Lí thuyết về Peptit
I. Lí thuyết
1. Khái niệm
- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit
2. Phân loại
Các peptit được phân thành hai loại:
a) Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, …
b) Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.
3. Tính chất vật lí
Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước
4. Tính chất hóa học
a. Phản ứng màu biure
- Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng
- Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím
b. Phản ứng thủy phân
- Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng
- Sản phẩm: các α-amino axit
II. Bài tập vận dụng
Bài 1 : Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 40 gam B. 80 gam C. 60 gam D. 30 gam
Hướng dẫn giải :
→ Đáp án C
Bài 2 : Hỗn hợp X chứa 0,2 mol glyxin và 0,1 mol alanin. Khối lượng đipeptit tối đa tạo thành là:
A. 27,72 B. 22,7 C. 22,1 D. 21,2
Hướng dẫn giải :
Tạo đipeptit ⇒ nH2O = ½ na.a = ½ (0,2 + 0,1) = 0,15 mol
Áp dụng định luật BTKL:
mđipeptit = mX – mH2O = 0,2.75 + 0,1.89 – 0,15.18 = 21,2g
→ Đáp án D
Bài 3 : Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. Amin, amoniac, natri hiđroxit
B. Anilin, metyl amin, amoniac
C. Metyl amin, amoniac, natri hiđroxit
D. Amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit
Hướng dẫn giải :
→ Đáp án A: loại amin vì anilin là amin nhưng không làm quỳ tím hóa xanh
→ Đáp án B: loại anilin
→ Đáp án D: loại amoniclorua ( muối)
→ Đáp án C
Bài 4 : Thuốc thử nào phân biệt được phenol và anilin?
A. Dung dịch Brom
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch KCl
D. Cả A, B, C
Hướng dẫn giải :
→ Đáp án A: Dung dịch brom kết tủa với phenol và anilin
→ Đáp án B: phenol tan trong NaOH còn anilin thì không
→ Đáp án C: Không hiện tượng
→ Đáp án B
Bài 5 : Để phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: glixerol, lòng trắng trứng, tinh bột, xà phòng có thể dùng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch iot, HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2
B. HNO3 đậm đặc và Cu(OH)2
C. Dung dịch iot và Cu(OH)2
D. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2
Hướng dẫn giải :
Dùng iot nhận ra tinh bột có màu tím, Cu(OH)2 tạo phức xanh lam với glixerol và phản ứng màu biore màu tím đặc trưng với lòng trắng trứng
→ Đáp án C
Bài 6 : Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 37,50gam
B. 41,82gam
C. 38,45gam
D. 40,42gam
Hướng dẫn giải :
Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
nGly-Ala-Gly = 0,12 mol
Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối
0,12 mol 0,36 mol 0,24 mol
mmuối = 24,36 + 36,5.0,36 + 18.0,24 = 41,82 gam
→ Đáp án B
Bài 7 : Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.
Hướng dẫn giải :
Lần lượt tính số mol các sản phẩm:
nAla = 28,48:89 = 0,32 mol; nAla-Ala = 32:160 = 0,2 mol;
nAla-Ala-Ala = 27,72:231 = 0,12 mol
Bảo toàn nguyên tố: Số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau.
Gọi nAla-Ala-Ala-Ala = a (mol). Trước phản ứng: ngốc (Ala) = 4.a
Sau phản ứng: ngốc (Ala) = 1. nAla + 2. nAla-Ala + 3. nAla-Ala-Ala
4a = 1. 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12 → a = 0,27 mol
Vậy m = 302. 0,27 = 81,54 gam.
→ Đáp án C
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Lí thuyết về Oxit lưỡng tính (2024) chi tiết nhất
Lí thuyết về Este (2024) chi tiết nhất
Lí thuyết về danh pháp Este - Lipit (2024) chi tiết nhất