Video đau mắt đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Hãy tiếp tục đọc bài viết để xây dựng được kế hoặch điều trị đau mắt đỏ hiệu quả, nhanh chóng cũng như những cách để ngăn lây truyền bệnh.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhanh chóng
Bước đầu tiên: Xác định nguyên nhân
Để giúp bạn điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh nhất, điều quan trọng là bạn phải biết được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Có 4 nguyên nhân phổ biến của đau mắt đỏ:
- Virus
- Vi khuẩn
- Dị ứng
- Chất kích ứng
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất, tiếp theo là vi khuẩn. Khi bị đau mắt đỏ do virus, bạn sẽ thường kèm theo cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, vì loại virus gây đau mắt đỏ cũng thường gây bệnh ở những cơ quan này.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường xảy ra cùng với nhiễm trùng tai hoặc liên cầu khuẩn. Nó thường gây tiết nhiều dịch và gây kích ứng hơn so với các nguyên nhân đau mắt đỏ khác.
Nếu bạn đang có các triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, cách nhanh nhất để điều trị là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Theo một đánh giá từ Cơ sở dữ liệu tổng quan hệ thống Cochrane, sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể rút ngắn thời gian đau mắt đỏ.
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể rút ngắn thời gian bị đau mắt đỏ do vi khuẩn
Có vài điều quan trọng cần lưu ý. Tình trạng đau mắt đỏ có thể sẽ tự biến mất, ngay cả khi nguyên nhân là do vi khuẩn.
Nếu bạn bị đau mắt đỏ do vi khuẩn và bạn đang tìm cách nhanh nhất để loại bỏ nó, thuốc nhỏ mắt có thể hữu ích.
Lưu ý: Thuốc nhỏ mắt kháng sinh sẽ không giúp ích cho các nguyên nhân khác - do virus, dị ứng hoặc kích ứng. Đó là do trong những trường hợp này, vi khuẩn không phải là lý do khiến bạn bị đau mắt đỏ.
Bước thứ hai: Làm dịu triệu chứng
Nếu bạn chỉ bị đau mắt đỏ ở một mắt, mục tiêu của bạn là điều trị mắt bị ảnh hưởng mà không làm lây nhiễm sang mắt còn lại. Nếu mắt còn lại của bạn bị nhiễm trùng, tình trạng bệnh sẽ kéo dài hơn.
Không dùng chung đồ cho cả 2 mắt. Ngoài ra, rửa tay càng nhiều càng tốt, đặc biệt là sau khi bạn chạm vào mắt.
Các biện pháp có thể giúp cải thiện triệu chứng là:
- Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt bị bệnh. Để nó trong một vài phút. Điều này sẽ giúp làm mọi cặn bẩn bám trên mắt của bạn để mắt có thể mở ra dễ dàng hơn.
- Rửa tay và dùng khăn ẩm mới lau lên mắt còn lại nếu cả hai mắt của bạn bị ảnh hưởng.
- Nhỏ "nước mắt nhân tạo" vào mỗi mắt. Đừng để đầu ống nhỏ mắt chạm vào mắt bạn. Nếu nó chạm vào mắt, hãy vứt nó đi vì nó đã bị ô nhiễm.
- Rửa tay sau khi nhỏ thuốc nhỏ mắt.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Các bước này có thể giúp giảm thiểu khó chịu để cơ thể bạn có thể tiếp tục chống lại bất cứ nguyên nhân gì gây ra tình trạng đau mắt đỏ của bạn.
Bước thứ ba: Không để lây nhiễm bệnh
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan. Khi bạn đang cố gắng chữa khỏi nó nhanh chóng, bạn không muốn lây nó cho người khác để rồi có thể bị tái nhiễm trở lại.
Để làm được điều này, hãy thực hành một số mẹo vệ sinh mắt:
- Thay vỏ gối và ga trải giường mỗi ngày.
- Dùng khăn sạch lau mỗi ngày.
- Rửa tay sau khi bạn tiếp xúc với các vật dụng có thể bị ô nhiễm và sau khi bạn chạm vào mắt.
- Không dùng kính áp tròng có thể đã tiếp xúc với mắt của bạn khi bạn bị đau mắt đỏ.
