Cho tam giác ABC có góc ABC = 53 độ ; Góc BAC = 90 độ  , AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Vẽ tia Bx vuông góc với BC. Trên tia Bx lấy điểm D

Bài 35 trang 78 SBT Toán 7 Tập 2Cho tam giác ABC có ABC^=53°,BAC^=90°, AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Vẽ tia Bx vuông góc với BC. Trên tia Bx lấy điểm D sao cho BD = HA (Hình 23).

Sách bài tập Toán 7 Bài 5 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh  (ảnh 1) 

aChứng minh ∆AHB = ∆DBH.

b) Chứng minh DH vuông góc với AC.

cTính số đo góc BDH.

Trả lời

a) Xét ∆AHB và ∆DBH có:

AHB^=HBD^ (cùng bằng 90°),

BH là cạnh chung,

AH = BD (giả thiết),

Suy ra ∆AHB = ∆DBH (hai cạnh góc vuông).

Vậy ∆AHB = ∆DBH.

b) Do ∆AHB = ∆DBH (chứng minh câu a) nên ABH^=DHB^ (hai góc tương ứng).

Mà ABH^,  DHB^ ở vị trí so le trong

Do đó AB // DH.

Lại có, AB  AC nên DH  AC (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại).

Vậy DH  AC.

c) Do ∆AHB = ∆DBH (chứng minh câu a) nên BAH^=HDB^ (hai góc tương ứng).

Xét tam giác ABH vuông tại H có:

ABH^+BAH^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Suy ra BAH^=90°ABH^=90°53°=37°.

Do đó BDH^=37°.

Vậy BDH^=37°.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3. Hai tam giác bằng nhau

Bài 4. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh

Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh

Bài 6. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác:

Bài 7. Tam giác cân

Bài 8. Đường vuông góc và đường xiên

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả