Dãy hoạt động hóa học của kim loại
1. Lí thuyết
1.1 Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học :
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
1.2 Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
- Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
- Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh (K, Na, Ba,..), tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước (trừ Na, K...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?
A. CuSO4
B. Na2SO4
C. MgSO4
D. K2SO4
Lời giải
Al sẽ phản ứng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn Al
=> kim loại yếu hơn Al là Cu
PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Đáp án: A
Bài 2: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Mg
Lời giải
Dùng kẽm vì có phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓
Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Đáp án: B
Bài 3: Có 1 mẫu dung dịch FeSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Lời giải
Có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại Fe vì
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Đáp án: C
Bài 4: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:
A. Cu + ZnCl2
B. Zn + CuCl2
C. Fe + ZnCl2
D. Zn + ZnCl2
Lời giải
Cặp xảy ra phản ứng là: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Đáp án: B
Bài 5: Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?
A. ZnSO4 và Mg
B. CuSO4 và Ag
C. CuCl2 và Al
D. CuSO4 và Fe
Lời giải
CuSO4 + Ag không xảy ra vì Ag là KL đứng sau Cu trong dãy điện hóa
Đáp án: B
Bài 6: Các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng:
A. CuSO4 + Fe
B. Ag + HCl
C. Au + HNO3
D. Cu + HCl
Lời giải
Ag, Cu đứng sau hidro trong dãy điện hóa do đó không phản ứng với axit không có tính oxi hóa => loại B, D
Au không tan trong axit, tan trong dd nước cường toan => loại C
Đáp án: A
Bài 7: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Lời giải
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
Đáp án: C
Bài 8: Dãy nguyên tố nào sau đây xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Fe, Zn, Al, Mg, Na.
B. Zn, Fe, Al, Na.
C. Na, Mg, Al, Zn, Fe.
D. Fe, Zn, Na, Al, Mg.
Lời giải
Thứ tự tính kim loại tăng dần là: Fe, Zn, Al, Mg, Na.
Đáp án: A
Bài 9: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. K, Al, Mg, Cu, Fe
B. Cu, Fe, Mg, Al, K
C. Cu, Fe, Al, Mg, K
D. K,Cu, Al, Mg, Fe.
Lời giải
Thứ tự chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại là: Cu, Fe, Al, Mg, K.
Đáp án: C
Bài 10: Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3 thứ tự các ion bị khử là:
A. Ag+, Cu2+, Fe3+
B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
C. Fe3+ ,Cu2+, Ag+
D. Ag+, Cu2+, Fe2+ ,Fe3+
Lời giải
Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3 thứ tự các ion bị khử là : Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ vì theo thứ tự với chất có tính oxi hóa cao nhất : Ag+ > Fe3+> Cu2+ > Fe2+
Đáp án: B
Câu 11: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Cu, Ca, K, Ba
B. Zn, Li, Na, Cu
C. Ca, Mg, Li, Zn
D. K, Na, Ca, Ba
Nhóm kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ca, Ba
Đáp án: D
Câu 12: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, Fe, Ca, Ba
B. K, Na, Ba, Ca
C. K, Na, Ca, Zn
D. Cu, Ag, Na, Fe
Fe, Zn, Ag, Cu không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Đáp án: B
Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
A. Na, Al
B. K, Na
C. Al, Cu
D. Mg, K
Nhớ các kim loại tan trong nước Khi Nào Cần tức K, Na, Ca phản ứng với nước ở đk thường
Đáp án: B
Câu 14: Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
A. Al
B. Ba
C. Fe
D. Zn
Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là: Ba
Đáp án: B
Câu 15: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?
A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
C. Mg, K, Fe, Al, Na
D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba
Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na
Đáp án: C
Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với axít HCl:
A. Na, Al, Cu, Mg
B. Zn, Mg, Cu
C. Na, Fe, Al, K
D. K, Na, Al, Cu
Cu đứng sau H2 trong dãy điện hóa ⇒ không phản ứng được với HCl ⇒ loại A, B, D
Đáp án: C
Câu 17: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là:
A. Na, K,Mg, Al, Cu
B. Na, K, Mg, Fe, Cu
C. Na, K, Al, Fe, Cu
D. Na, K, Mg, Cu, Ag
Đáp án: D
Câu 18: Kim loại Cu có thể phản ứng được với:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc, nóng
D. Dung dịch NaOH
Kim loại Cu có thể phản ứng được với H2SO4 đặc, nóng
Đáp án: C
Câu 19: Hiện tượng quan sát được khi ta đổ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là:
A. Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa không tan khi cho dư NaOH
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa tan từ từ đến khi cho dư NaOH, dung dịch thu được trong suôt
C. Không có hiện tượng gì xảy ra
D. Ban đầu không có hiện tượng gì, sau đó xuất hiện kết tủa keo trắng từ từ đến cực đại.
Hiện tượng quan sát được khi ta đổ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là:
Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa tan từ từ đến khi cho dư NaOH, dung dịch thu được trong suôt
PTHH : 3NaOH + AlCl3 → 3 NaCl + Al(OH)3
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Dung dịch NaAlO2 là dung dịch trong suốt
Đáp án: B
Câu 20: Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:
A. Fe
B. K
C. Cu
D. Ag
Làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 là loại bỏ được AgNO3 và sau phản ứng chỉ thu được Cu(NO3)2
⇒ dùng kim loại Cu
PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Đáp án: C
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit (2024) chi tiết, hay nhất.
Tính chất hóa học của oxit axit (2024) chi tiết nhất
Cách xác định số bậc ancol (2024) chi tiết, nhanh nhất
Cách đọc danh pháp IUPAC (chương trình mới) (2024) chi tiết, hay nhất.
Cách viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ (2024) hay nhất