Gọi I là trung điểm của cạnh CD, G là trọng tâm của tam giác SAB. Tìm giao điểm K của IG và ( OMN). Tính tỉ số IK/IG
Phương pháp
c) Phương pháp xác định giao điểm của đường thẳng a với mặt phẳng (α).
- Tìm mặt phẳng phụ (P) chứa a.
- Tìm giao tuyến d=(P)∩(α)
- Tìm giao điểm của d với a.
Sử dụng định lý Ta-lét để tính tỉ số IKIG.
Cách giải
3) Gọi I là trung điểm của cạnh CD, G là trọng tâm của tam giác SAB. Tìm giao điểm K của IG và (OMN). Tính tỉ số IKIG.
*) Tìm giao điểm của IG với (OMN).
+ Gọi P là trung điểm của AB. Dễ thấy IG⊂(SIP).
+ Ta tìm giao tuyến của (SIP) với (OMN).
Vì I, P là trung điểm của CD, AB nên O∈IP⊂(SIP).
Mà O∈(OMN)⇒O∈(SIP)∩(OMN)(1).
Trong (SCD), gọi H=SI∩MN⇒{H∈SI⊂(SIP)H∈MN⊂(OMN)⇒H∈(SIP)∩(OMN)(2).
Từ (1) và (2) suy ra OH=(SIP)∩(OMN).
+ Trong (SIP), gọi K=OH∩IG.
Khi đó {K∈OH⊂(OMN)K∈IG⇒K=IG∩(OMN).
*) Tính IKIG.
Trong ΔSCI có M là trung điểm SC và MH//CI nên H là trung điểm của SI.
Trong ΔSIP có SHSI=12 và POPI=12 nên SHSI=POPI=12.
Theo định lý Ta – let ta có OH//SP hay OK//PG.
Trong ΔIPG có O là trung điểm IP và OK//PG nên K là trung điểm IO.
Vậy IKIG=12.