Trong tầng đối lưu, nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ không khí giảm khoảng 0,6 oC

Bài 11 trang 16 Toán lớp 7 Tập 1: Trong tầng đối lưu, nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ không khí giảm khoảng 0,6 oC (Theo: Sách giáo khoa Địa lí 6 – 2020 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

a) Tính nhiệt độ không khí bên ngoài một khinh khí cầu đang bay ở độ cao 2,8 km, biết rằng nhiệt độ trên mặt đất lúc đó là 28C.

b) Nhiệt độ bên ngoài một khinh khí cầu đang bay ở độ cao 225 km bằng –8,5 oC. Hỏi nhiệt độ trên mặt đất tại vùng trời khinh khí cầu đang bay lúc đó là bao nhiêu độ C?

Toán 7 Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời

a) Đổi 2,8 km = 2800 m

Cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ không khí giảm khoảng 0,6 °C.

Tại độ cao 2 800 m, nhiệt độ không khí giảm đi: 2  800100 . 0,6 = 16,8 (°C).

Vậy nhiệt độ không khí bên ngoài là 28 – 16,8 = 11,2 °C.

b) Đổi 225 km = 225 . 1000 m = 22 . 200 m = 4 400 m.

Cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ không khí giảm khoảng 0,6 °C.

Tại độ cao 4 400 m, nhiệt độ không khí giảm là: 4400100. 0,6 = 26,4 (°C).

Khi đó nhiệt độ trên mặt đất lớn hơn nhiệt độ không khí bên ngoài khinh khí cầu là 26,4 °C.

Do đó nhiệt độ trên mặt đất tại vùng trời khinh khí cầu đang bay lúc đó là

–8,5 + 26,4 = 17,9 (°C).

Vậy nhiệt độ trên mặt đất tại vùng trời khinh khí cầu đang bay lúc đó là 17,9 °C.

Xem thêm lời giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Bài 3: Lũy thừa của một số hữu tỉ

Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Thực hành tính tiền điện

Bài tập cuối chương 1

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả