Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Cơ chế thị trường

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 4 . Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

Mở đầu trang 21 KTPL 10: Em cùng các bạn xem một bản tin thị trường và trả lời câu hỏi:
1/ Hãy nhận xét về sự biến động của giá cả một loại hàng hoá trên thị trường.

2/ Theo em, những yếu tố nào trên thị trường tác động đến sự biến động giả cả của hàng hóa đó?

Trả lời:

Bản tin thị trường xăng dầu ngày 4/5/2022:

+ Gá xăng E5 RON 92 (từ 15 giờ ngày 4/5) đạt 27.468 đồng/ lít (tăng 334 đồng/lít);

+ Giá xăng RON 95 đạt 28.434 đồng/ lít (tăng 442 đồng).

+ Dầu Diesel tăng giá bán, thêm 171 đồng/lít, lên mức 25.530 đồng một lít.

+ Dầu hoả vẫn giữ nguyên giá là 23.820 đồng.

+ Dầu mazut giảm 240 đồng/kg, về 21.560 đồng.

(Nguồn: Bộ Công thương)

- Nhận xét: Giá xăng dầu tăng lên và giảm xuống bất ổn trong một khoảng thời gian.

- Những yếu tố biến động đến giá cả của hàng hóa, gồm: chất lượng sản phẩm; tác dụng của sảm phẩm; Tiền tệ (mất giá hay có giá); nhu cầu của thị trường; khả năng đáp ứng của người sản xuất (cung thị trường); quan hệ cung - cầu; tác động của chính sách nhà nước.

1. Cơ chế thị trường

Câu hỏi trang 22 KTPL 10:

1/ Để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp của anh M phải giải quyết những mối quan hệ nào?

2/ Theo em, để kinh doanh thành công, cần phải tuân theo những yêu cầu nào của cơ chế thị trường ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp của anh M đã giải quyết các mối quan hệ trên thị trường, như:

+ Cạnh tranh lành mạnh với nhiều đối thủ khác nhau

+ Cung ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Tính toán sao cho chi phí sản xuất thấp hơn giá sản phẩm trên thị trường.

Yêu cầu số 2: Theo em, để kinh doanh thành công, các doanh nghiệp cần nắm bắt được sự thay đổi của cơ chế thị trường để có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với thị trường, có sự nghiên cứu về quy luật kinh tế, cung cầu, giá cả, ….quan tâm đến nhu cầu ủa người tiêu dùng, thực hiện tốt theo những yêu cầu khắt khe của thị trường.

Câu hỏi trang 22 KTPL 10:

1/ Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?

2/ Điều gì đã giúp cho ngành Dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển ?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Những tác động đối với ngành dệt may là:

+ Sự cạnh tranh quyết liệt với những doanh nghiệp mạnh trên thị trường quốc tế

+ Nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Yêu cầu số 2: Để ngành Dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển, ngành đã:

+ Cải tiến kĩ thuật, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại

+ Nâng cao trình độ người lao động, nâng cao tổ chức quản lí, đào tạo, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lí.

+ Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng quốc tế và chuyển hướng các sản phẩm có chất liệu thân thiện với con người và môi trường.

Câu hỏi trang 23 KTPL 10:

1/ Hãy nêu những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên.

2/ Theo em, ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường còn có những nhượcđiểm nào khác?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nhược điểm của cơ chế thị trường:

- Những biến động bất ngờ, sản phẩm đang bán chạy bỗng không còn mấy người mua do tác động của cạnh tranh hay cung - cầu dẫn đến sụt giảm doanh thu, doanh nghiệp phá sản.

- Do chạy theo lợi nhuận, doanh nghiệp đua nhau mở rộng sản xuất, trong khi tiêu dùng không tăng dẫn đến mất cân bằng cung - cầu, doanh nghiệp không bán được hàng dẫn đến phá sản, thua lỗ.

 - Cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến làm hàng giả hàng nhái. Người tiêu đùng khi đó quay lưng với sản phẩm, hàng hóa không bán được dẫn đến thua lỗ, phá sản.

- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ cao, kĩ thuật tốt sẽ giàu nhanh. Ngược lại, người không đủ trình độ sản xuất, kĩ thuật, không đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường sẽ thua lỗ, phá sản, thành người nghèo.

Yêu cầu số 2: Một số nhược điểm khác của cơ chế thị trường:

- Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm. Chẳng hạn xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá để thu lợi nhận cao, mặt khác, khi xuất hiện độc quyền thì không có sức ép của cạnh tranh đối với việc đổi mới kĩ thuật.

- Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế - xã hội không được đảm bảo.

- Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp.

2. Giá cả thị trường

Câu hỏi trang 24 KTPL 10:Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thoả thuận với nhau về điều gì? Kết quả của sự thoả thuận đó là gi?

Trả lời:

- Khách hàng và nhân viên thỏa thuận với nhau về giá cả của hàng hóa. Một sản phẩm giá 500 000 đồng. Khi mua 50 sản phẩm sẽ được giảm 5%.

- Kết quả của sự thỏa thuận là nhân viên giảm 5% cho khách hàng khi mua 50 sản phẩm. Thống nhất với khách hàng về: thời gian, số lượng và địa điểm giao hàng.

Câu hỏi trang 24 KTPL 10:

1/ Theo em, giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bổ nguồn lực như thế nào?

2/ Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trưởng để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như thế nào? Tại sao giá cả thị trường là một công cụ để Nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Giá cả thị trường thực hiện chức năng:

- Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

- Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.

Yêu cầu số 2: Nhà nước sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế, như: quy định áp trần giá sữa; yêu cầu các doanh nghiệp, đại lí sữa phải đăng kí với cơ quan quản lí giá ở địa phương, công khai mức giá bán…

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 25 KTPL 10: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Trong cơ chế thị trường, người sản xuất hoàn toàn tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh không cần quan tâm đến các yếu tố khác.

b. Tham gia thị trường thì phải chấp nhận nguy cơ rủi ra.

c. Trong cơ chế thị trường, nếu không thích thì không cần cạnh tranh với ai.

d. Giá cả thị trường là yếu tố dẫn dắt hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường.

Trả lời

a. Không đồng ý. Trong cơ chế thị trường, để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố như nhu cầu người tiêu dùng, các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, giá cả, lợi nhuận ,…..

b. Đồng ý. Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải chấp nhận những rủi ro, những điều tiết của cơ chế thị trường. Để tránh được các rủi ro, doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ ràng đầy đủ về các quy luật trong nền kinh tế.

c. Không đồng ý. Trong nền kinh tế có cơ chế thị trường tác động, quy luật cạnh ttanh là điều bắt buộc phải diễn ra để nền kinh tế phát triển đi lên.

d. Đồng ý. Giá cả thị trường cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

Luyện tập 2 trang 25 KTPL 10: Em nhận xét gì về hành vi của các chủ thể sau?

a. Giả dưa hấu trên thị trường tăng cao, mang lại thu nhập cao gắp rưỡi so với trồng lúa,
nhiều người dân ở thôn S quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dưa.
b. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội, ông Y đã mở cửa hàng thu mua hải sản,
mang về bản ở các chợ đầu mối.

c. Đề thu được nhiều lợi nhuận, siêu thị X đã nhập một số hàng hoa không rõ nguồn gốc rồi dán nhãn mác giả vào...

d. Khi giá thịt gia cầm tăng quá cao, người tiêu dùng đã giảm nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm,
lựa chọn các loại thực phẩm khác có giá rẻ hơn.

