Câu hỏi:
19/01/2024 66
Một gian hàng trưng bày bàn và ghế rộng 60 m2. Diện tích để kê một chiếc ghế là 0,6 m2, một chiếc bàn là 1,3 m2. Gọi x là số chiếc ghế, y là số chiếc bàn được kê. Viết bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y cho phần mặt sàn để kê bàn và ghế, biết diện tích mặt sàn dành cho lưu thông tối thiểu là 10 m2.
A. 0,6x + 1,3y ≥ 50.
B. 0,6x + 1,3y ≤ 50.
C. 1,3x + 0,6y ≤ 50.
D. 1,3x + 0,6y ≥ 50.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Diện tích kê x chiếc ghế là 0,6x (m2).
Diện tích kê y chiếc bàn là 1,3y (m2).
Tổng diện tích kê bàn ghế là 0,6x + 1,3y (m2).
Do diện tích mặt sàn dành cho lưu thông tối thiểu là 10m2 nên diện tích kê bàn và ghế chỉ còn lại tối đa là 60 – 10 = 50 (m2).
Diện tích phần mặt sàn để kê bàn và ghế được biểu diễn là 0,6x + 1,3y ≤ 50.
Ta chọn phương án B.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Diện tích kê x chiếc ghế là 0,6x (m2).
Diện tích kê y chiếc bàn là 1,3y (m2).
Tổng diện tích kê bàn ghế là 0,6x + 1,3y (m2).
Do diện tích mặt sàn dành cho lưu thông tối thiểu là 10m2 nên diện tích kê bàn và ghế chỉ còn lại tối đa là 60 – 10 = 50 (m2).
Diện tích phần mặt sàn để kê bàn và ghế được biểu diễn là 0,6x + 1,3y ≤ 50.
Ta chọn phương án B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngoài giờ học, bạn Nam làm thêm việc phụ bán cơm được 15 nghìn đồng/giờ và phụ bán tạp hóa được 18 nghìn đồng/giờ. Gọi x, y lần lượt là số giờ phụ bán cơm và phụ bán tạp hóa trong mỗi tuần. Viết bất phương trình bậc nhất hai ẩn x và y biết Nam làm thêm được số tiền mỗi tuần ít nhất là 900 nghìn đồng.
Câu 2:
Một người thợ mộc tốn 6 giờ để làm một cái bàn và 4 giờ để làm một cái ghế. Gọi x, y lần lượt là số bàn và số ghế mà người thợ mộc sản xuất trong một tuần. Viết bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y biết trong một tuần người thợ mộc có thể làm tối đa 50 giờ.
Câu 3:
Miền nghiệm của bất phương trình 3(x – 1) + 3(y + 2) > 5x + 2y + 8 là:
Câu 4:
Miền nghiệm của bất phương trình 4(x – 1) + 5(y – 3) > 2x – 9 là nửa mặt phẳng chứa điểm:
Câu 5:
Miền nghiệm của bất phương trình 3x – 2y < –6 được biểu diễn bởi miền không tô đậm trong hình vẽ nào dưới đây:
Câu 6:
Miền nghiệm của bất phương trình x + 3 + 2(2y + 5) < 2(1 – x) là mặt phẳng không chứa điểm
Câu 7:
Phần không tô đậm (không kể đường thẳng d) trong hình vẽ sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào?