Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành (tham khảo hình vẽ). Một mặt phẳng đồng thời song song với AC và SB lần lượt cắt các đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD, BD tương ứng tại M, N, E, F,
45
24/04/2024
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành (tham khảo hình vẽ). Một mặt phẳng đồng thời song song với AC và SB lần lượt cắt các đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD, BD tương ứng tại M, N, E, F, I, J. Có bao nhiêu khẳng định sai trong các khẳng định sau?
I) \(IJ//SB\)
II) \(MF//AC\)
III) Tứ giác \(MNEF\) là hình bình hành.
A. 2
B. 0
C. 3
D. 1
Trả lời
Đáp án C
Phương pháp
Dựng hình và nhận xét.
Cách giải:
Lấy \(M\) bất kì thuộc \(SA\).
Trong \(\left( {SAB} \right)\), kẻ \(MN//SB\) \(\left( {N \in AB} \right)\).
Trong \(\left( {ABCD} \right)\), kẻ \(NE//AC\) \(\left( {E \in BC} \right)\).
Trong \(\left( {SBC} \right)\), kẻ \(EF//SB\) \(\left( {F \in SC} \right)\).
Trong \(\left( {ABCD} \right)\), gọi \(NE \cap BD = J\).
Trong \(\left( {SBD} \right)\), kẻ \(JI//SB\) \(\left( {I \in SD} \right)\).
Từ đó ta được mặt phẳng \(\left( {MNEFI} \right)\) thỏa mãn bài toán và các điểm M, N, E, F, J, I.
Dễ thấy, \(SB//JI\) nên (I) đúng.
\(MF//AC\) nên (II) đúng.
Tứ giác \(MNEF\) có \[NE//MF\] (cùng \(//AC\)) và \(FE//MN\) (cùng song song \(SB\) ) nên tứ giác \(MNEF\) là hình bình hành.
Vậy cả ba khẳng định đều đúng.