Hiểu biết về rong kinh: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Trong những ngày “đèn đỏ”, phụ nữ mất lượng máu kinh nhiều và cảm giác đau đớn do những cơn co tử cung hành hạ. Điều này gây trở ngại đến các hoạt động bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh ở mỗi phụ nữ đều khác nhau. Nếu muốn biết chu kỳ như thế nào là bình thường với bản thân, bạn nên đi khám bác sĩ.

Trung bình mỗi lần có kinh mất khoảng 30-40mL máu. Phụ nữ bị rong kinh sẽ mất lượng máu lớn hơn nhiều khoảng 80mL.

Hiện tượng này gọi là rong kinh. 

Tình trạng máu ra nhiều khiến bạn cần thay băng vệ sinh hàng giờ. Một ngày bạn có thể phải thay băng vệ sinh nhiều hơn 6-7 lần. 

Rong kinh gây nên tình trạng thiếu máu và hiên tượng chuột rút nghiêm trọng. Bạn có thể thấy những cục máu đông kèm theo có kích thước lớn hơn hoặc bằng 25mm.

Tuy nhiên, việc định lượng tổng lượng máu kinh trong một chu kỳ khá thiếu thực tế, nên tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để biết rõ tình trạng của mình.

Đồng thời, bạn có thể xem xét:

  • Các triệu chứng
  • Các tình trạng có thể gây chảy máu nhiều hơn
  • Nên làm gì để điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây hiện tượng rong kinh

Phụ nữ thường xuyên lo lắng khi bị rong kinh (nguồn ảnh: https://www.myupchar.org/) Phụ nữ thường xuyên lo lắng khi bị rong kinh (nguồn ảnh: https://www.myupchar.org/)  Hiện tượng rong kinh có nguyên nhân từ một số vấn đề hay bệnh lý của cơ thể. Hiện tượng này có thể xảy ra thường xuyên, hay thi thoảng.

Đột nhiên xuất hiện một chu kỳ dài bất thường

  • Mang thai ngoài tử cung 
Mang thai ngoài tử cung (nguồn ảnh: https://www.insider.com/)Mang thai ngoài tử cung (nguồn ảnh: https://www.insider.com/)

Dấu hiệu và triệu chứng mang thai ngoài tử cung có thể dễ nhầm lẫn với hiện tượng rong kinh.

Đây là hiện tượng thai phát triển ở một vị trí khác tử cung và không thể giữ lâu dài được. Nó gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm chảy máu nhiều và những cơn co tử cung đau đớn. Nếu không điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Sảy thai

Nếu bị sảy thai sẽ mất nhiều máu và có nhẫm lẫn với hiện tượng rong kinh. 

  • Sử dụng vòng tránh thai không chứa nội tiết tố 

Việc sử dụng vòng tránh thai có tác dụng phụ gây rong kinh. Sau một thời gian sử dụng vòng tránh thai không chứa nội tiết tố, hiện tượng chảy máu sẽ bớt nặng nề hơn.

  • Thuốc 

Thuốc chống đông máu có thể gây các vấn đề máu chảy. Từ đó, việc uống thuốc làm lượng máu kinh nhiều hơn.

Kinh nguyệt ra nhiều vào ngày đầu tiên 

Nhiều phụ nữ bị chảy máu nhiều hơn vào ngày đầu tiên của kỳ kinh và chảy máu nhẹ hơn vào những ngày cuối. Dòng chảy nhiều cản trở các hoạt động bình thường của bạn là điều bất thường.

 Các nguyên nhân thường gặp:

  • Thay đổi biện pháp tránh thai.

Nếu bạn mới dừng việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone, chu kỳ có thể ra nhiều vào những ngày đầu tiên do sự thay đổi hormone.

  • Thay đổi thuốc

 Cũng tương tự như các biện pháp tránh thai khác, việc sử dụng thuốc có thể gây rối loạn chu kỳ và gây nên ra máu nhiều vào những ngày đầu của chu kỳ.

Rong kinh xảy ra nhiều lần. 

Nếu kỳ kinh nào cũng nặng nề, đau đớn và khó làm việc, có thể bạn đã mắc các vấn đề sau: 

  • Vấn đề về hormone

Cơ thể thường cân bằng hormone progesteron và estrogen- hai hormone đóng vai trò quan trọng trong kinh nguyệt. 

Tuy nhiên, quá nhiều estrogen có thể dẫn đến niêm mạc tử cung dày lên. Điều này có thể gây chảy máu nhiều khi lớp niêm mạc bị đào thải trong kỳ kinh nguyệt. 

Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) cũng có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc không đều

  • Rối loạn chảy máu

Khoảng 10 đến 30 phần trăm phụ nữ bị rong kinh có rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh Von Willebrand. Những rối loạn này có thể khiến khó cầm máu. 

  • Polyp tử cung

Những khối u nhỏ này trên niêm mạc tử cung có thể làm kinh nguyệt ra nhiều. 

  • U xơ tử cung

U xơ là sự phát triển không phải ung thư của mô cơ của tử cung. Chúng có thể phát triển ở bên ngoài tử cung, trong thành, hoặc nhô ra bên trong tử cung hoặc một số dạng kết hợp khác. 

  • Một số bệnh ung thư

Ung thư tử cung, cổ tử cung và buồng trứng hiếm khi là nguyên nhân duy nhất gây chảy máu nhiều, nhưng hiện tượng rong kinh có thể là triệu chứng báo hiệu ung thư. 

  • Tiền mãn kinh 

Trong giai đoạn chuyển tiếp này trước khi mãn kinh, bạn có thể bị thay đổi nội tiết tố và chảy máu nhiều bất thường trong kỳ kinh nguyệt. 

  • Phục hồi sau sinh

Sau khi bạn sinh con, kinh nguyệt ra nhiều không phải là hiếm. Những thay đổi này có thể là vĩnh viễn hoặc chu kỳ có thể trở lại giống như trước khi mang thai.

  • Adenomyosis

Adenomyosis là tình trạng mô nội mạc tử cung lấn sâu vào các cơ của tử cung, khiến thành tử cung dày lên và tăng cảm giác đau và chảy máu.

  • Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một rối loạn trong đó các mô tương tự như mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau bụng kinh 
  • Đau lưng
  • Chảy máu kinh nhiều 
Lạc nội mạc tử cung (nguồn ảnh: https://www.mayoclinic.org/)Lạc nội mạc tử cung (nguồn ảnh: https://www.mayoclinic.org/) 

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu tình trạng chảy máu nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh hàng giờ, hãy đi khám sớm. 

Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt cản trở nhiều đến hoạt động hàng ngày do những cơn đau, cơn co tử cung, hay chảy máu nhiều, hãy đi khám bác sĩ.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ:

  • Khám lâm sàng
  • Hỏi tiền sử
  • Hỏi bệnh sử

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết hoặc xét nghiệm hình ảnh để quan sát kỹ hơn tử cung.

Rất khó khăn để xác định được chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường với mỗi người. Việc đi khám sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt bất thường.

Điều trị rong kinh như thế nào?

Thông thường, điều trị rong kinh thường tập trung vào kiểm soát chảy máu. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với điều trị triệu chứng như giảm đau, giảm co cơ tử cung gây hiện tượng chuột rút.

Nếu nguyên nhân gây hiện tượng rong kinh do bệnh lý nào đó, nên điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị rong kinh điển hình bao gồm: 

Các phương pháp tránh thai (nguồn ảnh: https://www.insider.com/) Các phương pháp tránh thai (nguồn ảnh: https://www.insider.com/) 

Sử dụng phương pháp tránh thai: thuốc tránh thai và vòng tránh thai có nội tiết tố có thể cân bằng hormone và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: thuốc nhóm NSAIDs, ví dụ: ibuprofen và naproxen sodium, có thẻ giảm triệu chứng đau và giảm mất máu.

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bao gồm progesteron đường uống.

Phẫu thuật: việc phẫu thuật loại bỏ polyp hay u xơ tử cung giúp giảm chảy máu và giảm đau.

Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (D & C). Nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, bác sĩ có thể loại bỏ các lớp ngoài cùng của niêm mạc tử cung. Điều này giúp giảm chảy máu và làm nhẹ kỳ kinh. Quy trình này có thể cần được lặp lại. 

Cắt bỏ tử cung. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc cắt bỏ hoàn toàn tử cung của bạn có thể là cần thiết. Bạn sẽ không còn kinh nguyệt nữa và bạn sẽ không thể có thai sau thủ thuật này. 

Tổng kết

Mỗi chu kỳ của phụ nữ là khác nhau. Đó là lý do tại sao rất khó để biết liệu kinh nguyệt của bạn là bình thường hay kinh nguyệt ra nhiều.

Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn hiểu vị trí của kỳ kinh nguyệt của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn tìm kiếm các phương pháp điều trị và nếu cần, giải quyết bất kỳ biến chứng nào do mất máu nhiều.

Điều quan trọng nhất là bạn phải trung thực với bác sĩ về kỳ kinh và các triệu chứng để có thể tìm ra giải pháp hữu ích. 

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường không thật sự đáng lo ngại nếu chúng ta biết cách điều chỉnh và quản lý nó.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!