Trả lời:

- Trường hợp a. Hành vi của người dân thôn S có thể dẫn đến mất cân bằng cung - cầu trên thị trường dưa hấu. Khi người dân ồ ạt trồng dưa hấu, lượng dưa cung tăng lên cao hơn nhu cầu của thị trường dẫn đến giá dưa giảm sút, có người không bán được hàng dẫn đến phá sản, vỡ nợ. Bên cạnh đó, việc bỏ trồng lúa sẽ dẫn đến số lượng thóc cung cấp ra thị trường không đủ để thỏa mãn nhu cầu xã hội, dẫn đến giá lúa gạo tăng cao, người dân đã khó khăn càng khó khăn hơn. Vì vậy, người dân thôn S cần cân nhắc trước khi chuyển đổi sản xuất.

- Trường hợp b. Ông Y đã nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và vận dụng đặc điểm của cơ chế thị trường vào sản xuất.

- Trường hợp c. Siêu thị X đã lợi dụng như cầu của thị trường để bán những hàng kếm chất lượng không rõ nguồn gốc. Hành động siêu thị X không những vi phạm pháp luật mà còn làm ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa. Những mặt hàng lượng tốt có thể bị ảnh hưởng do hành động của sêu thị X

- Trường hợp d. Đây là chức năng của cơ chế thị trường khi điều tiết tiêu dùng. Người tiêu dùng thấy giá thịt gia cầm quá cao sẽ lựa chọn những mặt hàng khác, khi đó, nhu cầu về thịt gia cầm giảm xuống và giá thịt gia cầm giảm, giá cả thị trường sẽ được điều tiết lại.

Luyện tập3 trang 25 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống a. Gia đình M có nghề kinh doanh phở gia truyền. Khi chuyển đến ở một khu phố mới tuy rất ít nhà dân nhưng ở đó đã có hai quán phở đang hoạt động, bố mẹ M băn khoăn không biết có nên mở quán phở để kinh doanh ở đây không?

Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ về quyết định kinh doanh này?

Tình huống b. Thấy giá cả các hàng hoá trên thị trường có xu hướng tăng, bà Y quyết định giữ lại nhiều hàng hoá trong kho để chờ giá tăng cao hơn mới bản.

Nếu là người thân, em sẽ có lời khuyên gì cho bà Y?

Trả lời

Tình huống a. Nếu là em, em sẽ khuyên bố không nên kinh doanh phở gia truyền vì:

- Khu phố mới ít dân nhưng có đến hai quán phở => Đảm bảo cung cấp cho nhu cầu có người dân. Nếu như quán phở thứ ba xuất hiện sẽ làm cho số lượng hàng hóa sản xuất ra lớn hơn nhu cầu cảu người tiêu dùng dẫn đễn phải giám giá thành sản phẩm.

- Thay vào đó, gia đình có thể nghiên cứu nhu cầu của người dân ở khu phố có mặt hàng nào chưa được bày bán để kinh doanh.

- Tình huống b. Theo quy luật của cơ chết thị trường, hàng hóa sẽ lên giá ở một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ xuống giá để bình ổn lại giá. Việc bà Y quyết định giữ lại hàng để bán có tể xảy ra hai trường hợp:

+ Nếu bà Y là người nhanh nhạy với thị trường, bán hàng đi trước khi giá xuống thì bà Y sẽ nhận được nhiều lợi nhuận và trở nên giàu có. Nhưng thị trường luôn có những biến động khó lường trước được.

+ Nếu bà Y không nhanh nhạy với thị trường. giữ hàng quá lâu, khi bình ổn giá xảy ra không kịp bán hàng sẽ dẫn đến tốn kho, hàng không bán được, có thể dẫn đến phá sản.

=> Lời khuyên: Bà Y không nên giữa hàng tồn kho vì không những ảnh hưởng đến quá trình bình ỏn giá của thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại nhiều rủi ro khi giữ hàng tồn kho quá lâu.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 25 KTPL 10:Em hãy viết và chia sẻ quan điểm của bản thân về nhận định: “Thị trường luôn luôn đúng".