- Không dùng mascara và làm sạch cọ trang điểm mắt bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm trở lại.
Không dùng chung bất cứ thứ gì chạm vào mắt của bạn (như mascara hoặc thuốc nhỏ mắt) với người khác.
Cách chữa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể bị đau mắt đỏ, thường từ 1 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Nó có thể là do nguyên nhân bên ngoài như nhiễm trùng hoặc ống dẫn nước mắt bị tắc.
Một số trường hợp, trẻ bị đau mắt đỏ do lây vi khuẩn hoặc virus từ đường âm đạo của người mẹ trong quá trình sinh nở. Ví dụ như chlamydia, herpes sinh dục hoặc bệnh lậu.
Đối với trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng đau mắt đỏ. Bác sĩ có thể khám mắt và đề nghị các phương pháp điều trị, chẳng hạn như:
- Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh
- Chườm ấm lên mắt để giảm sưng
- Rửa mắt bằng dung dịch nước muối để giảm chất nhờn dư thừa và tích tụ mủ
Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn gây bệnh lậu, chúng có thể cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Loại nhiễm trùng này có thể nghiêm trọng và dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn nếu không được điều trị.
Không nên làm gì nếu bạn bị đau mắt đỏ
Nếu bạn đang tìm kiếm các biện pháp chữa trị đau mắt đỏ trên mạng xã hội, bạn có thể đã bắt gặp một số gợi ý hoang đường. Hầu hết chúng sẽ chỉ gây kích ứng mắt của bạn và có khả năng làm cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số điều cần tránh:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt chống đỏ mắt. Chúng sẽ không làm dịu mắt của bạn và chúng có thể làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
- Dùng bất kỳ loại thảo mộc hoặc thực phẩm nào bôi lên mắt. Chúng không vô trùng nên hãy tránh xa những loại thuốc này cho đến khi được bác sĩ chấp thuận để điều trị đau mắt đỏ.
Nếu bạn đã đọc một cái gì đó mà bạn tò mò muốn thử, hãy đi khám trước để được tư vấn và hướng dẫn
Khi nào cần đi khám?
Không phải mọi trường hợp mắt đỏ đều là đau mắt đỏ. Thêm vào đó, đôi khi trường hợp của bạn rất nghiêm trọng, cần khám và điều trị cẩn trọng. Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Tăng độ nhạy với ánh sáng
- Đau mắt dữ dội
- Vấn đề thị lực
- Mắt chảy mủ hoặc chất nhầy nhiều
Nếu bạn đã thử các phương pháp điều trị tại nhà trong một tuần và các triệu chứng của bạn ngày càng tồi tệ hơn, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa.
Đi khám ngay nếu bạn nghĩ mình bị bệnh sởi
Đau mắt đỏ có thể là biểu hiện của bệnh sởi. Nó có thể xảy ra trước khi bạn thấy phát ban sởi, hoặc bạn có thể có cả phát ban và các triệu chứng ở mắt.
Các dấu hiệu đau mắt đỏ của bạn có thể liên quan đến bệnh sởi trong trường hợp:
- Bạn chưa được tiêm phòng sởi và đang bùng phát dịch bệnh trong khu vực.
- Bạn cũng có các triệu chứng như sốt rất cao và phát ban đỏ, lấm tấm.
- Bạn rất nhạy cảm với mọi ánh sáng, kể cả ánh sáng trong nhà.
Bệnh sởi có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn. Nếu bạn nghi ngờ đau mắt đỏ có thể liên quan đến bệnh sởi, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.
Tổng kết
Đau mắt đỏ thường sẽ tự hết sau khoảng 1 đến 2 tuần. Nếu bạn đang tiết nhiều chất nhầy và mủ, không đi làm hoặc đi học trở lại cho đến khi mắt bạn không còn chảy dịch nữa để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hãy bắt đầu sử dụng thuốc nhỏ mắt ngay lập tức, bạn có thể thời gian hồi phục sớm hơn một vài ngày.
Xem thêm:
- Đau mắt đỏ (viêm kết mạc): Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh
- Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
- Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ em có lây không? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Các biện pháp chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) tại nhà hiệu quả
- Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) bằng các biện pháp dân gian có thực sự hiệu quả không?