Hoặc
1,656 câu hỏi
Câu 7. Viết công thức tính vận tốc, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức? Cách đổi đơn vị vận tốc?
Câu 6. Đặt vào hai đầu cuộn dây thuần cảm L = 1/π (H) một dòng điện xoay chiều i = 2cos(50πt) A. Hãy xác định cảm kháng của cuộn dây.
Câu 5. Một vật thả trong bình đựng thủy ngân và nước, ta thấy 1/20 thể tích của vật bị chìm trong thủy ngân còn lại chìm trong nước. Hỏi khối lượng riêng của vật là bao nhiêu biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Câu 4. Tính suất điện động Eb và rb của bộ nguồn như đề bài đã cho. Có tám nguồn điện cùng loại với cùng suất điện động E = 11,5 V và điện trở trong r = 1 Ω. Mắc các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V - 6W . Coi rằng bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường.
Câu 3. Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 150 Ω. Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim Nicrôm có tiết diện 0,11 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5 cm. Điện trở suất của nicrom là 10-6 Ω.m. a. Tính số vòng dây của biến trở này. b. Biết dòng điện lớn nhất mà dây này có thể chịu được là 2 A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở một hiệu...
Câu 2. Dây điện trở của một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6 Ω.m, tiết diện 0,5 mm2, quấn được 398 vòng quanh một lõi sứ hình trụ đường kính 2 cm. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai. A. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. B. Đứng yên có tính tương đối. C. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên. D. Chuyển động có tính tương đối.
Câu 50. Một ôtô đang chạy với vận tốc 72 km/h thì phát hiện một chướng ngại vật. Hỏi để không đụng vào chướng ngại vật này thì oto cần hãm phanh ở vị trí cách chướng ngại vật một đoạn ngắn nhất là bao nhiêu? Tính thời gian hãm phanh? Biết lúc hãm, xe bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn
Câu 49. Một tàu hỏa bắt đầu chuyển động từ nghỉ với gia tốc không đổi ở một thời điểm nào đó nó có vật tốc 30 m/s và đi tiếp 160 m thì vận tốc nó thành 50 m/s. Tính thời gian cần thiết để nó đạt vận tốc 30 m/s và khoảng cách từ nơi xuất phát đến lúc đạt vận tốc 30 m/s.
Câu 48. Khi U và I của đèn thay đổi, điện trở của đèn giữ nguyên hay thay đổi? Theo em, điều này có nguyên nhân chủ yếu từ sự thay đổi đại lượng vật lý nào của dây tóc bóng đèn?
Câu 47. Hai thành phố A và B cách nhau 250 km. Lúc 7 h sáng, 2 ô tô khởi hành từ 2 thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60 km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Tại vị trí cách B bao nhiêu km?
Câu 46. Một vật chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 như hình 6. Cho F1 = 5 N, F2 = 12 N. Tìm F3 để vật cân bằng, biết khối lượng của vật không đáng kể.
Câu 45. Cho mạch điện như hình vẽ, E1=6 V, r1=1 Ω, E2= 3 V,r2=3 Ω, R=3 Ω. Tính UAB . A. 3,6 V. B. 4 V. C. 15 V. D. 4,8 V.
Câu 44. Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 10,8 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14 m. a. Tính gia tốc của xe. b. Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên.
Câu 43. Lúc 8h00, một chiếc xe máy đi từ A với vận tốc 40 km/h và đến B lúc 10h30. Nếu một chiếc ô tô đi từ A vào lúc 8h15 với vận tốc 60 km/h, hỏi ô tô đến B lúc mấy giờ?
Câu 42. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s ôtô đạt vận tốc 15 m/s. a. Tính gia tốc của ôtô. b. Tính vận tốc của ôtô sau 30 s kể từ khi tăng ga. c. Tính quãng đường ôtô đi được sau 30 s kể từ khi tăng ga.
Câu 41. Hai điểm A và B cách nhau 5 km lúc 8 h sáng một xe chuyển động thẳng đều từ B về A với vận tốc 36 km/h viết phương trình chuyển động của xe khi. a) Chọn gốc tọa độ ở B chiều dương từ B đến A gốc thời gian lúc 8 h sáng. b) Chọn gốc tọa độ ở A chiều dương từ A đến B gốc thời gian lúc 9 h sáng thì phương trình chuyển động của xe như thế nào?
Câu 40. Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tốc độ trên dây là 25 m/s, trên dây đếm được 3 nút sóng, không kể 2 nút A, B. Tần số dao dộng trên dây là A. 50 Hz. B. 100 Hz. C. 25 Hz. D. 20 Hz.
Câu 39. Tên đồng hồ đo điện là. A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Ôm kế. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 38. Vì sao người ta lại đặt tên cho các từ của nam châm là cực bắc và cực nam.
Câu 37. Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Khi vật m của con lắc đang qua vị trí có li độ x = - 2 cm thì thế năng của con lắc là bao nhiêu? A. - 0,016 J. B. - 0,008 J. C. 0,016 J. D. 0,008 J.
Câu 36. Một vật khối lượng riêng 400 kg/m3 thả trong cốc nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3. Hỏi vật chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước? A. 30%. B. 40%. C. 35%. D. 45%.
Câu 35. Khi nào 1 vật thực hiện công cơ học? công thức tính công cơ học? công suất là gì? Ý nghĩa công suất? công thức tính công suất?
