Giải Sách bài tập Toán 10 Bài 3: Dấu của tam thức bậc hai
Giải SBT Toán 10 trang 52 Tập 1
Bài 20 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. x2 – x – 2 > 0 khi và chỉ khi x ∈ (– ∞ ; –1)∪(2 ; +∞).
B. x2 – x – 2 ≤ 0 khi và chỉ khi x ∈ [–1 ; 2].
C. x2 – x – 2 < 0 khi và chỉ khi x ∈ (–1 ; 2).
D. x2 – x – 2 ≥ 0 khi và chỉ khi x ∈ (– ∞; –1)∪(2; +∞).
Lời giải
Đáp án đúng là D
Xét biểu thức f(x) x2 – x – 2 là tam thức bậc hai, có a = 1 > 0 và (– 1)2 – 4.1.(– 2) = 9 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = – 1 và x2 = 2.
Theo định lí về dấu tam thức bậc hai ta có:
f(x) > 0 khi x ∈ (– ∞ ; –1)∪(2 ; +∞);
f(x) < 0 khi x ∈ (–1 ; 2);
f(x) = 0 khi x = – 1 hoặc x = 2.
Do đó A, B, C đúng còn D sai.
Bài 21 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị ở Hình 15.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. f(x) < 0 khi và chỉ khi x ∈ (1 ; 3).
B. f(x) ≤ 0 khi và chỉ khi x ∈ (– ∞; 1]∪[3; +∞).
C. f(x) > 0 khi và chỉ khi x ∈ (1 ; 3).
D. f(x) ≥ 0 khi và chỉ khi x ∈ [1 ; 3].
Lời giải
Đáp án đúng là A
Dựa vào đồ thị hàm số ta nhận thấy:
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ lần lượt là x = 1 và x = 3. Suy ra f(x) = 0 tại x = 1 hoặc x = 3.
Đồ thị hàm số nằm phía trên trục hoành khi x ∈ (1; 3). Suy ra f(x) > 0 khi x ∈ (1; 3).
Đồ thị hàm số nằm phía dưới trục hoành khi x ∈ (– ∞; 1) ∪ (3; +∞). Suy ra f(x) < 0 khi x ∈ (– ∞; 1) ∪ (3; +∞).
Vậy đáp án A sai.
A. f(x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ ≤ 0.
B. f(x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ < 0.
C. f(x) ≤ 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ < 0.
D. f(x) ≤ 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ ≤ 0.
Lời giải
Đáp án đúng là B
Theo định lí dấu của tam thức bậc hai ta có:
Tam thức bậc hai f(x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ < 0.
Tam thức bậc hai f(x) ≤ 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ ≤ 0.
Tam thức bậc hai f(x) > 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ < 0.
Tam thức bậc hai f(x) ≥ 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ ≤ 0.
Vậy đáp án đúng là B
Bài 23 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Lập bảng xét dấu với mỗi tam thức bậc hai sau:
Lời giải
a) Xét tam thức bậc hai f(x) = 3x2 – 7x + 4 , có a = 3 > 0 và ∆ = (– 7)2 – 4.3.4 = 1 > 0.
Suy ra tam thức có hai nghiệm phân biệt x = 1 và x = .
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
b) Xét tam thức bậc hai f(x) = 25x2 + 10x + 1, có a = 25 > 0 và ∆ = 102 – 4.25.1 = 0.
Suy ra tam thức có nghiệm kép x = .
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
c) Xét tam thức bậc hai f(x) = 3x2 – 2x + 8, có a = 3 > 0 và ∆ = (– 2)2 – 4.3.8 = – 92 < 0.
Suy ra tam thức vô nghiệm.
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
d) Xét tam thức bậc hai f(x) = – 2x2 + x + 3, có a = – 2 < 0 và ∆ = 12 – 4.(– 2).3 = 25 > 0.
Suy ra tam thức có hai nghiệm phân biệt x = – 1 và x = .
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
e) Xét tam thức bậc hai f(x) = – 3x2 + 6x – 3, có a = – 3 < 0 và ∆ = 62 – 4.(– 3).(– 3) = 0.
Suy ra tam thức có nghiệm kép x = 1.
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
f) Xét tam thức bậc hai f(x) = – 5x2 + 2x – 4, có a = – 5 < 0 và ∆ = 22 – 4.(– 5).(– 4) = – 76 < 0.
Suy ra tam thức vô nghiệm
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
Lời giải
Tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12 không dương với mọi x ∈ ℝ nghĩa là f(x) ≤ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Xét tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12, có a = – 1 < 0 và ∆ = (– 2)2 – 4.(– 1)(m – 12) = 4m – 44.
Vì a = – 1 < 0 nên để f(x) ≤ 0 với mọi x ∈ ℝ ⇔ ∆ ≤ 0
⇔ 4m – 44 ≤ 0
⇔ 4m ≤ 44
⇔ m ≤ 11
Vậy với m ≤ 11 thì tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12 không dương với mọi x ∈ ℝ.
Lời giải
Điều kiện xác định của hàm số đã cho là 2x2 – 5x + 3m – 2 ≥ 0.
Để tập xác định là ℝ thì 2x2 – 5x + 3m – 2 ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Xét f(x) = 2x2 – 5x + 3m – 2 là tam thức bậc hai có a = 2 > 0 và ∆ = (– 5)2 – 4.2.(3m – 2) = 41 – 24m.
Để f(x) > 0 với mọi x ∈ ℝ thì a > 0 và ∆ < 0
Vì a = 2 > 0 là luôn đúng nên chỉ cần ∆ < 0 ⇔ 41 – 24m < 0 ⇔ – 24m < – 41 ⇔ m > .
Vậy với m > thì hàm số y = có tập xác định là ℝ.
Lời giải
Điều kiện xác định của hàm số là x2 – 4x + 6m – 1 > 0.
Để tập xác định là ℝ thì x2 – 4x + 6m – 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ.
Xét f(x) = x2 – 4x + 6m – 1, có a = 1 > 0 và ∆ = (– 4)2 – 4.1.(6m – 1) = 20 – 24m.
Vì a > 0 nên để f(x) > 0 thì ∆ < 0 ⇔ 20 – 24m < 0 ⇔ – 24m < – 20 ⇔ m > .
Vậy với m > thì hàm số có tập xác định là ℝ.
Lời giải
a) Doanh thu khi bán Q sản phẩm là: 1 300.Q (nghìn đồng).
Lợi nhuận xí nghiệp thu được khi bán hết Q sản phẩm đó là:
1 300.Q – (Q2 + 200Q + 180 000) = –Q2 + 1 100Q – 180 000 (nghìn đồng).
Vậy lợi nhuận xí nghiệp thu được khi bán hết Q sản phẩm là –Q2 + 1 100Q – 180 000 nghìn đồng.
b) Để xí nghiệp không bị lỗ thì lợi nhuận thu được phải lớn hơn hoặc bằng 0 hay
–Q2 + 1 100Q – 180 000 ≥ 0
Xét tam thức bậc hai –Q2 + 1 100Q – 180 000, có a = – 1 và ∆ = 1 1002 – 4.(– 1).(– 180 000) = 490 000 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt Q1 = 900 và Q2 = 200.
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai, ta có:
–Q2 + 1 100Q – 180 000 ≥ 0 thì Q ∈ [200; 900];
Vậy xí nghiệp cần sản xuất từ ít nhất 200 đến 900 sản phẩm để không bị lỗ.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng
Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn