Cho hai đa thức sau: P(x) = 3x^5 – 2x^4 + 7x^2 + 3x – 10
151
16/12/2023
Bài 7.37 trang 36 SBT Toán 7 Tập 2: Cho hai đa thức sau:
P(x) = 3x5 – 2x4 + 7x2 + 3x – 10
Q(x) = –3x5 – x3 – 7x2 + 2x + 10
a) Xác định bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của các đa thức
S(x) = P(x) + Q(x) và D(x) = P(x) – Q(x)
b) Trong tập hợp {–1; 0; 1}, tìm những số là nghiệm của một trong hai đa thức S(x) và D(x).
Trả lời
a) S(x) = P(x) + Q(x)
= (3x5 – 2x4 + 7x2 + 3x – 10) + (–3x5 – x3 – 7x2 + 2x + 10)
= 3x5 – 2x4 + 7x2 + 3x – 10 – 3x5 – x3 – 7x2 + 2x + 10
= (3x5 – 3x5) – 2x4 – x3 + (7x2 – 7x2) + (3x + 2x) + (–10 + 10)
= –2x4 – x3 + 5x
S(x) = –2x4 – x3 + 5x là đa thức bậc 4 với hệ số cao nhất là –2 và hệ số tự do là 0.
D(x) = P(x) – Q(x)
= (3x5 – 2x4 + 7x2 + 3x – 10) − (–3x5 – x3 – 7x2 + 2x + 10)
= 3x5 – 2x4 + 7x2 + 3x – 10 + 3x5 + x3 + 7x2 – 2x – 10
= (3x5 + 3x5 ) – 2x4 + x3 + (7x2 + 7x2)+ (3x – 2x) + (–10 – 10)
= 6x5 – 2x4 + x3 + 14x2 + x – 20
D(x) = 6x5 – 2x4 + x3 + 14x2 + x – 20 là đa thức bậc 5 với hệ số cao nhất là 6 và hệ số tự do là – 20
b) Xét đa thức S(x):
+) Thay x = – 1 vào đa thức S(x) ta được:
S(0) = –2.(– 1)4 – (– 1)3 + 5.(– 1) = – 6 ≠ 0
Do đó x = – 1 không là nghiệm của đa thức S(x).
+) Thay x = 0 vào đa thức S(x) ta được:
S(0) = –2.04 – 03 + 5.0 = 0
Do đó x = 0 là nghiệm của đa thức S(x).
+) Thay x = 1 vào đa thức S(x) ta được:
S(0) = –2.14 – 13 + 5.1 = 2 ≠ 0
Do đó x = 1 không là nghiệm của đa thức S(x).
Xét đa thức D(x):
+) Thay x = – 1 vào đa thức D(x) ta được:
D(1) = 6.(– 1)5 – 2.(– 1)4 + (– 1)3 + 14.(– 1)2 + (– 1) – 20 = – 6 – 2 – 1 + 14 – 1 – 20 = – 16 ≠ 0.
Do đó x = – 1 không là nghiệm của đa thức D(x).
+) Thay x = 0 vào đa thức D(x) ta được:
D(1) = 6.05 – 2.04 + 03 + 14.02 + 0 – 20 = – 20 ≠ 0
Do đó x = 0 không là nghiệm của đa thức D(x).
+) Thay x = 1 vào đa thức D(x) ta được:
D(1) = 6.15 – 2.14 + 13 + 14.12 + 1 – 20 = 6 – 2 + 1 + 14 + 1 – 20 = 0
Do đó x = 1 là nghiệm của đa thức D(x).
Vậy x = 0 là nghiệm của đa thức S(x) và x = 1 là nghiệm của đa thức D(x).
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 27: Phép nhân đa thức một biến
Bài 28: Phép chia đa thức một biến
Ôn tập chương 7
Bài 29: Làm quen với biến cố
Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố
Ôn tập chương 8