Câu 34. Khi nào vật có khả năng thực hiện công ? Cho ví dụ
Câu 33. Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật. A. Thông tin liên lạc. B. Y tế. C. Công nghiệp. D. Cả A, B và C.
Câu 32. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1 kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 45° và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g=10m/s2. Hãy xác định động năng của vật khi vật qua vị trí có α = 30°
Câu 31. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1 kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 45° và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết . Hãy xác định cơ năng của vật? A. 0,293 J. B. 0,3 J. C. 0,319 J. D. 0,5 J.
Câu 30. Trên một nồi cơm điện có ghi 220 V – 528 W a) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi. b) Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường.
Câu 29. Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. A. 13,5 kg – Nhôm. B. 13,5 kg – Đá hoa cương. C. 1,35 kg – Nhôm. D. 1,35 kg – Đá hoa cương.
Câu 28. Cho F1 = 30N, F = 50N như hình vẽ. Lực F2 có giá trị như thế nào?
Câu 27. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì. A. v luôn luôn dương. B. a luôn luôn dương. C. a luôn luôn cùng dấu với v. D. a luôn luôn ngược dấu với v. Chọn đáp án đúng.
Câu 26. Từ công thức vận tốc v = v0 + a.t. Hãy suy ra công thức tính t, v0 ?
Câu 25. Từ vách đá, một người thả rơi một hòn đá xuống vực sâu. Từ lúc buông cho đến lúc nghe thấy tiếng chạm của hòn đá mất 6,5 (s). Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí xem như không đổi và bằng 360 m/s. Hãy tính. a) Thời gian hòn đá rơi? b) Độ cao từ vách núi xuống đáy vực?
Câu 24. Nêu ý nghĩa hằng số điện môi
Câu 23. Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB. A. 10 V/m. B. 15 V/m. C. 20 V/m. D. 16 V/m.
Câu 22. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 μF – 200 V. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. a) Tính điện tích của tụ điện. b) Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
Câu 21. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật có khối lượng 250 g và một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 5 cm. Tính thời gian lò xo bị giãn trong một chu kì. A. π/30 (s). B. π/15 (s). C. π/10 (s). D. π/5 (s).
Câu 20. Chuyển động thẳng đều là. A. Chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có gia tốc không đổi. B. Chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. C. Chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và gia tốc như nhau trên mọi quãng đường. D. Chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vẫn tốc tức thời thay đổi.
Câu 19. Một ôtô tải đang chuyển động với vận tốc 72 km/h trên mặt đường với ngang hệ số ma sát 0,2 thì tắt máy. Dùng độ biến thiên động năng tìm quãng đường mà ôtô đi được kể từ khi tắt máy cho đến khi dừng lại. Lấy g = 10 m/ s2.
Câu 18. Một vật có khối lượng 7,5 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu để vật cân bằng?
Câu 17. Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 80 m với vận tốc ban đầu 30 m/s lấy g = 10m/s2. a) Viết phương trình quỹ đạo của vật. b) Tính thời gian kể từ lúc ném đến lúc vật chạm đất. c) Tính tầm ném xa của vật.
Câu 16. Từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có độ cao h = 2,5 m thả vật m = 400 g trượt không ma sát xuống chân mặt phẳng nghiêng, khi đến chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục chuyển động vào một cung tròn có bán kính R = 1 m. Động năng của vật tại vị trí hợp với phương thẳng đứng góc 60° (hình vẽ).
Câu 15. Từ độ cao h = 80 m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với v0 = 20 m/s. Xác định vị trí và vận tốc của quả cầu khi chạm đất. Cho rằng sức cản của không khí không đáng kể, g = 10 m/s2
Câu 14. Giữa hai đầu mạng điện có mắc song song 3 dây dẫn điện trở lần lượt là R1 = 4 Ω, R2 = 5 Ω, R3 = 20 Ω. Tìm hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,2 A. A. 8 V. B. 11 V. C. 63,8 V. D. 4,4 V.
Câu 13. Kết luận sai về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.A. Vật lí đem lại cho con người những lợi ích tuyệt vời và không gây ra một ảnh hưởng xấu nào. B. Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. C. Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu.D. Vật lí là cơ sở của khoa học...
Câu 12. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn 10 cm. Lấy g=10ms2. Từ vị trí cân bằng ta kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tỉ số giữa thời gian lò xo nén và dãn trong một chu kì là 13. Khi qua vị trí cân bằng vận tốc của vật có độ lớn là. A. 80 cm/s. B. 200 cm/s. C. 100 cm/s. D. 1002 cm/s.
Câu 11. Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1 = 4cos10t + π4, x2 = 3cos10t − 3π4. Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là bao nhiêu?
Câu 10. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình tọa độ là. x = xo + vt. Với xo ≠ 0 và v ≠ 0. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Tọa độ ban đầu của vật không trùng với gốc tọa độ. B. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. C. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian. D. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
Câu 9. Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Hãy giải thích tại sao.
Câu 8. Tính độ dài từ ga Hà Nội đến ga Thanh Hóa và đoạn đường sắt từ ga Thanh Hóa đến ga Vinh biết khoảng cách từ Hà Nội đến Vinh là 319 km và từ Hà Nội đến Thanh Hóa xa hơn từ Thanh Hóa đến Vinh là 31 km.
86.7k
53.8k
44.8k
41.7k
40.2k
37.5k
36.5k
35.2k
34k
32.5k