Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) bằng các biện pháp dân gian có thực sự hiệu quả không?

Kết mạc là một màng mỏng trong suốt, bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu (lòng trắng). Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng ở mắt do virus, vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng. Đây là nguyên nhân đau mắt đỏ phổ biến. Các dấu hiệu viêm kết mạc thường gặp bao gồm: ngứa mắt, chảy nhiều nước mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, hạn chế tầm nhìn và cảm giác khó chịu ở một hoặc hai bên mắt. Đặc biệt khi mới ngủ dậy, mắt còn có cảm giác bị dính vào nhau, phải đợi khi mắt chảy nước mắt thì mới mở mắt ra được.

Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, khi mắc bệnh còn kèm theo một số triệu chứng đau mắt đỏ khác như: Bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, có hạch ở góc hàm…Khi bị đau mắt đỏ nếu không chữa trị kịp thời rất có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Khi phát hiện bị đau mắt đỏ, bệnh nhân hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng đắnĐau mắt đỏ ở trẻ nhỏ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng đắnĐau mắt đỏ có thể gặp phải ở tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua đường hô hấp. Do đó, khi phát hiện bản thân bị đau mắt đỏ, hãy chủ động tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ngược lại, nếu có người thân, bạn bè gặp tình trạng này, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với họ.

Nguyên nhân đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó các nguyên nhân do virus và vi khuẩn có thể lây truyền được. Các nguyên nhân đau mắt đỏ có thể liệt kê dưới đây.

  • Virus. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau mắt đỏ. Coronavirus, gây bệnh cảm lạnh thông thường hoặc COVID-19, là một trong những loại virus có thể gây đau mắt đỏ.
  • Vi khuẩn. Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm kết mạc do vi khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa.
  • Các chất gây dị ứng bao gồm nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất khác.
  • Các chất gây kích ứng như dầu gội đầu, mỹ phẩm, kính áp tròng, bụi bẩn, khói và đặc biệt là clo trong hồ bơi.
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có thể do virus (herpes simplex) hoặc vi khuẩn (lậu hoặc chlamydia) gây ra.
  • Dị vật trong mắt.
  • Ống dẫn nước mắt bị tắc hoàn toàn hoặc bán phần ở trẻ sơ sinh.

Nguyên tắc điều trị đau mắt đỏ

Việc điều trị đau mắt đỏ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

Nếu là do virus: Bệnh sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày. Đau mắt đỏ do virus rất dễ lây, vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan sang cho người khác. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý sử dụng kháng sinh bởi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virus. Nếu bạn dùng không đúng, bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe.

Khi bị đau mắt đỏ do nhiễm virus, bạn có thể:

  • Tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề
  • Rửa mắt bằng nước lạnh, sạch và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo.
  • Làm sạch ghèn mắt bằng một chiếc khăn ấm, ẩm.

Nếu là do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc uống. Bạn có thể phải bôi thuốc vào bên trong mí mắt từ 3 đến 4 lần một ngày trong vòng 5 đến 7 ngày. Khi dùng kháng sinh, hãy nhớ sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc nhé.

Nếu là do chất kích thích: Bạn cần sử dụng nước để rửa sạch mắt trong khoảng 5 phút và mắt của bạn sẽ dần hồi phục trong vòng 4 giờ. Nếu bạn bị viêm kết mạc do axit hoặc kiềm như bị dính thuốc tẩy vào mắt, hãy rửa nhiều lần với nước và đi khám ngay.

Nếu là do dị ứng: Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng histamin (dạng uống hoặc thuốc nhỏ) để giúp cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Các biện pháp dân gian điều trị đau mắt đỏ

Chữa đau mắt đỏ bằng lá cây sống đời

Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏngCây sống đời hay còn gọi là cây bỏngLá cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng khi bị đau mắt đỏ sẽ phát huy tối đa tác dụng của mình. Dùng lá cây cứu đời, rửa sạch, giã nhỏ (bằng dụng cụ đã được tẩy sạch). Lấy một miếng gạc đã tiệt trùng (hoặc vải màn sạch), đặt nó lên mắt, đắp dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên bên trên miếng gạc và rịt thật chặt, nhất là về đêm để ngủ không bị rơi ra. Làm như thế mỗi tối cho đến khi khỏi.

Chữa đau mắt đỏ bằng các vị thuốc Bắc

Dùng hạt thảo quyết minh (hay còn gọi là hạt muồng muồng), bông cúc vàng, quả bạch tật lê làm vị thuốc chính. Dùng hạt thảo quyết minh sao thật vàng, bông cúc vàng mỗi thứ một năm, quả bạch tật lê, tất cả cho chung vào và đun sôi lên để uống thay nước thường. Đây là cách chữa đau mắt đỏ theo cách của dân gian cực kì hiệu quả.