Trả lời:

- Thị trường là nơi cung cấp cho chúng ta những thông tin đúng nhất về mặt hàng, cầu của mặt hàng hay cung của mặt hàng đó. Nếu ta nghe được những tín hiệu đó từ thị trường, ta có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu của thị trường và kiếm được lợi nhuận. Vì vậy, có thể nói rằng “Thị trường luôn luôn đúng”.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 25 KTPL 10Em hãy cùng các bạn trong nhóm khảo sát và viết báo cáo về tinh hình giá cả thị trường một loại hàng hoá ở địa phương em. Sản phẩm: Báo cáo khảo sát giá cả thị trường, video (nếu có); chú ý rút ra nhận xét từ kết quả khảo sát.

Trả lời:

Báo cáo khảo sát giá cả thị trường rau củ:

STT

Tên mặt hàng

Đơn vị tính

Đơn Giá

1

Bắp Cải Tím

kg

17.000

2

Bắp Cải Trắng

kg

10.000

3

Bầu Quả

kg

15.000

4

Bí đỏ

kg

17.000

5

Bí xanh

kg

20.000

6

Bông Cải / Súp Nở

kg

25.000

7

Cà Chua

kg

10.000

8

Cà Dĩa

kg

12.000

9

Cà Rốt

kg

12.000

10

Cà Rốt Sợi

kg

15.000

11

Cà Tím

kg

13.000

12

Cải Bó Xôi

kg

20.000

13

Cải Chíp

kg

7.000

14

Cải Dưa

kg

7.000

15

Cải Ngọt

kg

7.000

16

Cải Ngồng

kg

7.000

17

Cải Thảo

kg

10.000

18

Cải Thìa

kg

7.000

19

Cải Xoong

mớ

4.000

20

Cần Tàu

kg

28.000

21

Cần Tây

kg

15.000

22

Chanh

kg

22.000

23

Chuối Cau

kg

10.000

24

Chuối Già

kg

10.000

25

Chuối sứ

kg

11.000

26

Củ Cải Trắng

kg

5.000

27

Củ Dền

kg

25.000

28

Củ Gừng

kg

50.000

29

Củ Gừng Xay

kg

60.000

30

Củ Nén

kg

220.000

31

Củ Riềng

kg

15.000

32

Củ Sắn Bỏ vỏ

kg

10.000

Nhận xét:

- Những mặt hàng số lượng cung cấp ít sẽ có giá cao hơn.

- Những mặt hàng được nhập khẩu từ những nơi khác đến cũng có giá cao hơn

- Giá của các loại sản phẩm giữa các nơi tiêu thụ không có chênh lệch nhiều, thường vào khoảng 2 - 4 nghìn đồng/ kg

- Những sản phẩm địa phương sẽ có giá thấp hơn và tương đối ổn định

- Giá cả có sự thay đổi theo ngày, sáng các loại hàng hóa thường đắt hơn chiều và tối.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bài 3: Thị trường

