.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất => Khí hậu là nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.
Câu 5. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
A. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
B. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
C. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
D. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Đáp án đúng là: D
Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Câu 6. Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?
A. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn.
B. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô.
D. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây.
Đáp án đúng là: B
Đồng bằng là nơi chủ yếu diễn ra các quá trình bồi tụ vật liệu phù sa (được dòng chảy sông ngòi vận chuyển từ miền núi xuống) => Hình thành nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn với tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
Câu 7. Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?
A. Đất phù sa.
B. Đất feralit.
C. Đất đỏ badan.
D. Đất đen, xám.
Đáp án đúng là: A
Đất phù sa có hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hàng năm. Đất Phù sa thuộc loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm. Đất phù sa trồng rau màu và cây ăn trái rất tốt. Đặc biệt là loại đất này thường được sử dụng để trồng cây lúa.
Câu 8. Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
A. Gieo hạt.
B. Bón phân.
C. Làm cỏ.
D. Cày bừa.
Đáp án đúng là: B
Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> Cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
A. Không ảnh hưởng nhau.
B. Không đồng thời tác động.
C. Có mối quan hệ với nhau.
D. Tác động theo các thứ tự.
Đáp án đúng là: C
Sự hình thành đất chịu tác động của nhiều nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người), các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hình thành đất. Ví dụ: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật,…
Câu 10. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
A. Đá mẹ.
B. Địa hình.
C. Sinh vật.
D. Khí hậu.
Đáp án đúng là: C
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
Câu 11. Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?
A. Chứa mùn.
B. Đá mẹ.
C. Tích tụ.
D. Vô cơ.
Đáp án đúng là: D
Vỏ phong hóa gồm các tầng sau: tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ và tầng đá gốc.
Câu 12. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?
A. Khí hậu.
B. Đá mẹ.
C. Địa hình.
D. Sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
Câu 13. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
D. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
Đáp án đúng là: C
Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
Câu 14. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
Đáp án đúng là: B
Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc -> Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
C. Quyết định thành phần khoáng vật.
D. Quyết định thành phần cơ giới.
Đáp án đúng là: B
Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Lý thuyết Bài 12: Nước biển và đại dương
Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí