Các mốc khám thai mẹ bầu không nên bỏ qua và những dấu hiệu bất thường cần lưu ý trong thai kỳ

Khám thai là một công việc cực kỳ cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Thai phụ cần ghi nhớ 10 mốc khám thai quan trọng sau đây và chủ động đi khám đúng lịch để kịp thời phát hiện các bất thường trong thai kỳ.

10 mốc khám thai bà bầu cần ghi nhớ

Video Các mốc khám thai định kỳ quan trọng

1. Khám thai lần đầu: khoảng tuần thứ 5 - 8 Khám thai lần đầu. Nguồn ảnh: babypalooza.comKhám thai lần đầu. Nguồn ảnh: babypalooza.com

Việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi bà bầu có thai khoảng 5 – 8 tuần. Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số đánh giá sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
  • Có thể xét nghiệm xét nghiệm máu về hormone bHcg trong các trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai hoặc là siêu âm có biểu hiện thai bất thường.
  • Kiểm tra huyết áp biết thai phụ có bị cao huyết áp hay không và có biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung...
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh sau: bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,...

Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai, tư vấn lối sống, dặn dò các loại thuốc và thực phẩm cần tránh trong thai kỳ,...

2. Lần khám thai thứ 2: Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày

Siêu âm đo độ mờ da gáy. Nguồn ảnh: prenatalscreeningontario.caSiêu âm đo độ mờ da gáy. Nguồn ảnh: prenatalscreeningontario.caTrong lần khám thai thứ 2, bác sĩ sẽ thực kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.

Bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm xét nghiệm Double test và siêu âm kiểm tra các bất thường lớn có thể gặp ở tuổi thai này ví dụ như: Thai vô sọ, thoát vị rốn, bàng quang lớn..., đặc biệt là siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá thai nhi có nguy cơ bị Down (và một số bệnh bất thường về nhiễm sắc thể như bệnh Edward hoặc Patau) hay không. 

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền, bác sĩ sẽ tư vấn những xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác bệnh ví dụ như : xét nghiệm NIPT (xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn) hoặc sinh thiết gai nhau... Xét nghiệm NIPT với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi và có thể thực hiện sớm từ tuần thứ 8 trở đi. NIPT được khuyến cáo chỉ định với các đối tượng có nguy cơ cao và thậm chí có thể là lựa chọn đầu tay cho các mẹ bầu trong sàng lọc lệch bội ở quý 1.

3. Lần khám thai thứ 3: từ tuần 16-22

Chọc ối được chỉ định vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ nếu nghi ngờ có bất thường. Nguồn ảnh: hopkinsmedicine.orgChọc ối được chỉ định vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ nếu nghi ngờ có bất thường. Nguồn ảnh: hopkinsmedicine.org

  • Khi khám thai lần 3, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra thường quy như: cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,...để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu chưa được thực hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test, đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 18) của thai kỳ. Xét nghiệm này để sàng lọc các bệnh như ở quý 1 thai kì nhưng có độ nhạy thấp hơn so với Double test.

Chọc ối: Nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Thai phụ cũng cần lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ gây sảy thai nhưng với tỷ lệ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1%.

4. Lần khám thai thứ 4: trong khoảng thời gian từ tuần 22-28

Đây là khoảng thời gian thích hợp để tiêm mũi vắc xin phòng uốn ván đầu tiên cho mẹ bầu. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.comĐây là khoảng thời gian thích hợp để tiêm mũi vắc xin phòng uốn ván đầu tiên cho mẹ bầu. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com

Để theo dõi thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá sau:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Đo khoảng cách từ đá tử cung xuống xương mu (được gọi là đo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ) để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp thời phát hiện đái tháo đường thai kỳ và can thiệp bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và có thể dùng thêm insulin
  • Tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên

5. Lần khám thai thứ 5: từ tuần 28-32

Bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị tật quý 3 của thai kì để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2.

6. Lần khám thai thứ 6: từ tuần 32-34

Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non-stress để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

7. Lần khám thai thứ 7: từ tuần 34-36

Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai thứ 6 để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.

8. Lần khám thai thứ 8,9,10: từ tuần 36 đến tuần 39

Non-stress test. Nguồn ảnh: healthline.comNon-stress test. Nguồn ảnh: healthline.com

Đây là giai đoạn quan trọng vì thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ. Ở giai đoạn này thai phụ sẽ phải đi khám thai mỗi tuần 1 lần. Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy như siêu âm, xét nghiệm máu để chuẩn bị cho cuộc sinh, nước tiểu, thực hiện Non-stress test và kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xem thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho thai phụ cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện.

Thực hiện làm Non stress test hay còn gọi là đo tim thai: dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai nhi. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Các dấu hiệu bất thường bà bầu cần đi khám ngay

Dấu hiệu bất thường khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của bà bầu và thai nhi. Đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây.

Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh

 Chảy máu khi mang thai. Nguồn ảnh: myexpertmidwife.comChảy máu khi mang thai. Nguồn ảnh: myexpertmidwife.com

Mặc dù cổ tử cung giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và đôi khi sẽ có một chút máu đi kèm ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Thế nhưng nếu lượng máu âm đạo chảy liên tục kèm theo sốt, đau hoặc ớn lạnh thì hãy nhập viện để được kiểm tra ngay.

Bởi vì nó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm, thậm chí dọa sảy, sảy thai.

Bà bầu nhức đầu, choáng ngất và chóng mặt

Nhức đầu, chóng mặt và đôi khi ngất trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể do ốm nghén, tình trạng liên quan đến huyết áp.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy chóng mặt, mờ mắt, đau đầu dữ dội hay thường xuyên ngất xỉu thì đây có thể là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai, là triệu chứng mất nước và động thai.

Lúc này, bà bầu nên:

  • Uống chút nước ấm và ngồi yên, không nên đi lại nhiều và nên nằm nghiêng bên trái;
  • Gọi bác sĩ và được thăm khám kịp thời.

Bà bầu thường xuyên đi tiểu gắt và đau buốt

 Đi tiểu thường xuyên. Nguồn ảnh: parents.comĐi tiểu thường xuyên. Nguồn ảnh: parents.com

Mặc dù đi tiểu thường xuyên là triệu chứng phổ biến trong quá trình mang thai do thai nhi ngày một lớp và di chuyển xuống dưới chèn ép bàng quang. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đi tiểu gắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây ra tình trạng sinh non hoặc trẻ thiếu cân.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bà bầu có những triệu chứng này để điều trị ngay.

Để phòng bệnh, hãy:

  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiết niệu mà rất tốt cho mẹ trong thời kỳ mang thai;
  • Mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh vùng kín thật tốt;
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton mềm và sạch sẽ.

Những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng

Mang thai khiến vùng chậu phải chịu nhiều áp lực và có thể đau nhẹ vào giai đoạn sau của thai kỳ.

Thế nhưng nếu mẹ bị những cơn đau nghiêm trọng, liên tục kèm theo sốt thì đây là dấu hiệu bất thường khi mang thai, có thể là dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng vùng chậu. Hãy:

  • Cố gắng uống nhiều nước;
  • Gọi bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời!

Nôn kèm sốt hoặc đau

Buồn nôn vào mỗi sáng là triệu chứng điển hình của các thai phụ khi ốm nghén nhưng nếu nôn nhiều hơn một lần một ngày kèm theo sốt và đau thì nên gặp bác sĩ.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến thai phụ mất khả năng dung nạp thức ăn thì chắc chắn sẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng cho cả mẹ và bé.

Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 39 độ C: Dấu hiệu bất thường khi mang thai 

Sốt khi mang bầu. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.comSốt khi mang bầu. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com

Sốt cao khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho bản thân thai phụ và cả cho bé.

Nhiệt độ cơ thể luôn cần được duy trì ổn định, nếu gián đoạn thì có thể dẫn đến sẩy thai.

Sốt cao là dấu hiệu bất thường khi mang thai, nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nào đó mà mẹ bầu đang mắc phải.

Dịch âm đạo tiết bất thường

Nếu dịch âm đạo đậm đặc và tiết ra với mật độ quá nhiều kèm những cơn co thắt trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức.

Điều này thông thường là dấu hiệu sinh non.

Bàn tay, bàn chân hoặc mặt đột ngột sưng

Về cuối thai kỳ, bàn tay, chân hoặc mặt của người mẹ có thể phù nhẹ do tăng cân hoặc “xuống máu”. Nhưng nó chỉ từ từ và ở mức nhẹ.

Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba mà bàn tay và khuôn mặt của bạn bị sưng lên đáng kể hoặc đột ngột thì chứng tỏ là cơ thể bạn đang giữ nước trên mức bình thường.

Đây chính là một trong những dấu hiệu tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và đòi hỏi thăm khám ngay.

Thai nhi thiếu vận động: Dấu hiệu bất thường khi mang thai cần đi khám ngay

Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của thai nhi một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ các giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ.

Nếu người mẹ thử để ý mà không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của bé thì nên uống một ly nước trái cây (loại đường tự nhiên có thể thúc đẩy em bé chuyển động), sau đó nằm nghiêng bên trái trong một căn phòng yên tĩnh khoảng 30 phút.

Nếu sau khi thử tiếp lần thứ hai mà mẹ vẫn  không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện ngay.

Các dấu hiệu bất thường khi mang thai cần cấp cứu lập tức

Nguồn ảnh: pec.cochrane.orgDấu hiệu bất thường khi mang thai. Nguồn ảnh: pec.cochrane.org

Các dấu hiệu bất thường khi mang thai cần cấp cứu ngay bao gồm:

Sảy thai – mất em bé trước 20 tuần tuổi: Sảy thai không thể ngăn chặn được một khi nó đã bắt đầu. Người mẹ cần điều trị nhiễm trùng, hoặc loại bỏ các mô còn sót lại để không gây nhiễm trùng.

Thai ngoài tử cung: Thai làm tổ ở ống dẫn trứng trứng thay vì tử cung. Rơi vào trường hợp này, nếu không được phát hiện kịp thời, nó có thể dẫn đến vỡ ống dẫn trứng gây chảy máu nghiêm trọng và mẹ có thể giảm hoặc mất khả năng mang thai trong tương lai. Vì vậy, mẹ cần đi khám thai sớm ngay khi phát hiện có thai để xử lý kịp thời trong trường hợp thai ngoài tử cung.

Bóc tách nhau thai: Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh gây chảy máu nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần được cấp cứu và hỗ trợ kịp thời. 

Tiền sản giật: Huyết áp cao khi mang thai gây ra sự phù nề hoặc sưng do giữ nước. Nó có thể dẫn đến suy thận và gan đồng thời tiến triển thành tiền sản giật có thể gây tử vong cho mẹ và em bé.

Vỡ ối sớm: Mẹ có thể có các cơn co thắt hoặc bắt đầu chuyển dạ nếu như thai nhi chưa được 37 tuần dẫn đến rò rỉ nước ối,  hoặc nhiễm trùng túi ối. Mẹ cần được cấp cứu và xử lý ngay bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.

Lời khuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông, người mẹ nên:

  • Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ;
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ;
  • Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường;
  • Những người mẹ có nguy cơ trước đó cần phải trao đổi với bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống xấu nhất.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!