Bài 5: Ngân sách nhà nước

Bài 6: Thuế

Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh


Câu hỏi liên quan

Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
- “Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa”: đây là câu thành ngữ có nghĩa là ngày gió thì gà hay chết, ngày mưa thì chó xấu mã; ý chỉ vào những ngày này không nên đem gà, đem chó đi bán vì sẽ khó bán hoặc không có doanh thu. - “Trăm người bán, vạn người mua”: có nghĩa là người bán thì đông, người mua cũng nhiều. Thể hiện sự sòng phẳng trong mua bán, trao đổi hàng hóa.
Xem thêm
(*) Bài tham khảo: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. - Một số ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh: + Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; + Xâm phạm bí mật kinh doanh; + Ép buộc trong kinh doanh; + Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; + Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; + Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; + Phân biệt đối xử của hiệp hội; + Bán hàng đa cấp bất chính; Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
(*) Bài tham khảo: hành vi bán “phá giá” thị trường Bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu. Như vậy, bản chất của việc bán phá giá là giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó. Mục tiêu của hành vi này là nhằm cho sản phẩm của mình được bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác trong nước nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài bằng sản phẩm giá rẻ nhưng có chất lượng đã được kiểm duyệt để được bán. Từ đó, sẽ xảy ra hiện tượng hàng hoá của các nước nhập khẩu có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa đã có từ trước, gây nhũng nhiễu thị trường, làm mất cân bằng sản phẩm, thành phần kinh tế và đặc biệt gây tổn hại nặng nề với những doanh nghiệp trong nước. Theo WTO, hành vi bán phá giá không chỉ thiệt hại đối với các ngành sản xuất công nghiệp trong nước mà còn dẫn đến nguy cơ tổn thất vật chất hoặc gây cản trở đến hoạt động của các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, các nước nhập khẩu đã áp thuế chống bán phá giá khi họ cho rằng các mặt hàng nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị cấm, chỉ những hành vi nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước thì mới bị cấm. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
- Trường hợp 1: Thông qua việc làm của công ti T có thể thấy cơ chế thị trường đã mang lại ưu điểm là: kích thích hoạt động, tạo động lực sáng tạo cho công ti; thúc đẩy công ti cải tiến, đầu tư, đổi mới tổ chức sản xuất. - Trường hợp 2: Từ việc làm của cửa hàng xăng dầu T, có thể thấy nhược điểm của cơ chế thị trường: tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, lạm phát.
Xem thêm
- Thị trường là nơi cung cấp cho chúng ta những thông tin đúng nhất về mặt hàng, cầu của mặt hàng hay cung của mặt hàng đó. Nếu ta nghe được những tín hiệu đó từ thị trường, ta có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu của thị trường và kiếm được lợi nhuận. Vì vậy, có thể nói rằng “Thị trường luôn luôn đúng”. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
- Ví dụ A. Nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều. => Ưu điểm: điều tiết sản xuất, lưu thông và tiêu dùng một cách tối ưu. - Ví dụ B. Nhà sản xuất X tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động. => Ưu điểm: Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất để hạ thấp chi phí. - Ví dụ C. Phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, nhiều nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. => Ưu điểm: phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền. - Ví dụ D. Vùng Tây Bắc phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc tại địa phương. => Ưu điểm: phát huy tốt nhất tiềm năng của vùng miền; thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế.
Xem thêm
- Trường hợp a. Việc làm của các hộ kinh doanh ở Đà Lạt là phù hợp vì đã biết tận dụng khí hậu, phát huy tối đa tiềm năng của vùng miền vào phát triển kinh tế. - Trường hợp b. Việc làm của cửa hàng T là không phù hợp. Vì: cửa hàng T làm ăn gian dối, làm giả thương hiệu. - Trường hợp c. Việc làm của hợp tác xã B là phù hợp. Vì hợp tác xã đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế. - Trường hợp d. Việc làm của doanh nghiệp H là không phù hợp, thể hiện sự cạnh tranh không công bằng.
Xem thêm
Yêu cầu số 1: Những tác động đối với ngành dệt may là: + Sự cạnh tranh quyết liệt với những doanh nghiệp mạnh trên thị trường quốc tế + Nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. - Yêu cầu số 2: Để ngành Dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển, ngành đã: + Cải tiến kĩ thuật, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại + Nâng cao trình độ người lao động, nâng cao tổ chức quản lí, đào tạo, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lí. + Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng quốc tế và chuyển hướng các sản phẩm có chất liệu thân thiện với con người và môi trường.
Xem thêm
Nhận xét: - Những mặt hàng số lượng cung cấp ít sẽ có giá cao hơn. - Những mặt hàng được nhập khẩu từ những nơi khác đến cũng có giá cao hơn - Giá của các loại sản phẩm giữa các nơi tiêu thụ không có chênh lệch nhiều, thường vào khoảng 2 - 4 nghìn đồng/ kg - Những sản phẩm địa phương sẽ có giá thấp hơn và tương đối ổn định - Giá cả có sự thay đổi theo ngày, sáng các loại hàng hóa thường đắt hơn chiều và tối.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cơ chế thị trường
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!