Cho đa thức R(x) = x^2 + 5x^4 – 3x^3 + x^2 + 4x^4 + 3x^3 – x + 5. a) Thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo
103
03/01/2024
Bài 19 trang 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Cho đa thức R(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5.
a) Thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm bậc của đa thức R(x).
c) Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức R(x)..
d) Tính R(‒1), R(0), R(1), R(‒a) (với a là một số).
Trả lời
a) Ta có:
R(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5
= (5x4 + 4x4) + (– 3x3 + 3x3) + (x2 + x2) – x + 5
= 9x4 + 2x2 – x + 5.
Vậy thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến ta được R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5.
b) Đa thức R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5 có bậc là 4 (do số mũ cao nhất của biến x trong đa thức là 4).
c) Đa thức R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5 có hệ số cao nhất là 9 và hệ số tự do là 5.
d) Ta có:
• R(‒1) = 9 . (‒1)4 + 2 . (‒1)2 – (‒1) + 5
= 9 . 1 + 2 . 1 + 1 + 5 = 17.
• R(0) = 9 . 04 + 2 . 02 – 0 + 5 = 5.
• R(1) = 9 . 14 + 2 . 12 – 1 + 5 = 15.
• R(‒a) = 9 . (‒a)4 + 2 . (‒a)2 – (‒a) + 5
= 9a4 + 2a2 + a + 5.
Vậy R(‒1) = 17; R(0) = 5; R(1) = 15 và R(‒a) = 9a4 + 2a2 + a + 5.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối chương 5
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
Bài 4. Phép nhân đa thức một biến
Bài 5. Phép chia đa thức một biến