Cho đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0. a) Lập phương trình tham số của đường thẳng d
338
10/06/2023
Bài 4 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Cho đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0.
a) Lập phương trình tham số của đường thẳng d.
b) Tìm tọa độ điểm M thuộc d sao cho OM = 5 với O là gốc tọa độ.
c) Tìm tọa độ điểm N thuộc d sao cho khoảng cách từ N đến trục hoành Ox là 3.
Trả lời
a) Đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0.
Suy ra d có một vectơ pháp tuyến là .
Do đó d có một vectơ chỉ phương là .
Với y = 0 thay vào phương trình tổng quát của d ta được: x – 2 . 0 – 5 = 0 ⇔ x = 5.
Suy ra điểm A(5; 0) thuộc đường thẳng d.
Đường thẳng d đi qua điểm A(5; 0) và có một vectơ chỉ phương là .
Vậy phương trình tham số của đường thẳng d là (t là tham số).
b) Vì điểm M thuộc đường thẳng d nên ta gọi tọa độ điểm M(5 + 2t; t).
Với O là gốc tọa độ, ta có: , suy ra .
Theo bài ra ta có OM = 5.
Do đó:
⇒ (5 + 2t)2 + t2 = 25 (bình phương cả hai vế)
⇔ 25 + 20t + 4t2 + t2 = 25
⇔ 5t2 + 20t = 0
⇔ t2 + 4t = 0
⇔ t(t + 4) = 0
⇔ t = 0 hoặc t = – 4.
+ Với t = 0 thì tọa độ M(5; 0).
+ Với t = – 4 thì tọa độ M(– 3; – 4).
Vậy M(5; 0) hoặc M(– 3; – 4) thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.
c) Vì điểm N thuộc đường thẳng d nên gọi tọa độ điểm N(5 + 2t; t).
Gọi hình chiếu của N lên trục hoành Ox là E.
E thuộc trục hoành nên E có tung độ bằng 0 và E là hình chiếu của N lên Ox nên hoành độ của điểm E bằng hoành độ của điểm N.
Suy ra tọa độ của điểm E là E(5 + 2t; 0).
Khoảng cách từ N đến trục hoành Ox chính bằng đoạn thẳng NE.
Do đó NE = 3.
Ta có:
Suy ra .
Do đó: |t| = 3, suy ra t = 3 hoặc t = – 3.
+ Với t = 3 thì N(11; 3).
+ Với t = – 3 thì N(– 1; – 3).
Vậy N(11; 3) hoặc N(– 1; – 3) thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tọa độ của vectơ
Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
Bài 3: Phương trình đường thẳng
Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Bài 5: Phương trình đường tròn
Bài 6: Ba đường conic