Cho đường thẳng ∆ có phương trình tổng quát ax + by + c = 0 (a hoặc b khác 0). Nêu nhận xét về vị trí tương đối của đường thẳng ∆ với các trục tọa độ
340
10/06/2023
Hoạt động 5 trang 76 Toán lớp 10 Tập 2: Cho đường thẳng ∆ có phương trình tổng quát ax + by + c = 0 (a hoặc b khác 0). Nêu nhận xét về vị trí tương đối của đường thẳng ∆ với các trục tọa độ trong mỗi trường hợp sau:
a) b = 0 và a ≠ 0.
b) b ≠ 0 và a = 0.
c) b ≠ 0 và a ≠ 0.
Trả lời
a) Nếu b = 0 và a ≠ 0 thì phương trình đường thẳng ∆ trở thành ax + c = 0.
Khi đó đường thẳng ∆ song song hoặc trùng với trục Oy và cắt trục Ox tại điểm (−ca;0)

b) Nếu b ≠ 0 và a = 0 thì phương trình đường thẳng ∆ trở thành by + c = 0.
Khi đó đường thẳng ∆ song song hoặc trùng với trục Ox và cắt trục Oy tại điểm (0;−cb)

c) Nếu b ≠ 0 và a ≠ 0 thì phương trình đường thẳng ∆ có thể viết thành
.y=−abx−cb
Khi đó, đường thẳng ∆ là đồ thị hàm số bậc nhất y=−abx−cb với hệ số góc k=−ab.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tọa độ của vectơ
Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
Bài 3: Phương trình đường thẳng
Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Bài 5: Phương trình đường tròn
Bài 6: Ba đường conic