Hoặc bạn có thể dùng 2g quả bạch tật lê, đun thật sôi và đổ ra cốc nước, để ngay dưới mắt, sau đó dùng hơi nước để xông cho đến khi khỏi (lưu ý để tránh không bị bỏng hơi nước).

Chữa đau mắt đỏ bằng rau diếp cá 

Rau diếp cá còn là loại rau gia vịRau diếp cá còn là loại rau gia vịKhông chỉ là loại rau gia vị mà rau diếp cá còn có tác dụng chữa đau mắt đỏ. Chỉ cần rửa thật sạch rau diếp cá, giã nhuyễn ra và dùng vải màn mỏng để gói lại, đắp lên trên mắt là sẽ đỡ.

Chữa đau mắt đỏ theo cách của dân gian bằng những vị thuốc Nam cũng mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh. Các vị thuốc gồm có: rau bồ ngót tươi (50g); rau má (30g); lá tre (30g); lá chanh (10g); cỏ xước (30g); lá dâu tằm (30g); cà gai (30g). Tất cả mang nấu chung với nhau cho sắc lại, uống hàng ngày thay cho nước.

Hoặc người bệnh có thể dùng củ sả (10 lát); gừng sống (3 lát); dâu tằm (6 đọt); bông cúc trắng (3 bông); đậu xanh (1 muỗng giã nát) mang nấu chung và uống thay nước để chữa đau mắt đỏ.

Dùng khoai tây chữa đau mắt đỏ

Khoai tây cũng được sử dụng chữa đau mắt đỏKhoai tây cũng được sử dụng chữa đau mắt đỏCách này có lẽ chúng ta đã nghe đến nhiều, khoai tây vừa là một loại củ được dùng nấu ăn bổ dưỡng thì nó còn có rất nhiều các tác dụng cho sức khoẻ. Bệnh đau mắt đỏ là một điển hình.

Chỉ cần một củ khoai nạo sạch vỏ, đem rửa hết bụi bẩn. Sau đó chúng ta thái từng lát mỏng, đắp lên mắt, mỗi lần đắp như thế khoảng 10-15p. Duy trì đắp liên tục trong vài ngày, hiệu quả quả sẽ được thể hiện rõ rệt. Trong khoai tây có thành phần sát khuẩn cao, khi bệnh nhân đắp lên sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.

Mật ong và sữa

Sữa và mật ong còn là hai loại thức ăn khá phổ biếnSữa và mật ong còn là hai loại thức ăn khá phổ biếnĐây là hai loại thức ăn khá bổ dưỡng, đem đến rất nhiều các tác dụng khác nhau. Nhưng trong căn bệnh đau mắt đỏ này khi kết hợp hai loại này với nhau sẽ giúp cho mắt của chúng ta bớt ngứa và nhức mắt.

Cách sử dụng rất đơn giản: trộn mật ong với sữa theo tỉ lệ 1:1. Tiếp đó lấy hỗn hợp này xoa quanh vùng mắt hoặc có thể đắp trực tiếp lên mắt. Để một lúc rồi rửa sạch với nước. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh đau mắt đỏ. Hãy tham khảo ngay cách này nhé

Sử dụng lô hội

Lô hội có tính chất sát khuẩn caoLô hội có tính chất sát khuẩn caoChúng ta vẫn biết lô hội được sử dụng để làm đẹp rất tốt. Nhưng bên cạnh đó lô hội theo chứng minh có tác dụng sát khuẩn rất cao và phòng bệnh ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Phần quan trọng nhất của lô hội đó chính là nhựa của nó, chính vì thế mà chúng ta cắt một lá lô hội rồi lấy phần ruột bên trong đắp trực tiếp lên mắt. Để như thế trong khoảng từ 10-15p.

Có nên chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian hay không?

Chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian mặc dù khá phổ biến nhưng điều này không đảm bảo là sẽ có tác dụng chữa khỏi bệnh, mà có thể gây nên một số rủi ro không lường trước được.

Khi xông các loại nước lá hoặc đắp các loại nguyên liệu lấy từ ngăn mát tủ lạnh ra sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Điều này khiến cho người bệnh có suy nghĩ rằng bệnh đã đỡ và sắp khỏi. Tuy nhiên, rất có thể, lúc này bệnh đau mắt đỏ không hề giảm mà còn tiến triển mạnh hơn. Tình trạng này rất nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ chủ quan, không đi đến bác sĩ và khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại lá nói trên trong quá trình giã nhỏ, ướp lạnh,... có thể có một số loại vi khuẩn lọt vào. Sau đó, chúng ta lại rửa hoặc đắp lên mắt khiến cho các loại vi khuẩn này lại tiếp tục xâm nhập vào mắt và khiến cho tình trạng nhiễm khuẩn trở nên phức tạp hơn.

Một số trường hợp khi sử dụng mẹo chữa mắt đỏ tại nhà liên tục, đến khi đi bệnh tiến triển nặng và đi khám thì đã quá muộn, thậm chí có trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng gây mờ mắt, mù mắt.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!