Viết phương trình của đường tròn (C) trong các trường hợp sau. a) Có tâm I(3; 1)

Bài 7.21 trang 41 SBT Toán 10 Tập 2: Viết phương trình của đường tròn (C) trong các trường hợp sau.

a) Có tâm I(3; 1) và có bán kính R = 2.

b) Có tâm I(3; 1) và đi qua điểm M(–1; 7).

c) Có tâm I(2; –4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x – 2y – 1 = 0.

d) Có đường kính AB với A(4; 1), B(–2; –5).

Trả lời

a)

Phương trình đường tròn có tâm I(3; 1) và có bán kính R = 2 là:

(x – 3)2  + (y – 1)2 = 22

⇔ (x – 3)2  + (y – 1)2 = 4.

b)

Đường tròn có tâm I(3; 1) và đi qua điểm M(–1; 7) có bán kính

R = IM = (13)2+(71)2=213

Phương trình đường tròn có tâm I(3; 1) và đi qua điểm M(–1; 7) là:

(x – 3)2  + (y – 1)2 = ( )2

⇔ (x – 3)2  + (y – 1)2 = 52.

c)

Đường tròn có tâm I(2; –4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x – 2y – 1 = 0 có bán kính R = d(I; Δ) =  3.22.4132+22=13  

Phương trình đường tròn có tâm I(2; –4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x – 2y – 1 = 0 là:

(x – 2)2  + (y + 4)2 = ( )2

⇔ (x – 2)2  + (y + 4)2 = 13.

d)

Đường tròn có đường kính AB với A(4; 1), B(–2; –5) có:

Tâm I là trung điểm AB nên:

xI = (xA + xB) : 2 = (4 + (– 2)) : 2 = 1

yI = (yA + yB) : 2 = (1 + (– 5)) : 2 = –2

Do đó, I(1; –2).

Bán kính R = AB2=(24)2+(51)22=32

Phương trình đường tròn có đường kính AB với A(4; 1), B(–2; –5) là:

(x – 1)2  + (y + 2)2 = ( 32)2

⇔ (x – 1)2  + (y + 2)2 = 18.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Phương trình đường thẳng

Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách

Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Bài 22: Ba đường conic

Bài tập cuối chương 7

Bài 23: Quy tắc đếm

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả