Lẹo mắt kéo dài bao lâu và cách điều trị

Lẹo mắt là nốt đỏ gây đau xuất hiện ở mí mắt trên hoặc mí mắt dưới, gần lông mi, và cũng là một loại áp xe. Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây ra lẹo mắt. Đa số lẹo sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần và không cần điều trị y tế. Chườm ấm có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành lẹo. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về lẹo mắt, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và các lựa chọn điều trị.

Video Bệnh viện An Việt - Mắt lên lẹo ( Cuộc sống thường ngày VTV )

Lẹo mắt kéo dài bao lâu?

Nếu không điều trị, lẹo mắt có xu hướng kéo dài trong 1-2 tuần. 

Tuy nhiên, việc điều trị giúp bạn có thể khỏi lẹo sớm hơn vài ngày. Đó là dùng một miếng gạc ấm chườm lên lẹo để giúp dịch thoát ra nhanh hơn.

Lẹo có lây không? 

Lẹo mắt không lây. Chúng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng không thể lây nhiễm lẹo từ người này sang khác. 

Lẹo hình thành do tình trạng viêm cục bộ của các tuyến bã nhờn ở mí mắt.

Triệu chứng lẹo mắt

Lẹo mắt thường phát triển trong vài ngày, bắt đầu với cảm giác đau và đỏ ở rìa mí mắt. 

Sau khoảng một ngày, một khối sưng nhỏ xuất hiện và có thể rất đau. Nó trông giống như mụn có mủ bên trong. 

Bạn có thể bị chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác cộm như có vật lạ trong mắt. Bạn cũng có thể đỏ và sưng mí mắt. 

Thông thường, khối sưng sẽ vỡ và chảy mủ sau một vài ngày. Điều này làm giảm cơn đau và khối sưng sẽ biến mất.

Điều quan trọng cần lưu ý là lẹo mắt không được gây ảnh hưởng tới thị lực.

Nguyên nhân lẹo mắt 

Staphylococcus aureus là vi khuẩn thường có trên da, và cũng gây ra gần 95% trường hợp lẹo. 

Mặt trong và mặt ngoài của mí mắt có nhiều tuyến bã nhờn, giúp bôi trơn lông mi và là một phần của nước mắt. 

Đôi khi, các tuyến này có thể bị tắc nghẽn bởi các tế bào da chết và vi khuẩn. Điều này dẫn đến viêm và nhiễm trùng, tạo ra lẹo mắt

Một số yếu tố có thể gây ra lẹo mắt bao gồm:

  • Chạm vào mắt sau khi lau mũi
  • Chạm vào mắt bằng tay chưa rửa sạch
  • Đeo kính áp tròng bẩn
  • Sử dụng mỹ phẩm quá hạn
  • Có mức cholesterol máu cao
  • Viêm bờ mi hoặc sưng mí mắt
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Mắc các bệnh về da như trứng cá đỏ hoặc viêm da bã nhờn 

Một loại khác của lẹo là lẹo bên trong. Điều này xảy ra khi tuyến meibomian trong mí mắt bị nhiễm trùng.

Điều trị lẹo mắt

Các phương pháp điều trị sau đây có thể giúp giảm triệu chứng và loại bỏ lẹo mắt nhanh hơn.

Chườm ấm

Chườm ấm trong 15 phút, bốn lần mỗi ngày

Khi lẹo mắt bắt đầu chảy dịch, người bệnh nên tiếp tục chườm ấm cho đến khi hết mụn.

Cách chườm ấm

  1. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ tất cả bụi bẩn và vi khuẩn có thể làm trầm trọng thêm lẹo mắt.
  2. Làm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước ấm và chườm lên vết lẹo.
  3. Khi khăn đã nguội, hãy làm nóng lại bằng nước ấm và chườm lại trên vết lẹo.
  4. Tiếp tục chườm ấm trong 15 phút.
  5. Lấy khăn ra và nhẹ nhàng xoa mí mắt theo chuyển động tròn. Đảm bảo rằng các ngón tay sạch sẽ.
  6. Lau khô bằng khăn mềm, sạch. 

Khi chườm ấm lên lẹo mắt, vết sưng sẽ tạm thời to ra trong vài ngày trước khi tự bong. Điều này giúp giảm đau và lẹo sau đó sẽ biến mất.

Thuốc giảm đau 

Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau. 

Tuy nhiên, các bác sĩ có xu hướng khuyên không dùng thuốc kháng sinh tại chỗ.

Các phương pháp khác

Điều quan trọng là không bao giờ bóp hoặc cố nặn lẹo mắt vì có thể lây nhiễm sang các vùng khác của mắt. Lẹo cuối cùng sẽ tự bong ra. 

Để giúp khỏi nhanh hơn, không sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt hoặc kính áp tròng cho đến khi hết lẹo mắt.

Khi nào đi khám

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu lẹo mắt không khỏi trong vài ngày sau khi chườm ấm hoặc trong vòng một tuần mà bạn không chườm ấm. 

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ biến chứng nào sau đây

  • Lẹo mắt lớn hơn, chảy máu hoặc bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
  • Các khối sưng đỏ lan ra toàn bộ mắt hoặc mí mắt.
  • Toàn bộ mí mắt trở nên sưng tấy.
  • Đỏ hoặc sưng lan ra má hoặc các vùng khác của khuôn mặt. 

Phòng ngừa lẹo mắt

Để tránh lây nhiễm sang mắt còn lại, hãy rửa tay thật sạch sau khi chạm vào lẹo mắt. 

Sau đây là một số mẹo khác để phòng ngừa: 

  • Luôn rửa tay trước khi chạm vào mắt.
  • Những người đeo kính áp tròng nên rửa tay trước khi đeo và tháo kính. Họ cũng nên áp dụng các phương pháp làm sạch kính áp tròng.
  • Những người trang điểm mắt nên tẩy trang cẩn thận mỗi tối và tránh dùng chung dụng cụ trang điểm mắt với người khác. Họ nên tránh hoàn toàn việc trang điểm mắt nếu họ dễ bị lẹo mắt.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với gió lùa từ cửa sổ xe đang mở hoặc máy điều hòa không khí. 

Rửa mí mắt hàng ngày bằng dầu gội trẻ em pha loãng cũng có thể giúp ngăn ngừa lẹo mắt. Để rửa mí mắt: 

  • Trộn một lượng dầu gội trẻ em bằng hạt đậu với nửa cốc nước ấm.
  • Nhúng khăn sạch vào dung dịch vừa pha, sau đó vắt nhẹ.
  • Nhắm mắt và nhẹ nhàng chà xát phần gốc lông mi bằng khăn ấm. Làm điều này trong 1 phút.
  • Cẩn thận rửa toàn bộ mí mắt bằng nước sạch ấm.

Tổng kết

Lẹo mắt là một bệnh nhiễm trùng mí mắt phổ biến do vi khuẩn. Chúng giống như những nốt mụn nhỏ trên mí mắt trên hoặc dưới. 

Trong phần lớn các trường hợp, lẹo mắt không phải là một vấn đề nghiêm trọng và không cần chăm sóc y tế. 

Mặc dù lẹo mắt có thể rất đau nhưng chúng thường tự khỏi trong vòng một tuần. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!